Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyệnTư Nghĩa, tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 65)

2.1.2.1. Thực trạng về quy mô cán bộ công chức cấp xã của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Huyện Tư Nghĩa có 13 xã và 02 thị trấn. Số liệu bảng 2.1 cho thấy số lượng CBCC cấp xã của huyện Tư Nghĩa từ năm 2013 đến năm 2016 tương đối ổn định (năm 2014 là 310 người; năm 2015 là 319 người, năm 2016 là 339; năm 2017 là 370 người;); Tính đến cuối năm 2017, đội ngũ cán bộ, cơng chức tại các xã, thị trấn có 370 người, trong đó cán bộ là: 160 người chiếm tỷ lệ 44,30%; công chức là 206 người chiếm 55,7%. Số lượng cơng chức có sự biến động đáng kể từ năm 2015 đến năm 2017 (từ 319 người năm 2015 sang năm 2017 là 370 người, tăng 51 người), nguyên nhân là do điều chỉnh lại số lượng công chức ở một số chức danh và thị trấn La Hà mở rộng được công nhận đô thị loại 5. Thị trấn La Hà có vai trị là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của huyện Tư Nghĩa với diện tích 4,67km2, dân số khoảng 11.400 người. Khơng chỉ là trung tâm hành chính của huyện, thị trấn La Hà là đầu mối giao thông quan trọng giữa các xã, thị trấn trong huyện và là đô thị vệ tinh hỗ trợ cho TP.Quảng Ngãi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.. Số lượng cán bộ, công chức trong 5 năm trở lại được thể hiện qua bảng 2.1:

Bảng 2.1: Số lƣợng cán bộ, công chức xã của huyện Tƣ Nghĩa trong giai đoạn 2014-2017

ĐVT: Người

Đối tƣợng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL % SL % SL % SL %

Cán bộ,

công chức 310 100 319 100 339 100 370 100 Cán bộ 142 45,89 137 42,90 139 41 164 44,30 Công chức 168 54,11 182 57,10 200 59 206 55,70

(Nguồn: Phịng Nội vụ huyện Tư Nghĩa)

Hình 2.1. Quy mô CBCC cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa trong giai đoạn 2014 - 2017

2.1.2.2. Thực trạng về cơ cấu cán bộ công chức cấp xã của huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi

Cơ cấu CBCC thường được hiểu như là cấu trúc của nguồn nhân lực, bao gồm các thành tố phân loại theo một tiêu chí nào đó cùng với tỉ trọng tương quan giữa các thành tố đó.

Số lượng cán bộ hành chính là nam giới vẫn chiếm tỷ lệ đa số trong số lượng CBCC cấp xã huyện Tư Nghĩa. Tỷ lệ nguồn nhân lực là nam vẫn chiếm trên 72,2% tổng số nhân lực, tỷ lệ cán bộ là nữ cũng tăng trong thời gian qua. Có thể thấy rằng trong thời gian qua huyện Tư Nghĩa đã tập trung phát triển nguồn nhân lực hành chính là nam giới, khơng ngừng nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực nam để nâng cao chất lượng công việc. Năm 2014, tỷ lệ nguồn nhân lực là nữ là 25,05%, và đến năm 2017 thì tỷ lệ CBCC nữ là 24,50%. Cơ cấu CBCC cấp xã huyện Tư Nghĩa theo giới tính được minh họa theo bảng sau:

Bảng 2.2: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ công chức cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa theo giới tính trong giai đoạn 2014 – 2017

ĐVT: Người

Đối tƣợng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

SL % SL % SL % SL %

Cán bộ, công chức 310 100 319 100 339 100 370 100 Nam 232 74,95 227 71,20 245 72,13 272 73,50

Nữ 78 25,05 92 28,80 94 27,87 98 24,50

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tư Nghĩa)

- Cơ cấu nguồn CBCC cấp xã theo độ tuổi:

Nguồn nhân lực hành chính tại huyện Tư Nghĩa được chia thành 3 nhóm tuổi cơ bản sau:

Dưới 30 tuổi: Số lượng nhân lực hành chính dưới 30 tuổi ln chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong cơ cấu nguồn nhân lực của huyện. Trong 5 năm qua, huyện Tư Nghĩa tích cực tuyển dụng những cán bộ trẻ tham gia vào hoạt động quản lý, tuy nhiên số CBCC trong độ tuổi này có xu hướng giảm do các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa thực hiện Công văn số 2843 ngày 29.7.2014 của Bộ Nội vụ về thực hiện đúng quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức nêu rõ: Không thực hiện việc ký kết hợp đồng, để làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong các cơ quan, tổ chức đơn vị hành chính. Và Công văn số 2681 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 9.4.2018, có yêu cầu các cơ quan, đơn vị hành chính

chấm dứt HĐLĐ với người lao động ký HĐLĐ làm việc chun mơn, nghiệp vụ có tính chất thường xuyên từ năm 2019 trở đi. Cụ thể đến năm 2017, tỷ lệ nguồn nhân lực dưới 30 tuổi của huyện là 39 CBCC, chiếm tỷ lệ 10,55%, giảm so với năm 2014 là 16,14%%.

