Tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 70 - 75)

2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng của huyện

2.2.2. Tổ chức bộ máy

2.2.2.1 Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện * Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm Phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện Đan Phượng hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xun; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được Nhà nước bố trí văn phịng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Chức năng: Trung tâm phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

- Nhiệm vụ:

+ Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất

hàng năm của huyện, huyện, thị xã thuộc tỉnh Thành phố để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

+ Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (GPMB) khi Nhà nước thu hồi đất.

+ Lập trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được cơ quan có thẩm quyền giao.

+ Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương khi được cơ quan có thẩm quyền giao.

+ Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai.

+ Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. + Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất.

+ Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.

+ Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và quy định của pháp luật khác có liên quan.

+ Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND huyện giao theo quy định của pháp luật.

- Trung tâm Phát triển quỹ đất có 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc (Do Chủ tịch UBND Huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố) trong đó có 01 Phó Giám đốc thường trực.

Trung tâm có 04 tổ chun mơn chun mơn:

+ Tổ nghiệp vụ Quản lý và phát triển quỹ đất: chuẩn bị đầu tư và thực hiện quản lý đầu tư xây để phục vụ việc quản lý và phát triển quỹ đất; tổ chức thực hiện khai thác quỹ đất, do cơ quan tạo lập hoặc được giao quản lý theo quy định. Rà soát, tổng hợp, lập kế hoạch thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND huyện để đề xuất kế hoạch giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch; xây dựng kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Tổ nghiệp vụ GPMB: Thực hiện các công việc liên quan đến công tác GPMB như họp dân, kiểm đếm, lập hồ sơ thu hồi đất, lập phương án bồi thường, trả tiền bồi thường, giải quyết tranh chấp, vướng mắc.

+ Tổ Kế hoạch - Tài chính: Thực hiện các công việc liên quan đến thanh toán, quyết toán, đối chiếu cân đối nguồn vốn, báo cáo chủ đầu tư...

+ Tổ Hành chính tổng hợp: Giúp Ban giám đốc trong việc lên kế hoạch làm việc, giải quyết các cơng việc hành chính, lưu trữ, soạn thảo văn bản, tổng hợp báo cáo...

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Trung tâm Phát triển quỹ đất bao gồm Lãnh đạo trung tâm và các tổ chuyên mơn.

Hình 2.2: Sơ đồ Bộ máy tổ chức quản lý của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng

- Tổng số: 33 người, trong đó: Biên chế 23 người, Lao động hợp đồng 10 người, có chun mơn về quy hoạch, xây dựng, tài chính, kinh tế, quản lý đất đai…

Giám đốc Phó Giám đốc Tổ nghiệp vụ Giải phóng mặt bằng Tổ Hành chính tổng hợp Tổ Tài chính- kế hoạch Tổ nghiệp vụ Quản lý và phát triển quỹ đất Phó Giám đốc

Cũng giống như tình trạng chung của khối hành chính, sự nghiệp, Cán bộ công chức, viên chức Trung tâm Phát triển quỹ đất với trình độ chun mơn thấp, hiệu quả cơng việc không cao. Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhưng chủ yếu là học Văn bằng 2 cho đủ điều kiện theo quy định, một số lượng không nhỏ các cán bộ tốt nghiệp đại học ở một số ngành, lĩnh vực như tin học, văn học, ngoại ngữ, thể dục thể thao chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của công tác GPMB.

Bảng 2.1. Đội ngũ nhân lực của Trung tâm Phát triển quỹ đất

Phân loại nhân lực Biên chế Hợp đồng Tổng cộng

Chính quy Tại chức Chính quy Tại chức

1. Ngành kỹ thuật 16 0 8 0 24 Thạc sỹ 2 0 0 0 2 Đại học 13 0 7 0 20 Cao đẳng, trung cấp 01 0 1 0 02 2. Ngành kinh tế, luật 7 0 2 0 9 Thạc sỹ 0 0 0 0 0 Đại học 6 0 2 0 8 Cao đẳng, trung cấp 1 0 0 0 1

Đội ngũ cán bộ, công chức chưa ổn định và chuyên nghiệp. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công chức chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, còn bất cập về nhiều mặt: tri thức và năng lực quản lý Nhà nước về xã hội, kinh tế thị trường, pháp luật, hành chính, kỹ năng thực thi công vụ cũng như khả năng vận dụng khoa học cơng nghệ hiện đại trong cơng tác quản lý cịn rất hạn chế. Đa số cán bộ trung tâm còn trẻ nhưng tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần phục vụ nhân dân chưa cao.

Việc bố trí cán bộ, cơng chức chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất và u cầu chun mơn nghiệp vụ. Cơ chế quản lý, sử dụng và chế độ chính sách đối với cán bộ, cơng chức cịn nhiều bất hợp lý, chưa tạo được động lực khuyến khích đội

ngũ cán bộ, cơng chức đề cao trách nhiệm, phấn đấu rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác.

2.2.2.2 Bộ máy quản lý thực hiện giải phóng mặt bằng

Bộ máy quản lý bồi thường khi GPMB trên địa bàn huyện là: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, hội đồng này được thành lập theo từng dự án.

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án trong đó bao gồm các thành phần:

- Thành phần Hội đồng gồm có:

+ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện làm Chủ tịch Hội đồng; + Lãnh đạo Phịng Tài ngun và Mơi trường - ủy viên;

+ Trưởng Phịng Tài chính kế hoạch - ủy viên; + Trưởng Phịng Quản lý đơ thị - ủy viên; + Lãnh đạo Phòng Kinh Tế - ủy viên

+ Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện - ủy viên;

+ Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án - ủy viên; + Đại diện chủ đầu tư - ủy viên;

+ Đại diện cho lợi ích hợp pháp của những người có đất thuộc phạm vi dự án (từ 1 dến 2 người) do UBND và Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thuộc phạm vi dự án giới thiệu được tham gia khi thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đại diện những người có đất thuộc phạm vi dự án có trách nhiệm phản ánh nguyện vọng của những người có đất thuộc phạm vi dự án và vận động những chủ sử dụng đất nằm trong phạm vi dự án thực hiện di chuyển, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

- Thành phần của Tổ cơng tác gồm:

+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã làm tổ trưởng. + Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất - tổ phó. + Cán bộ địa chính cấp xã - tổ viên;

+ Cán bộ quản lý đô thị cấp xã - tổ viên;

+ Đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi thuộc phạm vi dự án - tổ viên; + Đại diện chủ đầu tư - tổ viên

+ Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất - tổ viên.

Trên cơ sở yêu cầu thực tế tổ chức công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện có thể trình UBND cấp huyện quyết định bổ sung một số thành viên khác tham gia Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)