1.1. Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức
1.1.5.1. Nhân tố thuộc về cá nhân cán bộ, công chức
- Nhu cầu của người lao động: Mỗi người lao động tùy vào quan điểm, tùy vào từng thời điểm có mong muốn được thỏa mãn những nhu cầu riêng của mình để tồn tại và phát triển. Có thể chia nhu cầu của người lao động thành nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, hai loại nhu cầu này ln ln có xu hướng tìm cách thỏa mãn tốt nhất. Người quản lý cần phải xác định được nhu cầu của từng nhóm người lao động để có biện pháp phù hợp thỏa mãn nhu cầu cho họ nhằm đem lại động lực lao động.
- Trình độ, năng lực của người lao động: Người lao động càng có trình độ, năng lực và kinh nghiệm cao thì họ càng tự tin đảm nhận cơng việc ở mức cao hơn. Nhu cầu được tôn trọng và tự khẳng định mình là rất cao. Để tạo động lực lao động, người quản lý cần bố trí lao động hợp lý, tạo điều kiện để người lao động phát huy được hết các tiềm năng của mình. Hoạt động của cán bộ, công chức xã, phường là hoạt động đặc thù của chính quyền cấp cơ sở nên cần có năng lực, có phẩm chất đạo đức, khả năng tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh, không tham nhũng, không ức hiếp dân. Để hoạt động đó có hiệu quả cao, địi hỏi người cán bộ, cơng chức có những u cầu sau:
- Có trình độ chun môn đáp ứng yêu cầu mới xã hội: Cụ thể là: hiểu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hiểu cách vận dụng vào việc các văn bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến nhiệm vụ được giao nắm được các yêu cầu về cải cách hành chính hiểu rõ cách thức thực hiện công việc theo chuyên môn.
- Thành thạo trong việc giải quyết công vụ: Với cán bộ, công chức xã, phường đòi hỏi phải thành thạo trong xử lý hồ sơ, giấy tờ của người dân, linh hoạt trong những tình huống phát sinh từ thực tế, có kỹ năng tiếp xúc giải quyết vấn đề của người dân, biết lắng nghe và vận động nhân dân tham gia thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng.
- Có khả năng tự trao dồi, tự rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ: Yêu cầu này nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc đổi mới; đó là có những kỹ năng phương thức làm việc hiện đại thạo tin học, ngoại ngữ.
- Đặc điểm tâm lý, quan điểm cá nhân: Đặc điểm tâm lý cá nhân của mỗi con người là cơ sở hành động của con người, mỗi con người có đặc điểm tâm lý khác nhau nên hình thành những tính cách khác nhau, đây là cơ sở nhà quản lý sử dụng cán bộ, công chức ở các vị trí khác nhau nhằm phục vụ cơng việc một cách hiệu quả nhất.
+ Thứ nhất: là tâm trạng cá nhân của cán bộ, công chức. Tâm trạng là một trạng thái cảm xúc chung bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho các hoạt động của con người, có ảnh hưởng rõ rệt đến tồn bộ hành vi của họ trong thời gian khá dài.
Tâm trạng của cán bộ, công chức được thể hiện ở các dạng như: Tâm trạng chính trị có liên quan đến các sự kiện chính trị, tâm trạng nghề nghiệp có liên quan đến nội dung lao động, việc thực hiện kế hoạch; tâm trạng sinh hoạt có liên quan đến các sự kiện trong sinh hoạt hàng ngày; tâm trạng về quyền lợi và đời sống của cán bộ, cơng chức có liên quan đến lương bổng, giá cả; tâm trạng về tinh thần có liên quan đến quan hệ bạn bè đồng nghiệp, gia đình, hạnh phúc...
+ Thứ hai: yếu tố niềm tin. Cá nhân có niềm tin sẽ hồn tồn thừa nhận tính hiển nhiên, tính đúng đắn, tính chân lý của một chủ trương, chính sách của Nhà nước. Niềm tin được hình thành trên cơ sở cá nhân nhận thức những gì đang diễn ra, tiến tới dự đoán trước những điều sẽ đến. Khi người ta có niềm tin sâu sắc về tính đúng đắn của những việc mà họ đang làm thì người ta tích cực hơn, có thể vượt qua khó khăn, gian khổ để thực hiện hành động đó.
+ Thứ ba: ý thức trách nhiệm cá nhân. Trách nhiệm là khái niệm thuộc về ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, nói lên đặc trưng của cán bộ, cơng chức trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đề ra. Cán bộ, cơng chức có ý thức trách nhiệm cao luôn cố gắng cống hiến được nhiều nhất cho công việc xã hội.
Để phát huy ý thức trách nhiệm và tinh thần tích cực trong lao động, vừa cần có sự tác động từ phía tổ chức vừa cần phải xuất phát từ chính người lao động. Về
phía tổ chức, cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân, những việc người đó làm được, khơng làm được và chịu trách nhiệm đến đâu. Người cán bộ, công chức cần hiểu rõ vai trò, trách nhiệm cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của mình trước tập thể, xã hội. Xác định rõ chương trình mục tiêu, phương hướng hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao trong cơng tác, đóng góp và phúc lợi của cá nhân vào phúc lợi của xã hội. Đồng thời người cán bộ, công chức cần phát huy cao độ tính năng động sáng tạo trong lao động, biết tổ chức lao động một cách khoa học, tích cực đóng góp cho chương trình hoạt động chung của tập thể, hình thành ý thức tổ chức kỷ luật lao động, xóa bỏ sự lãng phí thời gian lao động, tạo ra được chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ khen thưởng chính đáng (cả về vật chất lẫn tinh thần) đối với người lao động.
