3.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Đan Phượng đến năm
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Đan Phượng đến 2020
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020 được xây dựng trên những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện, phù hợp mới mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như của Nhà nước, được thể hiện cơ bản qua các nét sau:
Phát triển kinh tế xã hội của địa phương phải gắn liền với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực cũng như các địa phương lân cận trong thành phố, kết hợp chặt chẽ với các địa bàn lân cận, tận dụng lợi thế về địa hình, vị trí địa lí, giao thơng,... để phát triển kinh tế xã hội, hợp tác và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ các địa phương lân cận của thành phố, Trung ương.
Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, tăng cường hội nhập huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, phát triển mạnh kinh tế khai thác và chế biến, tạo chuyển biến căn bản, đột phá về chất lượng tăng trưởng gắn với thực hiện đổi mới mơ hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, từng bước xây dựng huyện Đan Phượng trở thành một trong những đô thị hiện đại, đáng sống của thành phố.
Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cổ quốc phịng, an ninh, giữ vững chính quyền trong mọi tình
huống âm mưu thù địch, tăng cường hợp tác phát triển tồn diện và phịng ngừa ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu. Với những lợi thế về điệu kiện tự nhiên, cơ cấu kinh tế và xuất phát điểm hiện nay, thích hợp hơn cả đối với huyện Đan Phượng là phát triển cơ cấu kinh tế với mũi chính yếu, đột phá đơ thị hóa. Lấy khu vực đơ thị hóa làm cơ sở, từ đó tạo tích lũy, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Như vậy, đơ thị hóa sẽ là trụ cột chính của kinh tế, các ngành kinh tế khác sẽ xoay quanh đó để phát triển.
Mục tiêu phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng GTSX trên địa bàn: Giai đoạn 2011-2015: 15-16%/năm; giai đoạn 2016-2020: 14-15%/năm. Khu vực kinh tế do huyện quản lý có tốc độ GTSX bình quân thời kỳ 2011-2015 là: 15,3%; thời kỳ năm 2016-2020 là: 15,5%.
- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Đến năm 2015, trong tổng GTSX: ngành CN- SX chiếm tỷ trọng 68%; TM-DV chiếm 30,9% và nông nghiệp chiếm 1,1%. Năm 2020, CN-SX là 47,5%; TM-DV chiếm 52,1% và nông nghiệp chiếm 0,4%.
- Thu nhập bình quân đầu người theo GDP: Đến năm 2015 đạt 4.300-4.500 USD, năm 2020 đạt 7.500-8000 USD.
- Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp đến năm 2015 đạt 250 triệu đồng/ha; Năm 2020 đạt 400 triệu đồng/ha