2.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho đội ngũ cán bộ công chức cấp
2.2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức cấp xã của
Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi bằng khuyến khích vật chất
Trong các hoạt động tạo động lực bằng kích thích tài chính, trước hết cần xem xét về chính sách tiền lương và việc thưc hiện chế độ phúc lợi cho người lao động tại các UBND cấp xã, thị trấn của huyện Tư Nghĩa.
2.2.2.1. Chế độ tiền lương
Việc sử dụng tiền lương để khuyến khích người lao động là hình thức kích thích lao động cơ bản giúp người lao động làm việc tốt hơn. Tiền lương không chỉ là phương tiện để người lao động có khả năng duy trì cuộc sống mà nó cịn là sự cơng nhận của tổ chức về những đóng góp của người lao động cho tổ chức. Các UBND cấp xã, thị trấn của Huyện xây dựng, thực hiện chế độ lương trên cơ sở đánh giá hồn thành cơng việc; việc trả lương cho người lao động do phịng Kế tốn chịu trách nhiệm tính tốn chi trả. Tiền lương của người lao động được tính trên cơ sở đánh giá hồn thành cơng việc của người lao động.
Hàng năm, theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, UBND cấp huyện thực hiện việc nâng lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức cấp xã theo quy định. Trong trường cán bộ, cơng chức thay đổi về trình độ đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ, được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì sau khi tốt nghiệp được UBND cấp huyện xem xét chuyển xếp lương theo trình độ đào tạo, chuyên môn, nghiệp vụ mới. Ngồi ra, cán bộ, cơng chức cấp xã có bằng cấp chun mơn, nghiệp vụ phù hợp với cơng việc hiện đảm nhiệm thì được thực hiện nâng bậc lương như đối với công chức hành chính. Cán bộ, cơng chức cấp xã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được xem xét để nâng bậc
Tiền lương và phụ cấp của cán bộ, công chức hiện nay đều được hưởng theo hệ số quy định trong mỗi chức danh, Tiền lương của cán bộ, công chức sẽ thay đổi từ việc thi nâng bậc, nâng ngạch (khi đạt kết quả), từ việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (nâng lương trước thời hạn theo quy định). Ở nước ta hiện nay, các mức lương quá chật hẹp và ngạch bậc được thiết kế chưa khoa học. Giữa hệ thống tiền lương và hiệu quả cơng việc có mối quan hệ lỏng lẻo. Mức thu nhập từ lương của cán bộ, công chức chưa đảm bảo nhu cầu đời sống của bản thân và gia đình. Việc trả lương khơng phản ánh đúng năng lực của mỗi cán bộ, công chức, nhất là chưa tương xứng với năng lực và kết quả làm việc của những người có năng lực thật sự.
- Nguyên tắc trả lương: Các UBND cấp xã, thị trấn của huyện thanh tốn lương cho tồn thể cán bộ nhân viên vào ngày mùng 3 hàng tháng. Cách thức nhận
lương bằng chuyển khoản thông qua hệ thống thẻ ATM của ngân hàng trên địa bàn xã, thị trấn.
Bên cạnh đó, việc chi trả trả lương đối với cán bộ, công chức theo hệ số lương, ngạch, bậc như quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chưa thực sự hợp lý và chưa thật sự tạo động lực làm việc của cán bộ, cơng chức như khơng ít cán bộ, công chức đến cơ quan rỗi rãi đến mức chơi game, đọc báo, tán gẫu hàng giờ liền,...cũng khơng ít cán bộ, cơng chức thì q tải trong q trình giải quyết cơng việc, nhưng hàng tháng đều thu nhận tiền lương như nhau. Điều này thể hiện qua kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của CBCC cấp xã huyện Tư Nghĩa về chế độ tiền lương và phụ cấp như sau:
Kết quả điều tra thể hiện qua bảng khảo sát 2.8 cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tƣ Nghĩa về chính sách tiền lƣơng và mức thu nhập
Số thứ tự Mức độ đánh giá Số ý kiến điều tra Tỷ lệ %
1 Rất hài lòng 4 4% 2 Hài lòng 8 8,67% 3 Bình thường 20 22,00% 4 Khơng hài lịng 43 48,00% 5 Rất khơng hài lịng 15 17,33% Tổng cộng 90 100%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Chỉ có 12,67% CBCC là cảm thấy hài lịng và rất hài lịng; 22% CBCC thì thấy mức lương được trả hiện nay là bình thường Nhất là thu nhập chính của cán bộ, cơng chức hiện nay là tiền lương. Có 43/90 ý kiến, chiếm 48,00% cán bộ, cơng chức cấp xã, huyện Tư Nghĩa khơng hài lịng với mức tiền lương và thu nhập hiện nay. Do khơng hài lịng với tiền lương nên chưa tạo được động lực làm việc cho cán bộ, cơng chức trong q trình thực thi cơng vụ dẫn đến hiệu quả, năng suất làm việc chưa cao.
