Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đan

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 55 - 63)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Phát triển quỹ đất

2.1.2. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Đan

2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý.

Đan Phượng là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội 18 km. Địa giới hành chính của huyện được xách

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Tổ hành chính tổng hợp Tổ bồi thường và hỗ trợ GPMB Tổ quản lý và phát triển quỹ đất Tổ Kế hoạch tài chính Chủ tịch UBND huyện

định như sau:

- Phía Đơng giáp huyện Từ Liêm; - Phía Bắc giáp huyện Mê Linh; - Phía Nam giáp huyện Hồi Đức; - Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.

Hình 2.2. Vị trí địa lý huyện Đan Phượng

+ Địa hình, địa chất.

Huyện Đan Phượng thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng phần lớn là đất canh tác nông nghiệp, xen kẽ là các khu dân cư làng xóm. Phía Bắc là sơng Hồng có chế độ thủy văn phức tạp. Phía Nam là sơng Đáy trong tương lai là nhánh phân lũ của sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng.

Địa chất: Nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, khu vực nghiên cứu có 2 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất glây.

Địa chấn: Theo tài liệu dự báo của Viện khoa học địa cầu thuộc Viện Khoa học Việt Nam, khu vực này nằm trong vùng dự báo có động đất cấp 8.

+Thủy Văn.

Sông Hồng: chảy qua địa phận huyện 15km, nguồn thủy năng của sông Hồng rất lớn lên tới 174 tỷ m3/năm

Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng bắt đầu từ đập Phùng; hiện nay do dịng chảy bị ngăn cách với sơng Hồng bởi đập Đáy.

Với hệ thống sông như trên đã tạo cho huyện một nguồn cung cấp phù sa hàng năm cho vùng bãi bồi ven sơng. Ngồi ra, huyện cịn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu sản xuất nông nghiệp của huyện.

+ Khí hậu

Đan Phượng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành 4 mùa rõ rệt với những nét đặc trưng chính sau:

- Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1 - 23,50C, chia làm 2 mùa: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.521 - 1.676 mm/năm. Mùa khô

từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tháng mưa ít nhất là tháng 12, tháng 1 và tháng 2 chỉ có 17,5 – 23,2 mm.

- Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng

trong năm dao động từ 80 - 89%

- Gió: Hướng gió thịnh hành về mùa khơ là gió Đơng bắc từ tháng 11 đến

tháng 3 năm sau, cịn lại chủ yếu là gió Nam, Tây Nam và Đơng Nam. + Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất: nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, đất đai của huyện chủ yếu được bồi lắng của phù sa. Kết quả nghiên cứu điều tra khảo sát ngoài thực địa, kết hợp với số liệu phân tích đất cho thấy huyện Đan Phượng có 2 nhóm đất chính và 6 đơn vị đất.

Nhóm đất phù sa có diện tích 4.147,96 ha; chiếm 95,64% tổng diện tích điều tra, phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Đây là nhóm đất được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông, bao gồm một số loại đất: Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính, ít chua, Đất phù sa ít được bồi, trung tính ít chua, Đất phù sa trung

tính, Đất phù sa glây trung tính, ít chua.

Nhóm đất glây (Gley soils) có diện tích 188,88 ha, chiếm 4,36% tổng diện

tích điều tra. Loại đất này hiện cũng đang được sử dụng để trồng 2 vụ lúa.

- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt gồm nguồn nước được lấy từ sông Hồng,

sông Đáy thông qua hệ thống kênh mương. Ngoài ra hệ thống đầm hồ, ao ven đê… cũng góp phần tích cực cho việc chống hạn.

Nhìn chung, nguồn nước của huyện được cung cấp khá dồi dào và ổn định. Việc khai thác và sử dụng cịn khá tùy tiện, khơng hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí và làm ơ nhiễm nguồn nước.

+ Cảnh quan môi trường

Đan Phượng mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng sông Hồng; các điểm dân cư sống tập trung theo thơn xóm, dịng họ là chủ yếu. Trong những năm qua mơi trường sinh thái đã có những cải thiện đáng kể, đa số dân cư trong huyện được sử dụng nước sạch qua xử lý cho sinh hoạt; mơ hình bếp Biơga phát triển tại các xã chăn nuôi... Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp đã có ý thức về vấn đề mơi trường, các làng nghề đang được khôi phục phát triển. Tuy nhiên, vấn đề đang nổi cộm hiện nay là hệ thống cống rãnh, tiêu thoát nước trong các khu dân cư, rác thải, nước thải chăn ni gia đình trong khu dân cư... nhất là đối với các xã có diện tích đất khu dân cư nhỏ, dân số đơng.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội + Thực trạng phát triển kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế: trong những năm gần đây, kinh tế huyện Đan Phượng

ln được duy trì ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện giai đoạn 2013 - 2017 đạt 16,7%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thuỷ sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế bước đầu đã có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Hiện nay, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao

tới 63%, song những năm gần đây trong nội bộ ngành này chuyển dịch theo hướng tập trung vào chăn nuôi.

+ Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp: trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của đơ thị hóa khá nhanh làm cho đất sản xuất nơng nghiệp – thủy sản có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu tăng năng suất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Trong những năm qua ngành nông nghiệp – thủy sản của huyện Đan Phượng đạt những kết quả chủ yếu là: tiếp tục tăng trưởng, nhất là ngành chăn nuôi; cơ cấu sản xuất ngành nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ, diện tích đất trồng cây lương thực giảm, diện tích các loại cây có giá trị như hoa, cây cảnh, rau an tồn tăng nhanh; quy mơ đàn vật ni giảm nhưng sản lượng tăng. Tuy nhiên, mơ hình kinh tế tập trung cịn ít và quy mơ nhỏ nên hiệu quả chưa cao.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 điểm cơng nghiệp chính: Cụm cơng nghiệp thị trấn Phùng, Điểm công nghiệp – TTCN làng nghề xã Đan Phượng, điểm công nghiệp – TTCN Sông Cùng xã Đồng Tháp, điểm công nghiệp – TTCN làng nghề xã Tân Hội, điểm công nghiệp – TTCN làng nghề xã Liên Hà.

Bên cạnh đó huyện rất chú trọng phát triển làng nghề và hoạt động khuyến nông với 7 làng nghề thuộc các xã: Liên Hà, Liên Trung, Song Phượng, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Tân Hội. Hiện nay, huyện đang tiếp tục triển khai xây dựng mới các điểm công nghiệp – TTCN, làng nghề để đưa ngành công nghiệp – TTCN của huyện phát triển đúng với tiềm năng và định hướng.

Tuy nhiên tiềm năng và thế mạnh về phát triển công nghiệp – TTCN của huyện chưa được khai thác triệt để. Quy mô sản xuất của ngành công nghiệp – TTCN, xây dựng còn nhỏ bé. Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm TTCN còn rất hạn hẹp, chủ yếu là thị trường địa phương nên chưa có thương hiệu.

+ Khu vực kinh tế dịch vụ:

, các chợ được quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hóa tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại – dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện.

Sự phát triển của ngành dịch vụ phù hợp với định hướng chung của huyện là: phát triển theo hướng kinh tế đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nông nghiệp sinh thái và các ngành công nghiệp, TTCN truyền thống.

+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

+ Dân số: Năm 2017, dân số tồn huyện có 170.823 người.

+ Lao động, việc làm và thu nhập: Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2017 là 94.085 người, chiếm 55% dân số.

Huyện Đan Phượng là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nơng nghiệp của huyện có trình độ cao nên nơng nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Đan Phượng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

+ Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng + Hệ thống giao thông:

+ Giao thông đường bộ: Trên địa bàn huyện Đan Phượng có 3 tuyến đường chính: tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua huyện dài 5,1km, bề mặt 35m; đường tỉnh lộ 422 dài 6,6km, bề rộng nền đường là 6,5m; tỉnh lộ 417 dài 7,9km, bề rộng nền đường 6,5m. Các tuyến đường nội bộ mới được đầu tư đã mang lại hiệu quả trong việc thông thương và giao lưu sản xuất như: Đường Đan Phượng – Tân Hội dài 3,4 km, bề rộng 20 m; đường Trúng Đích – Tỉnh lộ 422; đường đê Hữu Hồng dài 14,3 km; đường bờ kênh Đan Hoài (nhánh N2): Dài 5,7 km, bề rộng 15m. Các tuyến đường giao thông nông thôn: bao gồm các tuyến liên xã và các đường giao thông trong xã với tổng chiều dài khoảng 120km. Các tuyến đường này có bề rộng mặt 3 – 4,5 m hiện đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

+ Giao thơng đường thủy: Trên địa bàn huyện Đan Phượng có 2 con sơng chảy qua là sông Hồng và sông Đáy. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường thủy của

huyện trong những năn qua chưa được quan tâm và khai thác một cách hiệu quả, chủ yếu là phục vụ công tác tưới tiêu nước.

+ Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi khá đều và thuận lợi với 80,7% diện tích đất nông nghiệp được tưới bởi hệ thống thủy lợi Đan Hồi. Vùng Tiên Tân có trạm bơm Tiên Tân, vùng ven Đáy có trạm bơm sơng Đáy đảm bảo đủ nước tưới, tiêu. Tồn huyện có 16 trạm bơm điện với 16 máy bơm có tổng cơng suất 13.200 m3/h tưới bổ sung cho vùng cao, vùng bãi sông Hồng, sông Đáy.

+ Với sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của dân đến nay huyện đã kiên cố hóa được 156,86 km. Hệ thống đê kè sơng Hồng, sơng Đáy, cơng trình phân lũ Đập Đáy là cơng trình trọng điểm quốc gia nên hàng năm được củng cố, xây dựng hiện đại để chống lụt và giao thông thuận tiện.

2.1.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đan Phượng

+ Thuận lợi

Với vị trí địa lý và giao thơng thuận lợi, huyện Đan Phượng có điều kiện để mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác phát triển với các địa phương khác ở khu vực Tây Bắc, là cầu nối trong quan hệ kinh tế giữa thủ đơ Hà Nội với các tỉnh phía Tây. Với lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, huyện Đan Phượng sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, giao lưu hang hóa và thu hút đầu tư cho phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội của huyện.

Là huyện ngoại thành Hà Nội có diện tích đất nơng nghiệp khá lớn và màu mỡ, vấn đề thủy lợi, tưới tiêu tương đối chủ động, là địa phương có truyền thống thâm canh sản xuất, trên địa bàn huyện có viện nghiên cứu ngô… Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cung cấp lương thực, thực phẩm sạch cho khu vực nội thành Hà Nội và các khu vực xung quanh.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đo thị bước đầu được đầu tư nâng cấp và mở rộng, nhiều dự án mở rộng và mở mới đường giao thông đã và sẽ được thi công sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển với tốc độ cao của huyện.

Lực lượng lao động dồi dào, cần cù, năng động, nhạy bén, có trình độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Có thể nói, Đan Phượng là một huyện phát triển sau nên đã rút kinh nghiệm được những hạn chế của những quận, huyện đi trước, đồng thời, lại có thể nắm bắt được những kinh nghiệm và thành tựu mới để vận dụng có kết quả vào điều kiện phát triển cụ thể của địa phương.

+ Khó khăn, hạn chế

Là huyện ngoại thành Hà Nội, rất gần trung tâm Thành Phố nhưng không nằm trong tầm bố trí vành đai phát triển công nghiệp ở ngoại thành. Do vậy trong quá trình phát triển, huyện Đan Phượng sẽ mất nhiều đất cho phát triển giao thông và được lợi nhiều từ đơ thị hóa nhưng ít được hưởng lợi từ việc bố trí phát triển cơng nghiệp lớn.

Xuất phát điểm phát triển kinh tế của huyện cịn thấp về quy mơ. Do vậy, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế những năm gần đây là khá cao, song khối lượng tăng tuyệt đối còn rất khiêm tốn; khối lượng và chủng loại sản phẩm của các ngành còn nhỏ và đơn điệu, bình quân thu nhập đầu người chưa cao. Hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện nhìn chung cịn yếu kém hơn so với một số huyện ngoại thành khác của Hà Nội. Mạng lưới giao thông cần tiếp tục được đầu tư khá lơn, nhất là một số tuyến trục giao thơng chính.

Về các nguồn lực cho phát triên, dân số trên địa bàn huyện đã, đang và sẽ tăng nhanh, trong có nguồn đáng kể là tăng cơ học. Tình hình đó đang và sẽ tiếp tục gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đồng thời xu thế trên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý xã hội và môi trường trên địa bàn huyện. Lực lượng lao đông dồi dào nhưng hiện phần đông đang làm nông nghiệp. Quỹ đất tuy thuận lợi cho phát triển đô thị, song cơ cấu sử dụng đất hiện nay là chưa hợp lý. Việc phát huy cơ chế, chính sách huy động vốn cho đầu tư phát triển từ quỹ đất trên địa bàn huyện cũng có hạn chế do thị trường bất động sản ở huyện mới phát triển những năm gần đây nên chưa vững chắc và còn nhiều yếu tố rủi ro.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)