Điều kiện tự nhiên của huyện Đan Phượng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Đan Phượng là huyện ngoại thành, nằm ở phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đơ Hà Nội 18km. Vị trí địa lý tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Mê Linh; Phía Nam giáp huyện Hồi Đức; Phía Đơng giáp huyện Bắc Từ Liêm; Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ.

Hình 2.1. Vị trí địa lý huyện Đan Phượng

Đan Phượng có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội, khu cơng nghệ cao Hồ Lạc và chuỗi đô thị mới Xuân Mai - Miếu Mơn - Hồ Lạc - Sơn Tây. Thuận lợi cho việc giao

thương hàng hóa với các vùng. Đan Phượng trong tương lai sẽ có vai trị quan trọng trong việc cung cấp rau, thực phẩm chất lượng cao và hoa cây cảnh cho các thị trường lớn này.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Là huyện có địa hình tương đối bằng phẳng; thấp dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Địa hình của huyện được chia thành 2 vùng chính là vùng bãi bồi và vùng đồng bằng.

2.1.1.3. Khí hậu

Đan Phượng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, 1 năm chia thành 2 mùa khá rõ nét với các đặc trưng khí hậu chính như sau:

Nhiệt độ khơng khí: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,1- 23,5 0C Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.521 - 1.676 mm Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85%

Gió: Vào mùa khơ thường có gió đơng bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió Tây Nam và gió Đơng Nam với tốc độ gió trung bình 2.5 - 3 m/s.

Sương muối hầu như khơng có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thơng thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần.

2.1.1.4. Thuỷ văn

Huyện Đan Phượng có 2 nhánh sơng chính chảy qua là sông Hồng và sông Đáy: Sông Hồng: chảy qua địa phận huyện 15 km, nguồn thủy năng của sông Hồng rất lớn lên tới 174 tỷ m3/năm; nguồn nước sơng Hồng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác thủy lợi và cải tạo đồng ruộng.

Sông Đáy: là một phân lưu của sông Hồng bắt đầu từ đập Phùng, hiện nay do dòng chảy bị ngăn cách với sông Hồng bởi đập Đáy nên vào mùa khô nước sông bị cạn kiệt, lưu lượng nước không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.

Với hai hệ thống sông trên hàng năm cung cấp một nguồn phù sa lớn cho vùng bãi bồi ven sơng của huyện. Ngồi ra cịn có hệ thống hồ đập lớn nhỏ, đảm bảo việc tưới tiêu cho diện tích đất canh tác, sản xuất nông nghiệp của huyện.

2.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Huyện Đan Phượng có tổng diện tích tự nhiên: 7.735,48 ha, trong đó: - Đất nơng nghiệp: 3.484,01 ha, chiếm 45,04% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 3.385,97 ha, chiếm 43,77% tổng diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 865,5 ha, chiếm 11,19% tổng diện tích tự nhiên

* Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng với diện tích 7718,31 ha và xây dựng bản đồ đất huyện Đan Phượng của Viện Quy hoạch &TKNN, tài nguyên đất huyện Đan Phượng được chia làm hai nhóm đất chính là:

- Nhóm đất phù sa (Fluvisoils)

Diện tích có 4.147,96 ha, chiếm 95,64% tổng diện tích điều tra, phân bố ở tất cả các xã trong huyện. Đây là nhóm đất được hình thành do q trình bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Đáy. Loại đất này được sử dụng chủ yếu trồng lúa và cây màu nhiều vụ trong năm đặc biệt là ngô, rau, đậu tương...

- Nhóm đất glây (Gley soils)

Loại đất này có diện tích 188,88 ha, chiếm 4,36% tổng diện tích điều tra. Loại đất này hiện cũng đang được sử dụng để trồng 2 vụ lúa.

Ngoài 2 loại đất trên huyện Đan Phượng cịn có đất sơng hồ, mặt nước có diện tích 1.076,66 ha; đất khác 2.304,81 ha.

b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt:

Chủ yếu dựa vào nguồn nước được lấy từ sông Hồng, sông Đáy thông qua hệ thống kênh mương dày đặc. Tài nguyên nước của huyện còn được bổ sung thêm một lượng đáng kể từ nguồn nước mưa dồi dào (lượng mưa bình quân/năm từ 1.521 - 1.676 mm). Nguồn nước này tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. Ngoài ra, hệ thống đầm hồ, ao ven đê…cũng góp phần tích cực cho việc chống hạn. Hiện nay, nguồn nước mặt của huyện chủ yếu dùng cho sản xuất, song khả năng khai thác sử dụng còn hạn chế.

Tiềm năng nước ngầm của huyện khá lớn, tầng nước ngầm của huyện đa phần là gồm hai tầng, tầng thứ nhất cách mặt đất từ 15 - 25 m, tầng thứ hai cách mặt đất từ 100 - 120 m. Hiện nay, tầng thứ hai đã được khai thác nhiều để phục vụ cho sinh hoạt. Ngoài ra, một phần nước sinh hoạt của người dân trong huyện được lấy từ nguồn nước mưa.

Nhìn chung, nguồn nước của huyện được cung cấp khá dồi dào và ổn định. Việc khai thác và sử dụng còn khá lãng phí, khơng hợp lý dẫn đến tình trạng lãng phí và làm ơ nhiễm nguồn nước. Vì vậy, cần có các biện pháp khai thác và sử dụng nguồn nước hợp lý và tiết kiệm hơn, chú trọng nâng cao chất lượng nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu của người dân.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện chủ yếu là đất sét vùng bãi bồi có thể dùng cho sản xuất gạch ngói ở các xã trong huyện. Ngồi ra, cịn có cát xây dựng ở khu vực triền sông Hồng đủ để đáp ứng nhu cầu trong vùng và khu vực.

d. Tài nguyên nhân văn

Huyện Đan Phượng là mảnh đất văn hiến, giàu bản sắc dân tộc, là quê hương của danh nhân Tơ Hiến Thành, là huyện có truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động, yêu nước và tinh thần cách mạng.

Để khai thác và phát huy tốt các loại hình hoạt động văn hố, tinh thần truyền thống của dân tộc, hàng năm các xã đều tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống nhằm giáo dục người dân truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và phát huy các hoạt động văn hóa tinh thần lành mạnh.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân huyện đã phát huy truyền thống đồn kết, ý chí tự lực tự cường, khắc phục mọi khó khăn nên đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, văn hóa và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)