Điều kiện kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Cùng với việc phát triển kinh tế chung của thành phố Hà Nội, trong năm qua kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt, mức đầu tư hạ tầng cơ sở được nâng cao, hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các trường học, bệnh viện, cơng trình văn hố... được củng cố và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

- Tăng trưởng kinh tế: trong những năm gần đây, kinh tế huyện Đan Phượng ln được duy trì ổn định ở mức cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện giai đoạn 2013 - 2017 đạt 16,7%.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự

chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, thuỷ sản; tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế bước đầu đã có tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động. Hiện nay, tỷ lệ lao động ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao tới 63%, song những năm gần đây trong nội bộ ngành này chuyển dịch theo hướng tập trung vào chăn nuôi.

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

+ Khu vực kinh tế nông nghiệp: trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của đơ thị hóa khá nhanh làm cho đất sản xuất nơng nghiệp - thủy sản có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của huyện vẫn tiếp tục tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu tăng năng suất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

+ Khu vực kinh tế công nghiệp - xây dựng:

Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 điểm cơng nghiệp chính: Cụm cơng nghiệp thị trấn Phùng, Điểm công nghiệp - TTCN làng nghề xã Đan Phượng, điểm công nghiệp - TTCN Sông Cùng xã Đồng Tháp, điểm công nghiệp - TTCN làng nghề xã Tân Hội, điểm công nghiệp - TTCN Đường nhánh N12.

Bên cạnh đó huyện rất chú trọng phát triển làng nghề và hoạt động khuyến nông với 7 làng nghề thuộc các xã: Liên Hà, Liên Trung, Song Phượng, Hạ Mỗ,

Hồng Hà, Tân Hội. Hiện nay, huyện đang tiếp tục triển khai xây dựng mới các điểm công nghiệp - TTCN, làng nghề để đưa ngành công nghiệp - TTCN của huyện phát triển đúng với tiềm năng và định hướng.

Tuy nhiên tiềm năng và thế mạnh về phát triển công nghiệp - TTCN của huyện chưa được khai thác triệt để. Quy mô sản xuất của ngành công nghiệp - TTCN, xây dựng còn nhỏ bé. Thị trường tiêu thụ một số sản phẩm TTCN còn rất hạn hẹp, chủ yếu là thị trường địa phương nên chưa có thương hiệu.

+ Khu vực kinh tế dịch vụ:

Thương mại - du lịch, dịch vụ những năm gần đay đã có bước phát triển đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội. Thị trường nông thôn được mở rộng, các chợ được quan tâm đầu tư nâng cấp, hàng hóa tiêu thụ hàng năm tăng khá. Thương mại - dịch vụ đang thực sự là thế mạnh của nhiều xã trong huyện. Sự phát triển của ngành dịch vụ phù hợp với định hướng chung của huyện là: phát triển theo hướng kinh tế đô thị, đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nông nghiệp sinh thái và các ngành công nghiệp, TTCN truyền thống.

2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

+ Dân số: Năm 2017, dân số tồn huyện có 170.823 người.

+ Lao động, việc làm và thu nhập: Tổng số lao động trong độ tuổi của huyện năm 2017 là 94.085 người, chiếm 55% dân số.

Đan Phượng là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, lao động nông nghiệp của huyện có trình độ cao nên nông nghiệp của huyện đã có những bước chuyển dịch hiệu quả. Lao động phi nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ. Đan Phượng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

2.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông:

+ Giao thông đường bộ: Trên địa bàn huyện Đan Phượng có 3 tuyến đường chính: tuyến Quốc lộ 32 đoạn qua huyện dài 5,1km, bề mặt 35m; đường tỉnh lộ 422 dài 6,6km, bề rộng nền đường là 6,5m; tỉnh lộ 417 dài 7,9km, bề rộng nền đường

6,5m. Các tuyến đường nội bộ mới được đầu tư đã mang lại hiệu quả trong việc thông thương và giao lưu sản xuất như: Đường Đan Phượng - Tân Hội dài 3,4 km, bề rộng 20 m; đường Trúng Đích - Tỉnh lộ 422; đường đê Hữu Hồng dài 14,3 km; đường bờ kênh Đan Hoài (nhánh N2): Dài 5,7 km, bề rộng 20m. Các tuyến đường giao thông nông thôn: bao gồm các tuyến liên xã và các đường giao thông trong xã với tổng chiều dài khoảng 120km. Các tuyến đường này có bề rộng mặt 3 - 4,5 m hiện đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.

+ Giao thông đường thủy: Trên địa bàn huyện Đan Phượng có 2 con sơng chảy qua là sông Hồng và sông Đáy. Tuy nhiên, hệ thống giao thông đường thủy của huyện trong những năn qua chưa được quan tâm và khai thác một cách hiệu quả, chủ yếu là phục vụ công tác tưới tiêu nước.

b. Hệ thống thủy lợi:

Hệ thống thủy lợi khá đều và thuận lợi với 80,7% diện tích đất nơng nghiệp được tưới bởi hệ thống thủy lợi Đan Hoài. Vùng Tiên Tân có trạm bơm Tiên Tân, vùng ven Đáy có trạm bơm sơng Đáy đảm bảo đủ nước tưới, tiêu. Tồn huyện có 16 trạm bơm điện với 16 máy bơm có tổng cơng suất 13.200 m3/h tưới bổ sung cho vùng cao, vùng bãi sông Hồng, sông Đáy.

+ Với sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của dân đến nay huyện đã kiên cố hóa được 156,86 km. Hệ thống đê kè sơng Hồng, sơng Đáy, cơng trình phân lũ Đập Đáy là cơng trình trọng điểm quốc gia nên hàng năm được củng cố, xây dựng hiện đại để chống lụt và giao thông thuận tiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)