Bảng 2.3: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ công chức cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa theo độ tuổi trong giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: Người Độ tuổi Năm 2014 2015 2016 2017 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng cộng 310 100 319 100 339 100 370 100 Từ 30 tuổi trở xuống 50 16,14 45 14,26 37 10,85 39 10,55 Từ 31 đến 45 tuổi 154 49,78 156 48,74 182 53,77 182 49,15 Từ 46 đến 60 tuổi 106 34,08 118 37 120 35,38 149 40,3 (Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tư Nghĩa)

Hình 2.2. Cơ cấu CBCC cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa theo độ tuổi trong giai đoạn 2014 - 2017

Từ 30 – 40 tuổi: Đây là độ tuổi tập trung nhiều nguồn nhân lực hành chính nhất của huyện Tư Nghĩa. Tỷ lệ đội ngũ cán bộ hành chính có độ tuổi từ 31 – 45 tuổi luôn chiếm đa số, khoảng trên 50% trong tổng số nguồn nhân lực hành chính của huyện. Tỷ lệ này có xu hướng tăng qua các năm, bởi vì độ tuổi từ 31 – 45 là độ tuổi lý tưởng để nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, phát triển sự nghiệp và nhân lực hành chính có nhiệt huyết và độ trưởng thành để phát triển sự nghiệp.

Từ 46 đến 60 tuổi: Số lượng cán bộ hành chính nằm trong độ tuổi này ở huyện Tư Nghĩa có xu hướng giảm trong thời gian qua. Năm 2014 tỷ lệ này là 34,08% đến năm 2016, con số này là 35,38%, và đến năm 2017 có 149 CBCC có độ tuổi từ 46 đến 60 tuổi, chiếm tỷ lệ là 40,3%. Trong thời gian qua cùng với xu thế phát triển của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước huyện Tư Nghĩa ln cố gắng trẻ hóa nguồn nhân lực hành chính, qua đó nâng cao động lực cho nguồn nhân lực hành chính tồn huyện.

- Cơ cấu nguồn CBCC cấp xã theo trình độ chun mơn:

Phân tích thực trạng về trình độ chun mơn của đội ngũ CBCC thực chất là việc đánh giá về chất lượng đội ngũ, xem xét mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ chun mơn, năng lực cần có của đội ngũ để đảm nhận cơng việc, đánh giá lại công tác đào tạo, phát triển trong thời gian qua và hiệu quả tích cực, hạn chế của nó, qua đó có kế hoạch, chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian đến. Mặc dù ở cấp cơ sở, xã, thị trấn nhưng người cán bộ, công chức phải là người có trình độ chun mơn, phải có tri thức, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo từng lĩnh vực nghề nghiệp, từng cương vị cơng tác địi hỏi tất yếu đối với người cán bộ chuyên nghiệp. Khơng có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, người cán bộ khó có thể khẳng định uy lực của mình trong hoạt động thực tiễn. Hơn nữa, việc xác định trình độ, chuyên mơn của cán bộ, cơng chức có ý nghĩa rất lớn trong việc phân tích đặc điểm của mỗi cán bộ, cơng chức để bố trí, sắp xếp cơng việc cho hợp lý, phù hợp với sở trường và năng lực chuyên môn của từng người. Về trình độ học vấn, chuyên môn, trong những năm qua ở xã, thị trấn có nhiều chuyển biến tích cực qua số liệu như sau:

Bảng 2.4: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ công chức cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa theo trình độ chun mơn trong giai đoạn 2014 - 2017

ĐVT: Người Trình độ chun mơn Năm 2014 2015 2016 2017 SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) Tổng cộng 310 100 319 100 339 100 370 100

Chưa qua đào tạo 26 8,44 10 3,42 4 1,23 3 0,78

Sơ cấp 34 10,88 17 5,32 9 2,33 5 1,28

Trung cấp 124 40,06 115 35,97 104 30,82 111 30,04

Cao đẳng 37 12,06 77 24,19 45 13,28 41 11,13

Đại học 89 28,56 97 30,1 172 50,84 202 54,7

Sau đại học (thạc sĩ) 0 0 3 1 5 1,50 8 2,07

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tư Nghĩa)

