Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng, thành phố Hà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

1.2 Tổng quan thực tiễn về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Đan Phượng, thành phố Hà

trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng

Qua nghiên cứu, đánh giá, học hỏi kinh nghiệm công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB ở các địa phương khác trong cả nước, những bài học kinh nghiệm thực tiễn cho nghiên cứu đề tài như sau:

Thứ nhất: Huyện Đan Phượng có tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng, các dự án ồ ạt triển khai thực hiện. Do đó, vấn đề thu hồi đất để thực hiện các dự án trên địa bàn huyện luôn là vấn đề “nhạy cảm” cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và phải có quy hoạch hợp lý, chính xác, tránh trường hợp quy hoạch thừa, sử dụng đất thu hồi sai mục đích, gây lãng phí và bức xúc đối với nhân dân.

Thứ hai: Thu hồi đất để thực hiện đơ thị hóa là q trình tất yếu để phát triển đất nước và cải thiện kinh tế cho người dân. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ người dân vẫn thể hiện sự khơng đồng tình trong việc triển khai thực hiện. Một trong những ngun nhân chính đó là do người dân không được phổ biến đầy đủ kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thu hồi. Hay nói một cách khác là người dân đã phải thụ động tiếp nhận quyết định của các lãnh đạo, không được thảo luận và không được tham gia vào quá trình ra quyết định.

Vấn đề làm sao để tư duy của người lãnh đạo và người dân phải tìm được tiếng nói chung, chuyển hóa nhận thức để tiến trình đơ thị hóa diễn ra được thuận lợi hơn và nhanh hơn. Cộng đồng được tham gia vào quá trình từ quy hoạch cho tới

lựa chọn dự án đầu tư sẽ ý thức rõ được những bước đi mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự tham gia và sự đồng thuận của cộng đồng dân cư chính là giải pháp cốt lõi để loại bỏ khiếu kiện của dân, đẩy nhanh tiến trình đơ thị hóa.

Do đó, việc thực hiện cơ chế tham vấn cộng đồng và tạo đồng thuận của cộng đồng trong các quyết định về đất đai cần được huyện Đan Phượng tập trung thực hiện.

Thứ ba: Huyện Đan Phượng phải tổ chức thực hiện một cách đồng bộ có hệ thống từ khâu đền bù, giải tỏa, hỗ trợ, hạ tầng khớp nối phục vụ cho nhân dân. Chính sách bồi thường bằng tiền một lần cho người bị thu hồi đất không phù hợp với đòi hỏi về ổn định sinh kế của người bị thu hồi đất. Người bị mất đất phải được thụ hưởng trực tiếp lợi ích từ q trình đơ thị hóa, phải đóng vai trị động lực trong q trình đơ thị hóa. Điều này có nghĩa là huyện Đan Phượng cần đổi mới tồn diện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất. Mục tiêu hàng đầu mà chính quyền huyện Đan Phượng xác định khi thực hiện dự án tái định cư phải là đảm bảo tính ổn định về việc làm, thu nhập, không làm suy giảm đi nguồn thu nhập của dân.

Thứ tư: Một bài học kinh nghiệm cần chú ý khác của huyện Đan Phượng trong quá trình thu hồi đất, bồi thường GPMB là phải đặc biệt quan tâm những hộ gia đình có đơng thành viên, thuộc dạng nghèo, nhiều người lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Đây là những gia đình chuyển cư sau tái định cư đang hết sức lúng túng trong định hướng phát triển, tạo lập vốn, chọn nghề, cân đối cơ cấu chi tiêu, định hướng phát triển cho con cái. Do vậy, ngồi việc cấp thêm lơ đất phụ, cần hỗ trợ vốn, tìm kiếm việc làm và tư vấn việc giải quyết thích hợp giữa thu nhập và chi tiêu, đồng thời tăng cường tri thức thị trường cho họ và con cái họ.

Thứ năm: Xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện dự án thực sự có phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và ý thức trách nhiệm cao thực tế cho thấy, sự thành công của mỗi dự án tái định cư phụ thuộc vào nhiều yếu tố: điều kiện vật chất, nguồn kinh phí, cơ chế chính sách, đội ngũ cán bộ … Trong đó cán bộ trực tiếp thực hiện dự án được coi là nhân tố có ý nghĩa quyết định ở những dự án nào có

đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, trong sáng về đạo đức và có cái tâm vì dân vì nước thì ở đó hiệu quả của dự án đạt mức cao nhất. Cũng vì thế nên muốn thực hiện thành cơng chương trình di dời, tái định cư cần coi trọng việc nâng cao mức sống cho người dân sau tái định cư với một số biện pháp cụ thể sau:

- Một là chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thực sự giỏi về chuyên mơn, nhất là những người có nhiệm vụ làm quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai điều hành dự án.

- Hai là phải lựa chọn những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt để không dễ bị cắm dỗ, lung lạc bởi những lợi ích kinh tế để thực hiện chính sách đền bù, trợ cấp cho dân đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch. Nếu khơng ngay cả cơng trình có sở hạ tầng của khu tái định cư cũng có nguy cơ bị hớt xén dẫn đến chất lượng thấp… Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến mức sống và niềm tin của nhân dân cả trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)