1.1.5.2. Nhân tố thuộc về tổ chức
Nhóm nhân tố này thể hiện sự ủng hộ và tạo điều kiện của cơ quan để cán bộ, cơng chức có thể đem những khả năng của bản thân cống hiến cho mục tiêu chung và cũng chính là giúp họ đạt được mục tiêu của chính mình. Để nhìn thấy rõ, có thể xem xét các yếu tố cơ bản sau:
* Công việc cán bộ, công chức đảm nhiệm
Công việc là tập hợp các nhiệm vụ được thực hiện bởi một người để hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức chỉ đạt được khi mỗi cá nhân hoàn thành cơng việc của mình vì đó chính là một tế bào của công việc, của tổ chức. Tuy nhiên, cán bộ, cơng chức có hồn thành cơng việc hay khơng phụ thuộc rất lớn vào sự hứng thú trong lao động của họ. Sự hứng thú đó chỉ đạt được khi họ cảm nhận công việc phù hợp với khả năng sở trường, được hưởng quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, để công việc luôn tạo sự lôi cuốn cho cấp dưới thì người quản lý cấp trên nên quan tâm phân tích và thiết kế lại cơng việc phù hợp với khả năng sở trường, xác định những nhiệm vụ mang tính thách thức, trách nhiệm phân định rõ ràng. Điều đó giúp cán bộ, công chức thấy rõ quan hệ giữa quyền lợi được hưởng với việc hồn thành các cơng việc được giao và sự hứng thú trong công việc sẽ được duy trì.
* Chính sách tiền lương, thưởng và các chế độ phúc lợi
Đối với cán bộ, cơng chức, chính sách tiền lương, thưởng là những quy định của nhà nước quy định về tiền lương tối thiểu, thang bảng lương, hệ số lương đối với từng cấp bậc công việc và chức danh, chức vụ người cán bộ, công chức người đảm nhận. Chế độ tiền lương là bộ phận cấu thành quan trọng của chế độ cơng chức. Đó là khoản tiền cơng có được do phục vụ cho Nhà nước bằng kiến thức, kỹ thuật, năng lực, thời gian của mình; là một trong những quyền lợi của cán bộ, công chức.
Chỉ xây dựng được chế độ đãi ngộ và tiền lương hợp lý, thì cơ quan nhà nước mới có sức hút mạnh mẽ và giữ được người tài giỏi, đồng thời cán bộ, công chức yên tâm làm việc với tinh thần hăng say, tận tâm, tận lực và phục vụ lâu dài, không ngừng nâng cao hiệu suất cơng tác làm trịn chức trách, bổn phận và giữ được sự liêm khiết của công chức nhà nước.
* Văn hóa cơng sở
Văn hóa cơng sở có thể được hiểu là những quy tắc của chuẩn mực ứng xử các cán bộ, công chức với nhau và các cơng dân tới cơ quan, hành chính, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc tại cơng sở. Khi văn hóa cơng sở của cán bộ, cơng chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ cao hơn.
1.1.5.3. Các nhân tố thuộc mơi trường bên ngồi * Chính sách pháp luật của Nhà Nước
Luật lao dộng là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Luật pháp càng nghiêm minh và có hiệu lực càng cao thì nguời lao động sẽ càng yên tâm làm việc vì quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ, họ không sợ bị giới chủ bóc lột sức lao dộng, bắt ép vơ lý từ đó tạo ra động lực cho họ làm việc. Ðể làm đuợc điều này, chính phủ và các cơ quan liên ngành phải khơng ngừng nghiên cứu và hồn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hiệu quả hơn.
* Hệ thống phúc lợi xã hội
Hệ thống phúc lợi xã hội có vai trị đảm bảo và hỗ trợ một phần cuộc sống cho người lao động sau khi về hưu hoặc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai
sản... Khi hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của người lao động ngày càng được đảm bảo. Khi nguời lao động được đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào đối với cuộc sống sau khi về hưu từ đó họ sẽ chú tâm hơn với cơng việc, làm việc có động lực và đạt hiệu quả cao hơn.
* Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và địa phương
Các yếu tố kinh tế như lạm phát, thất nghiệp, chu kỳ kinh tế, mức sống ở địa phương,… các yếu tố ổn định chính trị - xã hội đều tác động đến động lực lao động của người lao động. Chẳng hạn, khi nền kinh tế suy thối, việc đình cơng của người lao động diễn ra rất ít bởi lúc này cơ hội việc làm thấp, người lao động phải cố gắng làm việc tại để giữ việc làm. Và để người lao động tin tưởng, an tâm gắn bó hơn thì tổ chức phải đưa ra chính sách bảo đảm thu nhập cho người lao động cũng như bảo đảm sự ổn định của công việc.