Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 103)

STT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 7.735,48 100,0 7.735,48 100,0 1 Đất nông nghiệp 3.569,52 46,14 2.561,05 33,11 1.1 Đất lúa nước 1.956,39 25,29 840,61 10,87

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

1.956,39 25,29 840,61 10,87

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 955,65 12,35 723,99 9,36 1.3 Đất trồng cây lâu năm 440,06 5,69 79,73 9,82 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 211,02 2,73 191,92 2,48

1.5 Đất nông nghiệp khác 31,11 0,96 15,05 0,47

2 Đất phi nông nghiệp 3.300,00 42,66 4.944,64 63,92

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp

11,01 0,14 34,14 0,45

2.2 Đất quốc phòng 16,75 0,22 17,32 0,22

2.3 Đất an ninh 0,35 0,00 6,08 0,08

2.4 Đất khu công nghiệp 6,37 0,08 115,64 1,49

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 129,61 1,68 191,93 2,48 2.6 Đất sản xuất vật liêu xây dựng 140,18 1,81 140,18 1,81 2.7 Đất hoạt động cho khoáng sản 15,69 0,20 70,00 0,9

2.8 Đất di tích danh thắng 8,53 0,11 14,42 0,19

2.9 Đất xử lý, chôn lấp phế thải 8,80 0,11 28,85 0,37 2.10 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 20,18 0,26 21,24 0,27 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 60,26 0,78 21,24 0,27 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 71,76 0,93 73,39 0,95 2.13 Đất phát triển hạ tầng 816,93 10,56 1.608,46 20,79

Đất giao thông 345,64 4,47 727,43 9,40

STT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất cơng trình năng lượng 0,16 0,00 3,7 0,05

Đất cơng trình bưu chính 0,2 0,00 0,77 0,01

Đất cơ sở văn hóa 4,77 0,06 32,95 0,43

Đất cơ sở y tế 4,32 0,06 99,92 1,29

Đất cơ sở, giao dục đào tạo 50,7 0,66 260,57 3,37 Đất cơ sở thể dục thể thao 12,2 0,16 47,63 0,62

Đất chợ 4,77 0,06 7,25 0,09

2.14 Đất ở tại đô thị 46,74 0,6 98,91 1,28

2.15 Đất ở tại nông thôn 895,8 11,58 1.353,54 17,5

3 Đất chưa sử dụng 856,96 11,19 270,23 3,49

4 Đất đô thị 293,30 3,79 293,30 3,79

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đan Phượng)

3.1.2. Bối cảnh công tác đấu giá quyền sử dụng trong những năm tới

- Để khai thác hiệu quả quỹ đất, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh

nghiệp, đặc biệt là tăng nguồn thu cho ngân sách các cấp, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng thuật-xã hội và thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới, từ nay đến năm 2020, Hà Nội nói chung và huyện Đan Phượng nói riêng sẽ đẩy mạnh cơng tác đấu giá quyền sử dụng đất.

- Nhiệm vụ đấu giá QSD đất trong những năm tới ngày càng một khó khăn, để đảm bảo hồn thành được kế hoạch cũng như nhiệm vụ lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là thực hiện chủ trương, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là các vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại.

- Trong những năm tới Huyện cần chỉ đạo, đơn đốc tồn diện cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án đấu giá QSD đất. Đẩy nhanh tiến độ hồn thành cơng tác

GPMB, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án, đảm bảo đủ điều kiện để sớm đưa ra tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

- Lựa chọn thời điểm phù hợp để tổ chức đấu giá để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, khẩn trương tổ chức đấu giá các dự án/khu đất cơ bản đủ điều kiện đấu giá và thời điểm đấu giá phù hợp.

- Rà soát đất nhỏ lẻ, xen kẹt để tổ chức đấu giá; tích cực xử lý những tồn tại, tạo quỹ đất đai theo đúng quy định pháp luật tạo quỹ đất đấu giá để bổ sung nguồn thu ngân sách, đồng thời tăng cường công tác quản lý đất đai.

- Đối với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất có diện tích lớn, quy mơ lớn có thể đấu giá từng phần khi chưa hồn thành tồn bộ cơng tác GPMB và xây dựng hạ tầng kỹ thuật của dự án; xem xét phương án đấu giá từng phần và quay vòng vốn thực hiện các hạng mục còn lại của dự án, nhưng phải lập quy hoạch tổng mặt bằng, bảo đảm kết nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho tổng thể khu vực trước khi phân kỳ tổ chức đấu giá.

- Thực hiện đơn giản hóa và rút gọn các thủ tục về chuẩn bị đầu tư dự án, thẩm định và phê duyệt dự án về GPMB và đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá QSD đất, phê duyệt giá khởi điểm theo quy định của pháp luật và UBND thành phố.

3.1.3. Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng

3.1.3.1. Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng năm 2018

- Tổng số dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 là 36 dự án; tổng diện

tích đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất năm 2018 là 12,9 ha; dự kiến kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 286,2 tỷ đồng, trong đó:

- Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt (dưới 5.000 m2) do cấp huyện quản lý: 36 dự án,

với diện tích đấu giá 12,9 ha; dự kiến thu trong năm 2018: 286,2 tỷ đồng.

- Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá

năm 2018: 195,2 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện và nguồn đối ứng cho các dự án nhiệm vụ chi thành phố.

3.1.3.2. Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng năm 2019

- Tổng số dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2019 là 27 dự án; tổng diện

tích đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất năm 2019 là 4,8 ha; dự kiến kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 150,8 tỷ đồng, trong đó:

- Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt (dưới 5.000 m2) do cấp huyện quản lý: 27 dự án,

với diện tích đấu giá 4,8 ha; dự kiến thu trong năm 2019: 150,8 tỷ đồng.

- Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá

năm 2019: 161 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn ngân sách huyện và nguồn đối ứng cho các dự án nhiệm vụ chi thành phố.

3.1.3.3. Kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng năm 2020

- Tổng số dự án đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 là 27 dự án; tổng diện

tích đất có thể đấu giá quyền sử dụng đất năm 2020 là 4,7 ha; dự kiến kế hoạch thu theo kết quả trúng đấu giá là 150,5 tỷ đồng, trong đó:

+ Đấu giá đất nhỏ lẻ xen kẹt (dưới 5.000 m2) do cấp huyện quản lý: 27 dự án, với diện tích đấu giá là 4,7 ha; dự kiến thu trong năm 2020: 150,5 tỷ đồng.

- Kinh phí giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật các dự án đấu giá năm 2020: 153,8 tỷ đồng chủ yếu từ nguồn ngân sách huyện và nguồn đối ứng cho các dự án nhiệm vụ chi thành phố.

3.2. Giải pháp tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng

3.2.1. Giải pháp về mặt thủ tục hành chính, chính sách và pháp luật

- Đồng thời với việc hồn thiện các văn bản pháp quy, do tính chất đặc thù của các dự án đấu giá QSD đất phải thực hiện hàng loạt các thủ tục theo quy định của Luật đất đai, luật xây dựng, luật Đầu tư... như thỏa thuận địa điểm, lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch tổng thể mặt bằng, lập hồ sơ để giao đất, ứng vốn Ngân sách GPMB, lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và tổ chức thực hiện... Do vậy để đẩy nhanh tiến độ đấu giá QSD đất, cần thiết phải cải cách các thủ tục hành

chính, nâng cao hiệu quả làm việc của các cơ quan quản lý, từ đó giảm thiểu các thủ tục, rút ngắn thời gian chuẩn bị, nâng cao hiệu quả của đấu giá QSD đất.

- Kịp thời cập nhật các văn bản liên quan đến đấu giá QSDĐ để chỉ đạo, triển

khai, phối hợp để công tác đấu giá QSDĐ đem lại hiệu quả cao nhất.

- Tạo hành lang pháp lý thơng thống để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự

án đấu giá. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban của UBND huyện Đan Phượng phối hợp tích cực trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau đấu giá cho

nhân dân, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia đấu giá.

- Tiếp tục phát huy công tác tổ chức thực hiện xây dựng dự án, bám sát thực tế

về vị trí, đặc điểm của từng lơ đất đấu giá.

- Hạn chế đến mức tối đa tình trạng đầu cơ, mua đi bán lại. Nhà nước chủ động định hướng, điều tiết và kiểm soát để ổn định thị trường BĐS, khắc phục tình trạng tự phát, đầu cơ BĐS.

- Xây dựng phương án quy hoạch tổng thể hợp lý để đảm bảo các khu đất

được dự kiến đấu giá có vị trí tốt nhất và có khả năng liên kết tốt với các cơng trình hạ tầng xã hội khác.

- Công tác đấu giá quyền sử dụng đất, thu tiền trúng đấu giá quyền sử dụng

đất, hoàn trả đúng, đủ, kịp thời vốn đã ứng để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị, các nhân trúng đấu giá, quản lý việc đầu tư xây dựng của các nhà đầu tư sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng đất tuân thủ Điều lệ quản lý xây dựng, Quy hoạch chi tiết khu đất đấu giá quyền sử dụng đất và phương án đấu giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.2.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật

- Số lượng lô đất đưa ra đấu giá phải được tính tốn dựa vào nhu cầu và thị

hiếu của người dân để có thể vừa đảm bảo diện tích mỗi lơ đất theo quy định của Nhà nước, vừa tận dụng tối đa được diện tích chia lơ từ đó có thể tăng giảm số lơ đất đấu giá một cách hợp lý, đảm bảo nhu cầu của nhân dân và nguồn kinh phí thu được qua đấu giá.

- Tiền đặt cọc khi đấu giá nên được gắn với dự án thay vì với từng lơ đất như trước và tăng mức tiền cọc lên, chính điều này sẽ ngăn ngừa việc sắp xếp, thông đồng giá của những người tham gia đấu giá đối với những lô đất thuộc dự án đấu giá.