Hình 2.3. Đánh giá mức độ hài lịng của CBCC cấp xã huyện Tƣ Nghĩa về chính sách tiền lƣơng và phụ cấp
Tính cơng bằng trong trả lương: như đã đề cập ở trên, một trong những yêu cầu của tiền lương là công bằng và theo Học thuyết công bằng của J. S. Adams, CBCC luôn mong đợi được hưởng như nhau khi có cống hiến như nhau và hệ thống tiền lương phải được tổ chức sao cho công bằng cả bên trong và bên ngoài. Thứ nhất, về công bằng nội bộ, do tiền lương cơ bản đang áp dụng tại các UBND cấp xã, tiền lương hệ số chỉ phụ thuộc vào thâm niên cơng tác và trình độ chun mơn, chỉ có phụ cấp tùy thuộc vào chức vụ và thâm niên công tác. Như vậy, tiền lương trong các UBND cấp xã được phân phối bình qn chứ chưa tính đến năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc do việc trả lương chưa gắn với đánh giá thực hiện công việc. Theo kết quả điều tra tại các UBND cấp xã huyện Tư Nghĩa về tính cơng bằng trong trả lương, kết quả thu được: 5% số người được hỏi cho rằng tiền lương mà mình nhận được là hồn tồn cơng bằng, 41% cho là công bằng, 23% đánh giá mức tương đối cơng bằng, cịn lại 31% đánh giá tiền lương là khơng cơng bằng.
Hình 2.4. Đánh giá của CBCC cấp xã huyện Tƣ Nghĩa về mức độ công bằng của hệ thống tiền lƣơng và phụ cấp
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát sự tác động của tiền lƣơng đến động lực làm việc của CBCC cấp xã huyện Tƣ Nghĩa
Sự tác động của tiền lƣơng tới
động lực làm việc của CBCC Đơn vị tính CBCC lãnh đạo, quản lý CBCC chun mơn Lao động hợp đồng Thứ tự mức độ tác động Rất nhiều Lượt chọn 0 4 3 4 Tỷ lệ (%) 0 7 24 Nhiều Lượt chọn 0 13 7 2 Tỷ lệ (%) 0 23 60 Bình thường Lượt chọn 12 32 2 1 Tỷ lệ (%) 60 56 12 Ít Lượt chọn 4 8 0 3 Tỷ lệ (%) 20 14 4 Rất ít Lượt chọn 4 0 0 5 Tỷ lệ (%) 20 0 0 Tổng Lượt chọn 21 57 12 Tỷ lệ (%) 100 100 100
Kết quả điều tra qua bảng trên đã cho thấy, hệ thống tiền lương tại các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa có mức độ tác động vừa phải đến hầu hết CBCC được khảo sát. Về mức độ tác động tới động lực lao động của từng nhóm CBCC có sự khác nhau tương đối nhiều, CBCC càng làm việc ở nhóm u cầu trình độ cao thì sự tác động của tiền lương tới động lực lao động càng thấp: nhóm Cán bộ cơng chức lãnh đạo, quản lý: có tới 60% cho rằng tiền lương có tác động vừa phải, khơng ai chọn mức rất nhiều và nhiều, khoảng 20% số CBCC chọn phương án ít và rất ít tác động vì nhu cầu về vật chất của nhóm CBCC này theo như phân tích ở trên là rất thấp, nên tiền lương về cơ bản không là yếu tố tác động nhiều đến động lực lao động của họ mà chủ yếu là những kích thích tinh thần mới làm họ có động lực hơn trong cơng việc. Nhóm CBCC chun mơn đánh giá tiền lương có tác động vừa phải và nhiều đến động lực lao động của họ (79%), chỉ có 14% lựa chọn mức ít tác động, khơng ai chọn phương án khơng có tác động gì. Nhóm lao động hợp đồng thì cho rằng tiền lương tác động rất nhiều và nhiều đến động lực lao động của họ (84%), 12% CBCC nhóm này cho rằng tiền lương tác động vừa phải và chỉ 4% cho rằng tiền lương tác động ít đến động lực lao động. Nhận xét: Với những phân tích thực trạng về hệ thống tiền lương và kết quả điều tra CBCC, có thể đưa ra một số nhận xét chung như sau: các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa đã thực hiện trả lương cho CBCC theo đúng quy định của Nhà nước; lương hàng tháng các UBND cấp xã luôn trả đầy đủ, kịp thời; thực hiện chế độ tiền lương tương đối công khai, minh bạch; nâng bậc lương đúng quy định; Tuy nhiên, chế độ tiền lương cơ bản mà các UBND cấp xã đang áp dụng chưa đảm bảo tính cơng bằng, vẫn mang tính chất cào bằng, chủ yếu phụ thuộc vào trình độ chun mơn và thâm niên công tác mà chưa gắn liền với kết quả đánh giá thực hiện cơng việc, chưa tính đến chất lượng cơng việc, khối lượng công việc, điều kiện làm việc… chính vì vậy sẽ làm giảm động lực lao động của CBCC do họ nhận thấy rằng: dù có làm nhiều hay ít, có cố gắng hồn thành tốt cơng việc hay khơng thì họ vẫn được trả lương như nhau. Tiền lương tăng thêm thấp vì phụ thuộc nguồn kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên và thu sự nghiệp, tiền lương tăng thêm cũng đã góp phần cải thiện mức sống cho CBCC đang làm việc trong các UBND cấp xã, tuy nhiên phần tiền lương tăng thêm
này vẫn chưa có tác dụng tạo động lực lao động tốt vì nó rất thấp. Cơng tác tổ chức thực hiện hệ thống tiền lương vẫn chưa tốt do vẫn còn tương đối nhiều CBCC cho rằng họ không nắm rõ được quy định, chế độ tiền lương đang áp dụng tại các UBND cấp xã.
2.2.2.2. Chế độ thưởng
Với đặc thù là cơ quan hành chính nhà nước hoạt động cơng ích, nguồn thu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, quỹ khen thưởng của các UBND cấp xã cũng rất hạn chế. Tuy nhiên, các UBND cấp xã huyện Tư Nghĩa cũng rất cố gắng có những hình thức thưởng cho CBCC có thành tích theo năm. Bên cạnh tiền lương, các UBND cấp xã huyện Tư Nghĩa cũng coi trọng công tác khen thưởng để khuyến khích cả về vật chất và về mặt tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc để có kết quả tốt hơn.
- Hàng năm dựa vào việc đánh giá xếp loại CBCC, các UBND cấp xã huyện Tư Nghĩa có cịn tổ chức bình chọn các danh hiệu trong đợt tổng kết cuối năm và các mức thưởng sau:
+ Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn: Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tthi đua cấp cơ sở”; có sáng kiến để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở cơng nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận. Tỷ lệ cá nhân được công nhận danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" do bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn quy định cho phù hợp, nhưng không quá 15% tổng số cá nhân đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" hoặc danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở".
+ Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm bình xét, tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian cơng tác ở cơ quan cũ từ 6 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ.
