trên địa bàn huyện Đan Phượng
2.3.1. Kết quả đạt được và những hạn chế
a) Những kết quả đạt được
Trong thời gian qua thì cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của huyện đã có nhiều thay đổi tích cực. Kết quả cụ thể đạt được như sau:
Bàn giao kịp thời các cơng trình trọng điểm phục vụ để phát triển kinh tế của huyện như Nhà máy nước mặt sông Hồng; Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2; Xây dựng đường nhánh N1; Xây dựng Đường nhánh N12, Liên Trung; Xây dựng Khu đất cơ chế (đất dịch vụ), đất ở xã Tân Lập; Xây dựng trụ sở BHXH huyện Đan Phượng; Trụ sở Kho bạc Nhà nước huyện Đan Phượng; Nâng cấp, cải tạo đường từ đình Thuận Thượng đi đồng Mỏ Hạc xã Song Phượng; Mở rộng trường THCS xã Tân Hội; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá QSD đất ở khu Đồng Sậy - Trẫm Sau xã Đan Phượng...
Ngồi ra, tính đến thời điểm tháng 3/2018, Hội đồng bồi thường tái định của huyện đang triển thực hiện 54 dự án/605 hộ//187,46 ha/106,32 tỷ đồng trình UBND huyện phê duyệt và bồi thường cho người bị thu hồi đất trong thời gian tới.
Qua số liệu trên ta thấy việc thực hiện bồi thường và giải phóng mặt bằng cho các dự án của huyện Đan Phượng, được thực hiện với lượng kinh phí khá lớn.
b) Những hạn chế và vướng mắc.
Trên địa bàn huyện hiện còn tồn tại một số dự án cho đến nay chưa đủ hồ sơ để thành lập Hội đồng BTHT&TĐC và Tổ công tác để triển khai thực hiện công tác GPMB.
Những tồn tại mang tính lịch sử, đặc thù của địa phương nơi cơ sở trong công tác quản lý đất đai như: Việc tổ chức thực hiện quỹ đất cơng ích khơng theo quy hoạch, quỹ đất này nằm rải rác xen kẹt với từng thửa đất nơng nghiệp của hộ gia đình đang trực tiếp sử dụng; việc lập hồ sơ quản lý đất cơng, đất nơng nghiệp cịn thiếu chính xác, chưa đầy đủ;
Hồ sơ quy hoạch sử dụng đất và hồ sơ địa chính của địa phương đối với các quỹ đất do UBND xã quản lý qua các thời kỳ không rõ ràng, không chặt chẽ, việc cập nhật biến động đất đai không đầy đủ, rõ ràng. Các hộ gia đình, cá nhân đã điều chuyển diện tích đất nơng nghiệp từ các hộ thừa sang các hộ thiếu, tuy nhiên hồ sơ quản lý không được cập nhật đầy đủ do vậy việc tổ chức thu thập hồ sơ, họp dân quân chính đảng, lấy ý kiến khu dân cư để làm căn cứ xác nhận nguồn gốc sử dụng đất mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án.
Các tồn tại khi giải quyết các vướng mắc việc thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP khi thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án như: Việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ vượt hạn mức giao đất nơng nghiệp; nhiều hộ gia đình sử dụng đất tự điều chuyển diện tích đất nơng nghiệp; nhiều hộ gia đình mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp không đúng quy định...hạn mức giao đất tại xã Hạ Mỗ, xã Tân Lập, xã Tân Hội, xã Song Phượng, xã Liên Trung theo phương án giao đất còn nhiều bất cập, thực tế việc sử dụng đất khác so với phương án 64/CP đã được phê duyệt; các hộ gia đình, cá nhân tự điều chuyển diện tích đất nơng nghiệp do vậy việc rà sốt hồ sơ và áp dụng chính sách BTHT mất nhiều thời gian và cơng sức.
Việc xử lý các tồn tại về vi phạm trật tư xây dựng trên đất nơng nghiệp tại các dự án cịn nhiều vướng mắc. Các hộ gia đình, cá nhân tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang làm nhà ở sinh sống từ nhiều năm, khơng đăng ký, khơng kê khai với Chính quyền địa phương dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong q trình điều tra, kiểm đếm hiện trạng; khó khăn trong việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất làm căn cứ phương án bồi thường, hỗ trợ dẫn đến chậm tiến độ trong thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng các dự án.
Khó khăn trong việc xác định chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với loại đất giao trái thẩm quyền; các hộ dân khơng có giấy tờ, hồ sơ chứng minh việc sử dụng đất. Trong quá trình sử dụng, các hộ tự cho tặng, chuyển nhượng bằng giấy tờ viết tay khơng có xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Về trình tự, thủ tục việc thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ đối với các dự án theo phương thức thỏa thuận. Cho đến nay, hiện chưa có các Văn bản của các bộ ngành hướng dẫn tổ chức thực hiện. Do vậy, trên cùng địa bàn việc triển khai thực hiện các dự án theo hình thức bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất và dự án do doanh nghiệp tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo phương thức thỏa thuận còn nhiều bất cập.
