Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyệnTư

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 57)

2.1. Khái quát về huyện Tƣ Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi và đội ngũ cán bộ công chức cấp xã

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyệnTư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi Quảng Ngãi

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tư Nghĩa là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở vùng trung tâm tỉnh, bao quanh thành phố Quảng Ngãi. Phía Bắc giáp thành phố Quảng Ngãi và huyện Sơn Tịnh; phía nam giáp các huyện Mộ Đức, Nghĩa Hành, Minh Long; phía Tây giáp huyện Sơn Hà; phía Đơng giáp biển Đông; Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích huyện Tư Nghĩa là 227km2. Huyện Tư Nghĩa gồm có 15 xã và thị trấn: Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Điền, Nghĩa Trung, Nghĩa Hòa, Nghĩa Thương, Nghĩa Hiệp, Nghĩa Phương, Nghĩa Mỹ và hai thị trấn là Sông Vệ, La Hà.

Về tự nhiên, huyện Tư Nghĩa nằm dọc từ bờ nam sông Trà Khúc đến bờ bắc sông Vệ, trải dài theo chiều đông - tây khoảng gần 30km, chiều bắc - nam đoạn giữa eo thắt, có nơi cịn rất nhỏ như ở thơn Điền Chánh, xã Nghĩa Điền. Địa hình chia làm hai vùng tây, đơng, có Quốc lộ 1 cắt ngang ở giữa.

Đồng bằng: Đồng bằng Tư Nghĩa màu mỡ nhờ có hệ thống sơng suối với việc bồi đắp phù sa hằng năm, khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai ở huyện Tư Nghĩa được chia làm 6 loại khác nhau: đất phù sa, đất bạc màu, đất nhiễm mặn, đất cát, đất xám, đất màu đỏ vàng.

Khống sản: Địa bàn Tư Nghĩa có một số khống sản như kaolin, đất sét, đá chẻ ở nhiều nơi. Đặc biệt có suối khống Mỹ Thịnh ở xã Nghĩa Thuận, có thể khai thác. Suối khoáng này đời vua Minh Mạng đã được khảo sát, thời Pháp thuộc người Pháp tiếp tục nghiên cứu, nhưng đến nay chưa được sử dụng.

Khí hậu: Như các huyện ở đồng bằng Quảng Ngãi, khí hậu Tư Nghĩa khá ơn

hịa. Vùng đơng huyện khá mát mẻ. Tuy vậy vùng phía tây huyện nhiều nơi có thế đất cao, vẫn có một số vùng xa sơng thường bị hạn hán, vùng gần các sông thường phải chịu lũ lụt hằng năm. Tình hình sử dụng quỹ đất tính ở thời điểm 2017 ở Tư Nghĩa như sau: 1) Đất nông nghiệp 10.443,6ha (cây hàng năm 7.024,5ha); 2) Đất lâm nghiệp 3.133ha; 3) Đất chuyên dùng 2.333ha; 4) Đất khu dân cư 776ha; 5) Đất chưa sử dụng 6.044ha.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội của huyện Tư Nghĩa tiếp tục phát triển và chuyển biến tích cực với tốc độ khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, đa số các chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất trong năm 2017 ước thực hiện 10.286 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất 15,1%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: công nghiệp, xây dựng chiếm 42,7%; thương mại, dịch vụ chiếm 38,2%; nông, lâm nghiệp chiếm 19,1%. Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 59.485 tấn, vượt 0,3% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện giao. Trong đó, diện tích gieo trồng cây lúa cả năm đạt 7.993 ha, năng suất bình quân 64,8 tạ/ha, sản lượng 51.786 tấn. So với nghị quyết HĐND huyện giao, diện tích giảm 147 ha, năng suất tăng 0,3 tạ/ha, sản lượng giảm 1,4%. Nguyên nhân là do trong năm 2016, UBND huyện đã thu hồi một phần diện tích đất trồng lúa để thực hiện đầu tư một số dự án. Bên cạnh đó, người dân đã chủ động chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngơ theo chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