Trình độ sau đại học: Có thể thấy rằng, số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ ở huyện Tư Nghĩa cịn ít, nhưng cũng có sự gia tăng đáng kể trong 3 năm gần đây từ 2015 đến năm 2017 mới có 8 CBCC cấp xã có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 2,07% trong tổng nguồn CBCC cấp xã của huyện. Nguyên nhân có sự gia tăng số lượng CBCC có trình độ sau đại học là do nhiều trường Đại học trên địa bàn tỉnh mở các lớp đào tạo với đủ các chuyên ngành, lịch học vào cuối tuần nên thuận lợi cho CBCC nâng cao trình độ. Về trình độ đại học đến năm 2017 có 202 CBCC cấp xã của huyện đã có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 54,7%. Nguồn CBCC cấp xã của huyện có trình độ đại học và có xu hướng tăng nhanh qua các năm, từ 28,56% vào năm 2014 và tăng lên 54,7% vào năm 2017. Như vậy, phần lớn nguồn nhân lực hành chính ở huyện đều có trình độ đại học và số CBCC có trình độ đại học tăng là do yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ của sở Nội vụ và CBCC có trình độ trung cấp, cao đẳng dễ dàng liên thơng lên đại học theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số lượng cán bộ cơng chức có trình độ sơ cấp ngày càng giảm mạnh. Từ 34 người năm 2014, đến năm 2017 con số này cịn là 5 người. Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, huyện Tư Nghĩa luôn cố gắng nâng cao chất lượng đào tạo của nguồn CBCC cấp xã trên tồn huyện. Huyện ln tạo mọi điều kiện thuận lợi để CBCC có cơ hội trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ năng lực chun mơn. Chất lượng của nguồn nhân lực ngày càng tăng cường và được cải tiến.

- Cơ cấu nguồn CBCC cấp xã theo trình độ lý luận chính trị:

Bảng 2.5: Số lƣợng và cơ cấu cán bộ công chức cấp xã của huyện Tƣ Nghĩa theo trình độ lý luận chính trị trong năm 2016 - 2017

ĐVT: Người

Trình độ chính trị Tổng số Tỷ trọng (%)

Năm 2016 339 100

Chưa qua đào tạo 54 15,80

Sơ cấp 87 25,60

Trung cấp 183 54,29

Cao cấp 15 4,31

Năm 2017 370 100

Chưa qua đào tạo 54 14,68

Sơ cấp 97 26,21

Trung cấp 202 54,69

Cao cấp 17 4,42

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tư Nghĩa)

Người cán bộ, cơng chức nói chung và cán bộ, công chức xã, thị trấn nói riêng phải luôn tin tưởng và trung thành với Đảng, với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bản lĩnh chính trị vững vàng là cơ sở cho việc xử lý một cách tỉnh táo các tình huống phát sinh trong thực

tiễn. Đây chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của đội ngũ cán bộ, công chức trong việc xử lý các tình huống, vấn đề nhạy cảm thường xuyên xảy ra ở cơ sở và đây cũng chính là thước đo lịng tin, uy tín, sự tín nhiệm của người dân đối với họ. Trong những năm qua, chất lượng cán bộ, công chức xã, thị trấn được nâng lên về nhận thức thơng qua trình độ lý luận chính trị được đào tạo tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị khu vực 3 tại thành phố Đà Nẵng. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ nhân lực hành chính của huyện cịn khá thấp, chủ yếu là trình độ sơ cấp. Tuy nhiên trong 2 năm qua, huyện đã có những chính sách hợp lý để nâng cao trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực hành chính của địa phương. Số lượng cán bộ có trình độ lý luận sơ cấp ngày càng giảm, số lượng cán bộ có trình độ trung cấp tăng nhanh. Số lượng cán bộ có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp cũng tăng lên trong thời gian qua tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm.

Số CBCC cấp xã trên địa bàn huyện có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp tăng chậm qua từng năm, nếu năm 2016 trên địa bàn huyện chỉ có 15 CBCC có trình độ cao cấp, chiếm tỷ lệ 4,31% thì đến năm 2017 con số này tăng lên là 17 người, chiếm tỷ lệ 4,42%. Ở trình độ trung cấp lý luận chính trị, số nhân lực ở trình độ này có tăng nhưng tăng chậm năm 2016 chiếm tỷ lệ 54,29 % và đến năm 2017 chiếm tỷ lệ 54,69%. Số lượng nhân lực chưa qua đào tạo về lý luận chính trị giảm và số lượng nhân lực được đào tạo về mặt lý luận chính trị trên địa bàn huyện tăng qua từng năm trong giai đoạn 2014 – 2017 là do chính sách tăng cường đào tạo nhân lực của huyện được áp dụng chặt chẽ, tổ chức các lớp bồi dưỡng kịp thời. Như vậy, so với quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, thì chất lượng và trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định, thể hiện chính sách tạo động lực trong cơng tác đào tạo, bồi dưỡng về chính trị chưa được tốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)