1.1 Cơ sở lý luận về cơng tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên
1.1.3. Các nội dung và các yêu cầu thực hiện chính sách thu hồi đất, bồ
giải phóng mặt bằng
Căn cứ theo Luật Đất đai 2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP); Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP); Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 47/2014/ND-CP); Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi một số quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và những văn bản pháp quy có liên quan thì luận văn xác định nội dung bồi thường khi GPMB trên địa bàn huyện như sau:
a) Xây dựng kế hoạch bồi thường khi GPMB
Căn cứ trên kế hoạch và chủ trương thu hồi đất, UBND huyện ban hành Thông báo thu hồi đất gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Thơng báo thu hồi đất là căn cứ pháp lý để tổ chức được giao nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng và nhà đầu tư thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo trình tự, thủ tục quy định.
Nội dung thông báo thu hồi đất gồm: Lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự kiến về kế hoạch di chuyển.
UBND xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi khơng phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và
tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất bị thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất bị thu hồi khơng chấp hành quyết định thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc.
b) Lập, thẩm định phương án bồi thường khi GPMB
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư lập phương án bồi thường khi GPMB và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Việc lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, đại diện Ủy ban Mặt trân Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp cịn ý kiến khơng đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hồn chỉnh phương án trình Thường trực Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện.
Thường trực Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện thẩm đinh phương án bồi thường GPMB trước khi trình UBND huyện quyết định thu hồi đất.
c) Tổ chức thực hiện phương án bồi thường khi GPMB
Sau khi UBND huyện ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường khi GPMB thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định
phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường khi GPMB.
Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tiến hành tổ chức thực hiện việc bồi thường theo phương án bồi thường đã được phê duyệt.
Trương hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì UBND cấp xã, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện. Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận đơng, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
d) Kiểm tra, giám sát việc và giải quyết khiếu nại khi bồi thường GPMB. Công tác bồi thường khi GPMB là một việc làm phức tạp, liên quan chặt chẽ đến quyền lợi về tài chính nên rất dễ có những hành vi vi phạm pháp luật nhằm thu lợi bất chính, chính quyền địa phương cấp trên, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải có kế hoạch kiểm tra, giám sát coi đây là nhiệm vụ thường xuyên trong q trình triển khai cơng tác bồi thường khi GPMB, kịp thời phát hiện những sai phạm, vi phạm pháp luật để xứ lý tạo niềm tin trong nhân dân.
Công tác kiểm tra, giám sát việc bồi thường khi GPMB có thể được thực hiện theo 02 phương thức: định kỳ và đột xuất, tùy vào từng thời điểm, diễn biến của công tác bồi thường khi GPMB.
Tiếp nhận và giải quyết phản ánh, khiếu nại của công dân theo quy định.
1.1.4. Các tiêu chí đánh giá cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
+ Cơng tác bồi thường, hỗ trợ
- Đơn vị thực hiện, số lượng nhân sự tham gia thực hiện, trình độ chun mơn, nghiệp vụ để thực hiện thu hồi đất GPMB.
- Xác định đối tượng bồi thường (quy mô dự án, thời gian thực hiện, phạm vi ảnh hưởng, giá trị bồi thường dự kiến, số hộ tái định cư)
- Loại đất bồi thường - Đơn giá bồi thường + Chính sách hỗ trợ - Hỗ trợ di chuyển
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất - Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm - Hỗ trợ khác
+ Chính sách tái định cư
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý nhà nước trong bồi thường, hỗ trợ GPMB trong đó chủ yếu bởi các yếu tố sau:
- Cơ chế, chính sách pháp luật: + Thời kỳ trước năm 1945
Chính sách bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất ở Việt nam gắn liền với việc hình thành các triều đại phong kiến. Ở mỗi kiểu Nhà nước các hình thức sở hữu đất đai ln được các giai cấp thống trị chú trọng. Bắt đầu từ thời vua Gia Long, Nhà nước thật sự thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất không chỉ thuộc sở hữu Nhà nước mà cả sở hữu tư nhân và sở hữu làng xã. Tuy nhiên sỡ hữu Nhà nước bao giờ cũng lấn át sở hữu tư nhân và sở hữu làng xã. Chính sách bồi thường được thực hiện rất nguyên tắc và chặt chẽ.
+ Thời kỳ sau cách mạng tháng 8/1945 đến năm 1975
Sau cách mạng tháng tám thành công chúng ta tiến hành xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thiết lập quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân. Hiến pháp năm 1959, Nhà nước thừa nhận ba hình thức sở hữu đất đai bao gồm sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thể. Khi tiến hành thu hồi đất Nhà nước tiến hành điều chỉnh ruộng đất hoặc nhượng lai ruộng đất cho người bị trưng
dụng sẽ được đền bù từ 1 đến 4 năm sản lượng thường niên của ruộng được trưng dụng. Thực tế trong thời kỳ này phương án bồi thường chủ yếu là thoả thuận sau đó thống nhất giá mà khơng cần có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay ban hành giá bồi thường.
+ Thời kỳ sau năm 1975 đến trước sự ra đời Luật Đất đai năm 1993
Trên cơ sở hiến pháp năm 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Vì vậy việc thực hiện đền bù về đất không được thực hiện mà chỉ thực hiện đền bù tài sản gắn liền với đất hoặc những thiệt hại do việc thu hồi đất gây nên.Ngày 01/07/1980 hội đồng chính phủ ra quyết định 201/CP về việc: khơng được phát canh thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất với bất kỳ hình thức nào, không được dùng để thu những khoản lợi nhuận khơng do thu nhập mà có, trừ trường hợp do Nhà nước quy định”. Quan hệ đất đai thời kỳ này đơn thuần chỉ là quan hệ “giao-thu” giữa Nhà nước và người sử dụng.
Ngày 31/5/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định 186/HĐBT về việc đền bù thiệt hại đất nơng nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang mục đích khác, điều 1 của NĐ này quy định rõ mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nơng nghiệp, đất có rừng sử dụng vào mục đích khác phải đền bù thiệt hại về đất nơng nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Tiền bồi thường tài sản trên mặt đất và tài sản trong lịng đất cho chủ sử dụng khơng phụ thuộc các khoản đền bù về đất. Khung giá đền bù thiệt hại do UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương quy định cụ thể. Mức bồi thường đối với huyện, huyện, thành phố thuộc tỉnh sát với giá đất địa phương nhưng không được thấp hơn hoặc cao hơn giá quy định của chính phủ.
+ Thời kỳ Sau khi ban hành Luật Đất đai 1993 đến nay
Hiến pháp năm 1992 ra đời thay thế Hiến pháp năm 1980 đã quy định: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN”. Và điều 18 quy định: “Các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng lâu dài và được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật”.
Trên cơ sở hiến pháp năm 1992 kế thừa có chọn lọc Luật Đất đai năm 1988, Luật Đất đai năm 1993 ra đời. Đây là văn kiện chính sách quan trọng đối với việc thu hồi đất và đền bù thiệt hại của Nhà nước, Luật đất đai quy định rõ hơn về quyền của người được giao đất gồm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp. Đồng thời chính phủ quy định khung giá cho từng loại đất, từng vùng và theo thời gian. Sau khi Luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 90/CP-NĐ ngày 17/08/1994 để cụ thể hố chính sách bồi thường. Tuy nhiên có thể nói chính sách bồi thường của nghị định này vẫn còn rất nhiều hạn chế, chưa bù đắp một cách đầy đủ những thiệt hại gây ra từ việc thu hồi đất, chỉ bồi thường thiệt hại về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản, cho nên người bị thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn, khơng đủ khả năng tái tạo lại cuộc sống so với trước khi bị thu hồi, quyền và nghĩa vụ của họ chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Đến năm 1998 Chính phủ ban hành nghị định số 22/1998 ngày 24/4/1998 để thay thế Nghị định 90/CP, chính sách bồi thường đã thay đổi có sự mở rộng phạm vi bồi thường để bù đắp một phần nào đó cho người bị thu hồi đất nhưng vẫn chưa đảm bảo hết thiệt hại. Đặc biệt với sự ra đời của Luật đất đai năm 2003 đã khắc phục được những thiếu sót trong cơng tác bồi thường. Trong đó có những quy định cụ thể về việc tính bồi thường về đất, điều kiện nơi tái định cư đối với các trường hợp được áp dụng cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc.
+ Ngày 01/7/2014 Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực. Sự ra đời của Luật Đất đai năm 2013 đã thể chế hoá đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng của Nghị quyết số 19/NQ-TƯ tại Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời khắc phục, giải quyết những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật đất đai năm 2003.
Một là, Luật Đất đai 2013 đã cụ thể hóa các quyền của Nhà nước đối với đất đai như: quyền của đại diện chủ sở hữu; quyền quyết định mục đích sử dụng đất; quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất; quyền quyết định thu hồi, trưng dụng đất đai; quyền quyết định giá đất; quyết định chính sách tài chính về đất đai…
Đồng thời, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai như: trách nhiệm cụ thể của Nhà nước về quản lý đất đai; những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số; trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng, cung cấp thông tin đất đai và trách nhiệm của cơng chức địa chính tại xã, phường, thị trấn.
Hai là, Luật Đất đai 2013 đã bổ sung những nội dung cơ bản trong việc điều tra, đánh giá về tài nguyên đất đai, nhằm khắc phục bất cập hiện nay mà Luật Đất đai năm 2003 chưa có quy định cụ thể; bổ sung những quy định quan trọng trong nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nhằm khắc phục khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bổ sung và quy định rõ quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người dân trong vùng quy hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Ba là, Luật quy định cụ thể, rõ ràng từ nguyên tắc đến nội dung và mở rộng dân chủ, cơng khai trong q trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch như: Việc lấy ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp quốc gia và cấp tỉnh và cấp huyện được thực hiện thơng qua hình thức cơng khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử theo quy định.
Ngồi ra, Luật thiết lập sự bình đẳng hơn trong việc tiếp cận đất đai giữa nhà đầu tư trong và nước ngoài; quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho