Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

Vấn đề tạo động lực cho NLĐ nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công việc đã được nhiều tác giả quan tâm. Đây là một đề tài có lĩnh vực nghiên cứu rộng và được tiếp cận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trên thế giới, có thể kể đến các học thuyết nội dung (của tác giả Maslow, Alderfer,…) chỉ ra cách tiếp cận nhu cầu NLĐ quản lý; nhóm học thuyết q trình (của tác giả Adams,Vroom,…) tìm hiểu lý do mà mọi người thể hiện hành động khác nhau trong công việc... Năm 1968, tác giả Porter và Lauder đã kết hợp các học thuyết trên, đưa ra một mơ hình tổng thể trong tạo động lực. Ngồi ra cịn có các quan điểm khác nhau được đưa ra bởi tác giả Maier và Lauler (1973), Bedeian (1993), Kreitner (1995) và khẳng định tạo động lực cho NLĐ giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Một số tài liệu đề cập đến hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực: nhóm yếu tố thuộc bản thân NLĐ và nhóm yếu tố mơi trường.

Ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX, vấn đề tạo động lực lao động bắt đầu thu hút được nhiều nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm, nghiên cứu như: Tác giả Đỗ Minh Cương - Phong Kỳ Sơn (1995) nghiên cứu về vai trò của con người trong quản lý doanh nghiệp đã đánh dấu vai trò quyết định của con người trong quản lý doanh nghiệp, tác giả Nguyễn Linh Khiếu (1999) nghiên cứu về lợi ích, động lực để phát triển xã hội đã đưa ra phân tích về các lợi ích và động lực trong việc thúc đẩy sự phát triển của tổ chức và xã hội nói chung.

Về đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được thực hiện như: “Vấn đề

phát huy và sử dụng đúng đắn vai trò động lực của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội” (mã số KX.07.13 - Chủ nhiệm Lê Hữu Tầng) đã làm rõ tiềm năng nguồn

lực con người Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy vai trò động lực của con người trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luận án tiến sỹ “Vai trò động lực của nhu cầu và vấn đề chủ động định hướng

hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức nhu cầu” - tác giả Lê Thị Kim Chi (2002) đã phân tích nội dung hoạt động của con người và vai trò động lực của nhu cầu đối với sự phát triển kinh tế xã hội, làm rõ các căn cứ để xác định những nhu cầu cấp bách hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu này nhằm phát huy vai trò động lực của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tác giả Lê Đình Lý (2010), luận án tiến sỹ “Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” đã hệ thống hóa,

làm rõ những vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng về động lực và chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã (trên địa bàn tỉnh Nghệ An), đồng thời đề xuất một số quan điểm và giải pháp hồn thiện chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là đối tượng cụ thể mà chưa mở rộng cho tất cả các đối tượng lao động. Do đó, việc vận dụng phải có sự chọn lọc cho phù hợp với đặc thù và hoàn cảnh khác nhau với mỗi đối tượng khác nhau.

Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan (2015), luận án tiến sỹ “Hồn thiện hệ thống

cơng cụ tạo động lực cho cơng chức ở các cơ quan hành chính nhà nước” hệ thống

hóa một cách cơ bản lý luận về động lực, tạo động lực cho người lao động, những học thuyết cơ bản về động lực và tạo động lực; phân tích các học thuyết tạo động lực theo phân loại học thuyết nội dung, học thuyết công cụ và học thuyết quá trình với từng nhóm tác giả tiêu biểu để thấy được ưu và nhược điểm của từng loại học thuyết. Đề tài cũng đã đề xuất được các giải pháp tổng thể và cụ thể để hồn thiện hệ thống cơng cụ tạo động lực cho cơng chức hành chính nhà nước theo phương pháp tiếp cận hệ thống. Nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ của các cơng cụ tạo động lực trong tồn hệ thống, đề tài khẳng định, chính việc áp dụng rời rạc, thiếu gắn kết và không xác định được công cụ trung tâm là nguyên nhân khiến công tác tạo động lực cho công chức HCNN không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác cải cách HCNN, cải cách nền công vụ. Chỉ khi việc áp dụng các công cụ tạo động lực được triển khai hệ thống, đồng bộ, thống

nhất; phải tìm ra cơng cụ trung tâm của hệ thống, làm nền tảng tiền đề cho áp dụng hiệu quả các công cụ khác trong hệ thống thì hiệu quả tạo động lực cho công chức HCNN mới thực sự đạt kết quả cao.

Kết luận chƣơng 1

Sự phát triển của nền kinh tế - xã hội cùng với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật làm cho các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người tăng theo. Tạo động lực lao động để kích thích tính tích cực lao động, tính tích cực xã hội của NLĐ, làm cho họ năng động, thiện chí, cầu tiến, từ đó có những sáng tạo, có ý thức làm việc vì tổ chức.

Trong chương 1, những nội dung chủ yếu đã được trình bày như sau:

- Một là, hệ thống hóa một số khái niệm cơ bản liên quan về động lực, tạo động lực, cán bộ công chức cấp xã, các yếu tố để phân tích tạo động lực dựa trên thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow và học thuyết về sự công bằng của J. Stacy Adams để hiểu rõ và áp dụng vào phân tích thực trạng tạo động lực cho cán bộ cơng chức hành chính cấp xã, nhu cầu của NLĐ và các biện pháp kích thích nhu cầu về vật chất và nhu cầu tinh thần đối với NLĐ.

- Hai là, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng bên trong, bên ngoài tổ chức và bản thân NLĐ đến q trình tạo động lực. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến động lực của NLĐ, tùy theo thời điểm, theo thời gian, không gian NLĐ sẽ chịu sự chi phối của những nhân tố nào nhiều hơn, quan trọng hơn. Các nhu cầu của NLĐ không ngừng biến đổi và thay đổi về mức độ, vì vậy các tác động cũng thay đổi theo. Tùy vào tình hình thực tế để người quản lý có những biện pháp, chính sách tạo động lực phù hợp.

- Ba là, tìm hiểu kinh nghiệm của các địa phương, các nghiên cứu liên quan, cơ cấu tổ chức tương tự, để từ đó đối chiếu, rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Tư Nghĩa tỉnh Quảng Ngãi góp phần thúc đẩy CBCC hành chính cấp xã để phát huy tốt nhất nguồn lực hiện có.

Các nội dung trình bày ở Chương 1 là cơ sở cần thiết để tác giả xây dựng, tiến hành nghiên cứu thực tiễn tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã của huyện Tư Nghĩa và đưa ra giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã và nâng cao chất lượng đội ngũ trong các chương tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC VÀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA HUYỆN TƢ NGHĨA,

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)