* Nơng nghiệp

Tư Nghĩa có nhiều thành tựu nổi bật, nhờ đất đai màu mỡ ở dọc các sông, suối, nên Tư Nghĩa đã là một vùng trọng điểm nông nghiệp của Quảng Ngãi. Tuy cây lúa không phải chiếm ưu thế tuyệt đối trong huyện, nhưng nhờ thâm canh tăng năng suất nên đến năm 2017, Tư Nghĩa đã sản xuất được 116.786 tấn lương thực có hạt, bình qn lương thực đầu người ở huyện có mật độ dân số cao này đã đạt 323kg/năm, thấp nhất là hai thị trấn La Hà và Sông Vệ đều dưới 200kg, các xã khác đều trên 300kg, các

xã cao nhất là Nghĩa Thương (588kg), Nghĩa Thọ (549kg). Sau cây lúa, ngô cũng là cây lương thực quan trọng, chiếm trên 1/10 tổng sản lượng lương thực của huyện. Bên cạnh lúa, mía, khoai, sắn, người Tư Nghĩa đặc biệt giỏi làm vườn, nổi tiếng về nghề trồng rau, trồng hoa, cây cảnh như ở các xã Nghĩa Hiệp, Nghĩa Hòa, Nghĩa Hà. Làng rau, hoa và cây cảnh ở xã Nghĩa Hiệp đã phát triển mạnh theo hướng đó. Rau quả và hoa kiểng ở xã Nghĩa Hiệp đã bán đi trong khắp tỉnh Quảng Ngãi. Một hướng phát triển nông nghiệp quan trọng ở Tư Nghĩa là chăn nuôi.

* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nghề tiểu thủ công nghiệp ở Tư Nghĩa xưa nay có nhiều điểm đáng chú ý. Điểm nổi bật nhất là ở Tư Nghĩa đã có nhiều làng nghề cổ truyền nổi tiếng trong tỉnh Quảng Ngãi. Nghề gốm thì có Xóm Gốm sản xuất gốm, gạch ngói ở thị trấn Sơng Vệ, xã Nghĩa Mỹ bán đi nhiều nơi trong tỉnh. Ở Nghĩa Hiệp, ngoài nghề làm vườn giỏi, còn là nơi nổi tiếng với các tốp thợ mộc chuyên đóng các đồ gia dụng với tay nghề cao, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm đẹp xưa nay. Ở Nghĩa Hòa nổi bật nghề đan chiếu cói, là nơi sản xuất chiếu nổi danh trong tỉnh Quảng Ngãi. Ở thị trấn Thu Xà xưa là nơi xuất phát các món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi như kẹo gương, đường phèn, đường phổi. Bước sang thời kỳ hiện đại, tiểu thủ cơng nghiệp ở Tư Nghĩa có sự kế thừa và phát triển. Bên cạnh các nghề cổ truyền vẫn tiếp tục duy trì, tồn tại trong điều kiện mới, ở Tư Nghĩa cịn có sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp mới, như nghề làm dây bố xe ở xã Nghĩa Hòa, sản xuất vật liệu xây dựng đá, cát, sỏi. Ở thị trấn La Hà có các cơ sở chế biến gỗ theo lối sản xuất công nghiệp. La Hà là nơi đang quy hoạch cụm công nghiệp của huyện. Năm 2017, huyện Tư Nghĩa có 2.445 cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể với 6.864 lao động, nhiều nhất là xã Nghĩa Hòa 528 cơ sở với 1.838 lao động, xã Nghĩa Hoà 388 cơ sở với 958 lao động, xã Nghĩa Mỹ 559 cơ sở với 803 lao động. Tuyệt đại đa số cơ sở và lao động nói trên nằm trong ngành cơng nghiệp chế biến, trong đó đáng kể nhất là chế biến thực phẩm và đồ uống, gỗ và lâm sản, sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại.

* Thương mại - dịch vụ

Với một vị trí địa lý khá thuận lợi, việc giao thương, dịch vụ ở huyện Tư Nghĩa đã có sự phát triển từ xa xưa và việc bn bán ngày càng thịnh đạt. Có thể nói tại các thị trấn, thị tứ là trung tâm bn bán, dịch vụ, có thể kể thị trấn Sơng Vệ, thị trấn La Hà, chợ Thu Xà, chợ Nghĩa Kỳ, chợ Cây Bứa... Điều đáng tiếc là Tư Nghĩa có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa nhưng hầu như chưa được khai thác và một vài thắng cảnh có phần đã phơi pha. Thắng cảnh La Hà thạch trận đã thành phế tích. Các di tích và thắng cảnh quý giá như suối Mơ, cấm Ông Nghè, chùa Ông Thu Xà... hầu như chưa được khai thác cho du lịch văn hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của huyện tư nghĩa, tỉnh quảng ngãi (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)