2.3.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng của huyện Đan Phượng huyện Đan Phượng
2.3.2.1. Yếu tố chính sách sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất ở huyện
Về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Giải quyết thủ tục đất đai tiến hành chậm là do tính ràng buộc pháp lý của cơng tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. Chẳng hạn, tại điều 52 Luật đất đai 2013 quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất, mục đích sử dụng đất (Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất) nhưng trong thực tế hầu hết các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đều cập nhật, đăng ký kế hoạch sử dụng đất chậm so với kỳ kế hoạch được phê duyệt do đó dẫn đến dự án chậm triển khai.
Mặt khác, trình độ chun mơn của cán bộ, cơng chức địa chính cịn nhiều hạn chế, hồ sơ địa chính về nguồn gốc, q trình sử dụng đất cịn thiếu hoặc khơng có, bị thất lạc gây khó khăn trong q trình quy chủ, xác định đối tượng được đền bù…. Cùng với đó các quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển đô thị cùng một thời điểm quá nhiều dẫn đến hiện tượng quy hoạch “ treo” làm tổn thất lớn về tài nguyên và lợi ích kinh tế, gây cản trở khơng nhỏ cơng tác đền bù và giải phóng mặt bằng khi có nhu cầu sử dụng đất.
2.3.2.2. Yếu tố chính sách bồi thường và giải phóng mặt bằng
Có nhiều nguyên nhân làm cho công tác đền bù, GPMB trầy trật. Điều dễ nhận thấy là hệ thống văn bản có liên quan đến cơng tác đền bù, GPMB, tái định cư ban hành chưa đồng bộ.
Trong khi đó cơng tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng của chính quyền cấp xã cịn nhiều bất cập, dẫn đến khó xử lý trong q trình tổ chức thực hiện. Việc áp giá đền bù thường kéo dài và vẫn cịn nhiều trường hợp thiếu cơng khai, minh bạch làm cho công tác đền bù, GPMB hết vướng lại bí. Trong nhiều trường hợp dân phản ứng. Họ phản ứng là do áp dụng chính sách khơng cơng bằng. Khơng ít đơn vị tổ chức cơng tác bồi thường, hỗ trợ chưa thực hiện đúng quy trình cơng khai, dân chủ về chính sách, về phương án bồi thường và cịn sai sót trong kiểm kê, áp giá…
Để chạy kịp với thực tiễn, những năm qua, cơ chế, chính sách bồi thường GPMB từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay.. thay đổi liên tục. Đơn giá bồi thường chính sách hỗ trợ cũng thay đổi, bổ sung, dẫn đến chính sách bồi thường, GPMB chưa đồng bộ nhất quán.
Thực tế trong những năm qua thành phố và huyện đã có nhiều nỗ lực trong công tác GPMB, thế nhưng cơng tác này vẫn cịn lộ rõ khơng ít bất cập. Trong q trình triển khai thực hiện cơng tác bồi thường mất rất nhiều thời gian cho việc xác nhận thời điểm xây dựng nhà cửa, nguồn gốc đất đai, sổ hộ khẩu. Theo quy định việc xác nhận thuộc thẩm quyền UBND cấp xã nhưng cơng tác xác nhận gặp nhiều khó khăn so thiếu hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, xây dựng cơng trình.
Do cơ chế, chính sách thay đổi liên tục, thiếu nhất qn, gây khó khăn trong q trình thực hiện. Mà trong quá trình lập phương án đền bù cho đến khi ra quyết định thu hồi đất thực hiện quá chậm, một số dự án chậm trễ trong phê duyệt phương án dẫn đến chi trả chậm, trong khi cơ chế, chính sách thì thay đổi theo xu hướng tăng, mà GPMB càng để lâu càng khó khăn.
Về thu hồi đất, bồi thường GPMB tái định cư: Công tác đo đạc lập hồ sơ ban đầu còn chưa bảo đảm yêu cầu, do một số đơn vị tư vấn không đủ năng lực, phải chỉnh sửa bổ sung nhiều kéo dài thời gian. Việc bố trí đất tái định cư cho các hộ bị giải tỏa chưa kịp thời, khu tái định cư còn thiếu, chưa chú trọng đến việc chuyển đổi nghề; tạo việc làm mới có thu nhập. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội(điện, nước, giao thông, trường học, nhà văn hóa, nhà truyền thơng…) thiếu
đồng bộ. Nên việc di chuyển đến nơi ở mới của hộ bị giải tỏa gặp rất nhiều trở ngại, chậm nhiều so với kế hoạch.
Công tác quản lý hiện trạng, xử lý vi phạm về xây dựng, cơi nới lấn chiếm trái phép về đất đai ở các khu quy hoạch chưa kịp thời nên chưa ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm của người dân.