- Thu hút các nguồn lực của xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế tham

gia đầu tư phát triển hàng hoá BĐS, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cơng trình sản xuất kinh doanh, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- UBND huyện cần từng bước tiến hành quy hoạch chỉnh trang đô thị để nâng

cao hiệu quả sử dụng đất, thông qua quy hoạch chỉnh trang đơ thị có thể thiết lập hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ. Tạo ra được sự liên kết của hạ tầng giữa các khu vực khác nhau, từ đó nâng cao được giá trị quyền sử dụng đất. Đối với các dự án đấu giá QSDĐ cần được đầu tư hạ tầng trước khi đưa ra đấu giá, một mặt để làm tăng giá trị đất khi đấu giá, mặt khác để người trúng đấu giá thấy được tiềm năng phát triển của cơ đất thì người trúng đấu giá sẽ nộp tiền đầy đủ ngay.

- Tạo cơ chế thông thống về thủ tục hành chính đối với người tham gia đấu

giá và trúng giá. Nên rút bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết, tránh việc người dân phải đi lại nhiều lần để làm một bộ hồ sơ đấu giá. Đồng thời, UBND các xã có đất đấu giá cần hỗ trợ người dân có nhu cầu về việc hoàn thiện hồ sơ như photo, in ấn, đánh máy, hướng dẫn ghi thông tin,… để cơng tác triển khai được thực hiện nhanh chóng.

- Các quy trình của dự án đấu giá quyền sử dụng đất cần được xử lý nhanh,

đặc biệt là khâu quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng vì đây là yếu tố quan trọng và là công đoạn mở đường để triển khai dự án.

- UBND huyện cần chỉ đạo các phịng ban thành lập tổ cơng tác gồm đầy đủ thành phần để khảo sát, điều tra giá đất thị trường khách quan, cụ thể, đi sâu tìm hiểu đời sống, sinh hoạt và nhu cầu của người dân địa phương để đưa ra mức giá sàn hợp lý nhất, phù hợp với từng dự án cự thể.

- Hồ sơ mời tham gia đấu giá cần chi tiết, cụ thể hơn, đặc biệt là thông tin về

các ơ đất đấu giá. Nên có thơng tin rõ ràng về kích thước, diện tích, vị trí, quy mơ của mỗi ơ đất đấu giá để người dân tiện theo dõi.

3.2.3. Giải pháp về cơ chế tài chính

- Quy định thời gian nộp tiền hoặc xây dựng một tiến độ đóng tiền sát theo sát

với thời gian cấp giấy chứng nhận QSDĐ để người tham gia đấu giá có thời gian thu xếp, chuẩn bị nguồn vốn.

- Giảm thuế và phí trong giao dịch trên thị trường bất động sản ở mức hợp lý nhằm khuyến khích giao dịch chính thức, khắc phục tình trạng giao dịch ngầm, các hành vi trốn tránh nghĩa vụ tài chính gây thất thu cho ngân sách nhà nước.

- Xây dựng cơ chế thưởng, phạt trong khâu đặt cọc để tránh trường hợp người

dân đăng ký đấu giá QSDĐ để tránh việc người đăng ký tham gia đấu giá QSDĐ tự ý hủy cọc.

- Đẩy mạnh và khuyến khích người tham gia đấu giá QSD nộp tiền qua hình thức chuyển khoản điện tử, tránh việc người đến cơ quan đấu giá nộp tiền quá đơng, khơng bố trí đủ người để giải quyết.

- Hoàn lại tiền sớm nhất cho các cá nhân, tập thể tham gia đấu giá QSD đất nhưng không trúng đấu giá.

- Khơng hồn lại tiền hồ sơ đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật đấu giá trong thời gian tổ chức đấu giá.

- Xây dựng phương thức thu tiền một lần để hoàn thiện toàn bộ nghĩa vụ tài chính trong q trình trước và sau khi đấu giá QSD đất để giảm thiểu thời gian đi làm các thủ tục về đấu giá của tổ chức, cá nhân gây tốn kém và mất nhiều thời gian như trước đây.

- Cần có cơ chế kiểm sốt khách quan đối với việc định giá, trên cơ sở so sánh giá giao dịch thông dụng đối với cùng loại đất trên thị trường bất động sản ở địa phương tại thời điểm tiến hành đấu giá với giá khởi điểm được ấn định

3.2.4. Giải pháp về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Cần rà soát, khớp nối các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan. Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc đang triển khai nghiên cứu có sự thay đổi về ranh giới hoặc kiến nghị thay đổi chức năng cần cập nhật vào đồ án Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Phát triển huyện Đan Phượng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương, tương xứng với vị trí ở vùng đơ thị phí Tây thành phố Hà Nội, hỗ trợ tích cực cho phát triển đơ thị trung tâm Hà Nội.

Định hướng phát triển không gian đô thị và nông thôn, xác định động lực phát triển đơ thị, mơ hình và hướng phát triển các hệ thống trung tâm, các khu dân

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)