Và mức thưởng cho CBCC đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua cơ sở” thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở (1,39 triệu đồng). Danh hiệu “Lao động tiên tiến” thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở (417 ngàn đồng)
Ngồi các khuyến khích vật chất là tiền lương và tiền thưởng, các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa cũng cung cấp các khuyến khích vật chất khác cho CBCC cấp xã, cụ thể:
- Các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa cũng quan tâm đến các đối tượng lao động nữ: tặng quà ngày 8/3 với mỗi suất quà là 100 nghìn đồng. Con em CBCC cũng được trao quà ngày 1/6 và trao phần thưởng cho những con em có thành tích tốt trong học tập. Ngoài ra, tất cả các CBCC trong các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa luôn được quan tâm đến các ngày Lễ lớn như: Tết nguyên đán, ngày Quốc tế lao động, Ngày 2/9, … và được thăm hỏi động viên khi sinh con, ốm đau, tai nạn, hiếu, hỉ, …
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của CBCC cấp xã huyện Tƣ Nghĩa về chế độ thƣởng và khuyến khích vật chất
Mức độ CBCC quản lý,
lãnh đạo CBCC chuyên môn CB hợp đồng SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) Rất hài lòng 4 20 7 12,5 2 16,25 Hài lòng 8 40 34 60 6 50 Ít hài lịng 8 40 16 27,5 4 33,75 Tổng 21 100 57 100 12 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả điều tra qua bảng trên đã cho thấy, hệ thống khuyến khích vật chất ngồi lương và thưởng tại các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa có mức độ tác động vừa phải đến hầu hết CBCC được khảo sát. Về mức độ tác động tới động lực lao động của từng nhóm CBCC có sự khác nhau tương đối nhiều, CBCC càng làm việc ở nhóm yêu cầu trình độ cao thì sự tác động của khuyến khích vật chất tới
nhóm Cán bộ cơng chức lãnh đạo, quản lý: có tới 60% cho rằng khuyến khích vật chất hài lịng và rất hài lòng, khoảng 40% số CBCC chọn phương án ít hài lịng. Nhóm CBCC chun mơn đánh giá các khuyến khích vật chất có tác động hài lòng đến động lực lao động của họ là 72,5%, chỉ có 27,5% lựa chọn mức ít tác động hài lịng. Nhóm lao động hợp đồng thì cho rằng khuyến khích vật chất tác động hài lịng đến động lực lao động của họ (66,25%), 33,75% CBCC nhóm này cho rằng ít hài lịng với khuyến khích vật chất hiện có.
2.2.2.3. Chế độ phúc lợi xã hội
Ngồi tiền lương, người lao động cũng rất quan tâm đến những phúc lợi họ được nhận ngồi lương như chi phí đào tạo, nghỉ lễ, du lịch... Hiện nay các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa thực hiện các phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội cho CBCC để CBCC thấy rằng mình được bảo đảm khi lâm bệnh; Với những CBCC nữ trong các UBND cấp xã của huyện Tư Nghĩa được hưởng đẩy đủ các chế độ về thai sản.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết: - Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 1/1 dương lịch).
- Tết Âm lịch: 04 ngày (01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch). - Ngày Giải phóng miền Nam: 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch).
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 1/5 dương lịch). - Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 2/9 dương lịch). - Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).
(Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.)
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
- Bản thân kết hôn: Nghỉ 03 ngày. - Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày
- Cha, mẹ chết (kể cả bên chồng, vợ), vợ hoặc chồng, con chết được nghỉ 03 ngày.
- Đối với Lao động nữ có thời gian cơng tác tại các UBND cấp xã từ 3 tháng đến 12 tháng trở lên tính từ thời điểm ký kết hợp đồng đến thời điểm sinh đẻ được hưởng các quyền lợi sau đây:
Trường hợp 1: Nghỉ sinh 06 tháng theo quy định của Nhà nước. Hưởng trợ cấp thai sản do Cơ quan BHXH chi trả theo chế độ hiện hành.
Trường hợp 2: Do đặc thù công việc kinh doanh, các UBND cấp xã khuyến khích người lao động đi làm trở lại sau khi sinh 4 tháng. Trong trường hợp này,