Vai trò của UBND các xã đối với công tác bồi thường, GPMB là hết sức cơ bản. Tuy nhiên, các xã hiện nay còn lúng túng trong việc xác nhận thời điểm sử dụng đất, nguồn gốc đất cho các đối tượng sử dụng đất hoặc theo dõi bảo vệ hiện trạng sử dụng đất đã có quy hoạch dẫn đến tiến độ thực hiện công tác bồi thường, GPMB đối với một số dự án được triển khai chậm hoặc phát sinh các vụ khiếu kiện kéo dài.
2.3.2.3. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn và cơng bố các chính sách liên quan Cơng tác GPMB được UBND thành phố, trực tiếp là Ban chỉ đạo GPMB thành phố chỉ đạo chặt chẽ từ các ngành, các cấp đã nhận thức rõ vai trò trách nhiệm trong nhiệm vụ GPMB, thực hiện tốt công tác tuyên truyền giải thích các chế độ chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước để mọi người cảm thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung. Vì vậy đại đa số nhân dân thơng hiểu chế độ chính sách của Đảng, Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và mục đích phát triển kinh tế. Các chính sách của Nhà nước đã được cơ quan chuyên môn tham mưu kịp thời như: giá đất trên địa bàn toàn thành phố , giá bồi thường và các chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chính sách về ưu đãi đầu tư, chính sách đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm mới cho người dân khi bị thu hồi đất… Do vậy các phương án bồi thường khi tính tốn ln đảm bảo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và các quy định của Pháp luật. Công khai dân chủ, minh bạch đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB nên phần lớn diện tích bàn giao cho các nhà đầu tư được kịp thời theo đúng tiến độ.
Đối với người dân
Một bộ phận lớn người dân đã phần nào hiểu được các chủ trương, chính sách thu hồi đất, bồi thường GPMB của địa phương từ đó họ sẵn sàng thực hiện theo kế hoạch của địa phương đồng thời họ cũng tích cực là những người tuyên truyền lợi ích của các dự án mang lại cho cộng đồng người dân nơi đây hiểu được chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương mình.
Song bên cạnh đó thì một bộ phận tỏ ra thiếu ý thức cộng với tư tưởng “ chây ỳ” đã làm cho nhiều dự án thu hồi đất gặp khơng ít khó khăn, họ ln địi hỏi lượng tiền đền bù lớn hơn so với quy định của Nhà nước và địa phương. Mặt khác họ lại lơi kéo kích động nhân dân khơng chấp hành chính sách của Nhà nước, làm ảnh hưởng tới tiến độ bồi thường GPMB và thi công triển khai dự án.
Đối với các nhà đầu tư
Một số nhà đầu tư theo quy định phải ứng trước kinh phí để chi trả bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng do năng lực tài chính hạn chế nên khơng đáp ứng kịp thời nguồn để chi trả bồi thường. Ngoài ra, một số nhà đầu tư sau khi thực hiện thu hồi đất họ chưa thực hiện đầy đủ các các cam kết để đảm bảo an sinh xã hội. 2.3.2.5. Các yếu tố khác
Bên cạnh đó trình độ nhận thức của một số cán bộ trong các cơ quan Nhà nước ở các cấp thực hiện công tác bồi thường GPMB cịn nhiều điểm khơng thống nhất, gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện bồi thường GPMB. Đặc biệt trong việc xác định các đối tượng và các điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Ngồi ra chính sách bồi thường thiệt hại của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán, đặc biệt là giá bồi thường. Cụ thể là người được bồi thường sau thường được hưởng chế độ bồi thường cao hơn người trước, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến người dân cố tình trì hỗn, gây khó khăn trong cơng tác bồi thường GPMB.
Kết luận chương 2
Qua phân tích thực trạng cơng tác thu hồi đất, bồi thường GPMB gian đoạn 2013-2017 trên địa bàn huyện Đan Phượng được trình bày ở chương 2, ta có thể
thấy huyện Đan Phượng đã có những thành tựu đáng kể trong công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB. Bên cạnh những thành quả đạt được của việc quản lý Nhà nước trong công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB cịn có một vài hạn chế cần được khắc phục như:
Một là, chế độ chính sách về bồi thường thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các văn bản, Quyết định của UBND thành phố Hà Nội ban hành còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình địa phương.
Hai là, về cơng tác thực hiện thu hồi đất nông nghiệp, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần được chú trọng và có giải pháp cụ thể.
Ba là, việc tổ chức thực hiện chưa thực hiện tốt biện pháp vận động phổ biến, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của cơng dân liên quan đến chính sách đền bù thiệt hại GPMB chưa được kịp thời dứt điểm, dẫn đến tình trạng kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.
Bốn là, công tác sử dụng đất, giao đất cho thuê và cấp giấy QSDĐ còn nhiều bất cập. Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại trên góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Đan Phượng, tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ GPMB được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG Ở HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến 2020
Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020 được xây dựng trên những đặc điểm kinh tế xã hội của huyện, phù hợp mới mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như của Nhà nước, được thể hiện cơ bản qua các nét sau: