Dự báo nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng đến

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 95)

3.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Đan Phượng đến năm

3.1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn huyện Đan Phượng đến

2020 tầm nhìn 2025

Đất đai là tài ngun vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt và là điều kiện quyết khơng thể thiếu trong mọi q trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc tiếp thu ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ để khai thác và sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả đất đai cho các mục đích dân sinh, kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế là quan điểm bao trùm nhất. Cụ thể:

Dành quỹ đất hợp lí cho phát triển dịch vụ, thương mại, tập trung nhằm sử dụng tốt hiệu quả cơ sở hạ tầng, lao động, tạo ra môi trường thu hút vốn đầu tư. Phát triển các làng nghề truyền thống nhằm tận dụng lao động trong quá trình thu

hồi đất. Hình thành trung tâm dịch vụ và góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động.

Sử dụng đất đáp ứng cho phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, đô thị và các cơng trình phúc lợi cơng cộng khác.... cũng như diện tích đất ở cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu sản xuất và quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Từ nay đến năm 2020 cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác đưa vào sử dụng phần diện tích đất nơng nghiệp được sử dụng cho các mục đích dân sinh, kinh tế, xã hội, thiết chế công trên cơ sở sử dụng tối đa phần diện tích đất nơng nghiệp hiện UBND xã đang quản lý. Thực hiện thu hồi GPMB đối với phần diện tích đất nơng nghiệp nằm trong các dự án đã được phê duyệt thu hồi GPMB góp phần đưa diện mạo huyện Đan Phượng trở thành một đô thị phát triển của thành phố.

Trên cơ sở phương án sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đan Phượng, phân bố sử dụng đất đai cụ thể cho từng mục đích sử dụng trên địa bàn huyện Đan Phượng đến năm 2020 được xây dựng như sau:

- Đất nông nghiệp khoảng 2.560 ha: Trong đó

+ Đất trồng lúa: 860 ha

+ Đất trồng cây lâu năm 760 ha

+ Đất trồng cây hàng năm cịn lại: 724 ha + Đất ni trồng thủy sản: 192 ha

- Đất phi nông nghiệp khoảng 4.945 ha Trong đó

+ Đất trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp: 35 ha + Đất quốc phòng: 17 ha

+ Đất an ninh: 6 ha

+ Đất phát triển hạ tầng:116 ha + Đất ở tại đô thị: 270,23 ha + Đất ở tại nông thôn: 1.353 ha

Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đan Phượng tuân thủ đúng theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Đan Phượng đã được phê duyệt:

- Đất nơng nghiệp: Là một huyện có tốc độ phát triển cao về cơ sở hạ tầng nên hiện có rất nhiều dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường giao thông, xây dựng các khu dân cư, đô thị... Đây là những dự án địi hỏi cần có một lượng quỹ đất rất lớn. Việc dẫn đến mất đất nông nghiệp để phục vụ cho các mục đích phi nơng nghiệp là một nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của huyện.

+ Diện tích hiện trạng năm 2010 của huyện là 3.569,52 ha, chiếm 46,14% diện tích tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch đất nông nghiệp dự kiến giảm 1.008,47 ha do chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp

+ Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp của huyện có 2.561,05 ha, chiếm 33,11% diện tích tự nhiên và giảm 1.008,47 ha so với hiện trạng.

- Đất phi nông nghiệp: Hiện trạng năm 2010 là 3.300,00 ha, chiếm 42,66% diện tích đất tự nhiên. Trong kỳ quy hoạch tăng 1.644,64 ha so với hiện trạng.

+ Như vậy, đến năm 2020 diện tích đất phi nơng nghiệp của huyện là 4.944,64 ha, chiếm 63,92% diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: Đến năm 2020, diện tích đất chưa sử dụng còn lại là 40,44 ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên.

* Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế xã hội. + Đánh giá tác động về kinh tế

- Đáp ứng được cơ cấu kinh tế theo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đã xây dựng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Hiệu quả kinh tế và sử dụng đất cao khi chuyển diện tích đất nơng nghiệp phù hợp sang phát triển đô thị dịch vụ.

- Đối với diện tích đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại tập trung đầu tư theo chiều sâu, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu suất cây trồng với chất lượng tốt.

- Việc hình thành các cơ sở dịch vụ sẽ phát triển gắn liền với các khu đô thị mới, các khu dân cư tập trung... nhằm tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng phục vụ và nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

- Đất sản xuất nơng nghiệp cịn lại được chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng thâm canh cao, sử dụng các biện pháp sinh học trong canh tác nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, sử dụng đất bền vững.

Bảng 3.1. Diện tích, cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 huyện Đan Phượng

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 7.735,48 100,0 7.735,48 100,0 1 Đất nông nghiệp 3.569,52 46,14 2.561,05 33,11 1.1 Đất lúa nước 1.956,39 25,29 840,61 10,87

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

1.956,39 25,29 840,61 10,87

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại 955,65 12,35 723,99 9,36

1.3 Đất trồng cây lâu năm 440,06 5,69 79,73 9,82

1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 211,02 2,73 191,92 2,48

1.5 Đất nông nghiệp khác 31,11 0,96 15,05 0,47

2 Đất phi nông nghiệp 3.300,00 42,66 4.944,64 63,92

2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp

11,01 0,14 34,14 0,45

2.2 Đất quốc phòng 16,75 0,22 17,32 0,22

2.3 Đất an ninh 0,35 0,00 6,08 0,08

2.4 Đất khu công nghiệp 6,37 0,08 115,64 1,49

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 129,61 1,68 191,93 2,48 2.6 Đất sản xuất vật liêu xây dựng 140,18 1,81 140,18 1,81 2.7 Đất hoạt động cho khoáng sản 15,69 0,20 70,00 0,9

TT Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2.9 Đất xử lý, chôn lấp phế thải 8,80 0,11 28,85 0,37

1.10 Đất tơn giáo, tín ngưỡng 20,18 0,26 21,24 0,27

1.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 60,26 0,78 21,24 0,27 1.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 71,76 0,93 73,39 0,95 1.13 Đất phát triển hạ tầng 816,93 10,56 1.608,46 20,79

Đất giao thông 345,64 4,47 727,43 9,40

Đất thủy lợi 394,17 5,1 428,24 5,54

Đất cơng trình năng lượng 0,16 0,00 3,7 0,05

Đất cơng trình bưu chính 0,2 0,00 0,77 0,01

Đất cơ sở văn hóa 4,77 0,06 32,95 0,43

Đất cơ sở y tế 4,32 0,06 99,92 1,29

Đất cơ sở, giao dục đào tạo 50,7 0,66 260,57 3,37

Đất cơ sở thể dục thể thao 12,2 0,16 47,63 0,62

Đất chợ 4,77 0,06 7,25 0,09

2.14 Đất ở tại đô thị 46,74 0,6 98,91 1,28

2.15 Đất ở tại nông thôn 895,8 11,58 1.353,54 17,5

3 Đất chưa sử dụng 856,96 11,19 270,23 3,49 4 Đất đô thị 293,30 3,79 293,30 3,79

(Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đan Phượng)

3.1.3. Mục tiêu thực hiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đan Phượng

Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển xây dựng các khu đô thị, khu dân cư sẽ đi đôi với việc mở rộng thu hồi đất của người dân để phục vụ q trình phát triển đó. Điều này cũng có nghĩa là số người dân mất đất sẽ mỗi năm 1 tăng và sẽ còn diễn ra trong thời gian dài tới. Vì thế, giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi để phát triển các khu đô thị vừa là nhiệm cấp bách, thường xuyên, vừa là nhiệm vụ lâu dài trong kế hoạch phát triển

kinh tế - xã hội. Đây chính là thực hiện chủ trương, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng xã hội, nhất là các vấn đề xã hội bức xúc trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại.

Thứ hai, đảm bảo hài hịa giữa các lợi ích, lợi ích hài hịa, lợi ích cộng đồng, lợi ích của người dân, có đất bị thu hồi và lợi ích của các doanh nghiệp.

Về phía xã hội, thu hồi đất để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng xã hội, thúc đẩy dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển và nâng tỷ trọng dịch vụ trong giá trị sản xuất, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa. Do đó phát triển kinh tế, xã hội tốt hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn, đưa đất nước tiến nhanh hơn trên con đường dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Về phía nhà đầu tư, có thể nói Nhà nước với kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các cơng trình cơng cộng và lợi ích quốc gia, có thể đó là chủ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (doanh nghiệp, công ty cổ phần, công ty TNHH....) do mua quyền sử dụng đất của dân nên sẽ có đất để phát triển đô thị. Về phía người dân bị thu hồi đất, thu hồi đất vì lợi ích phát triển đất nước nhưng nó có ảnh hưởng đến lợi ích cơ bản và có thể nói là sống cịn của mỗi người dân có đất bị thu hồi. Họ sẽ khơng cịn ruộng đất để sản xuất mất việc làm truyền thống mà họ quen thuộc, làm cho cuộc sống bị xáo trộn, do đó nếu khơng đảm bảo cho họ được việc làm, có thu nhập thương xuyên và ổn định thi sẽ lâm vào cảnh khó khăn. Chính vì thế, trong q trình thu hồi đất để phục vụ đô thị, thương mại, giải quyết việc làm, thu nhập, đời sống cho người dân có đất bị thu hồi là vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay.

Thứ ba, trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống cho người dân có đất bị thu hồi phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, đơ thi hóa phải được thực hiện cơ chế kinh tế thị trường nguyên tắc phát luật và chính sách phù hợp. Chính vì thế giải quyết việc làm, thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi cũng phải đảm bảo tuân thủ hai yêu cầu.

- Phải tuân theo nguyên tắc thị trường để thực hiện việc bồi thường, đền bù thu hồi đất, xây dựng các khu tái định cư, giải quyết việc làm thu nhập và đời sống của người dân có đất bị thu hồi. Điều này thể hiện trước hết ở giá cả đền bù giải tỏa và giá đất, giá đất khu tái định cư phải được hình thành trên nguyên tắc thỏa thuận giữa nhà nước với người dân. Đồng thời theo nguyên tắc thị trường, cũng đòi hỏi người lao động phải nâng cao tính chủ động trong việc tìm kiếm việc làm, sử dụng tiền đền bù để có thu nhập ổn định, cùng Nhà nước giải quyết vấn đề bức xúc về việc làm thu nhập và sớm ổn định đời sống của bản thân và gia đình.

- Phải tăng cường vài trị điều tiết vĩ mơ của Nhà nước thơng qua việc hoàn thành pháp luật và các chính sách kinh tế tạo nên sự đồng bộ hợp lí của hệ thống chính sách giải quyết lợi ích cho người dân và các doanh nghiệp.

Thứ tư, đảm bảo việc làm thu nhập và đời sống cho lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất là trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương và cơ sở của các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, của các doanh nghiệp và của mọi người dân có liên quan. Phát huy tính chủ động, năng lực sáng tạo của người dân bị thu hồi đất trong học nghề và tự tạo việc làm và tham gia thị trường lao động. Chính vì thế trong q trình thực hiện cần tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các phương án đền bù, đề án dạy nghề tạo việc làm cho người lao động trong vùng chuyển đổi đất, phải thực hiện công khai, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch và nguồn tài chính, có cơ chế tham gia, giám sát của người dân, tránh tiêu cực và tham nhũng.

3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đan Phượng

3.2.1. Áp dụng nguyên tắc tự thỏa thuận bồi thường đối với các dự án thu hồi đất

Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh (không phải là dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước) phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế hộ gia đình, cá nhân mà khơng phải thực hiện thủ tục thu hồi đất.

Thực tế việc bồi thường theo khung chính sách Nhà nước có những bất cập như đã nêu thì việc tự thỏa thuận xem ra cũng khơng khá hơn. Một mặt vì các hộ bị thu hồi đất đang có cuộc sống ổn định nên khơng chịu mất đất hoặc địi hỏi giá bồi thường quá cao. Việc áp dụng tự thỏa thuận về giá đã được quy định, nhưng cơ sở để thực hiện và trung gian xác định giá còn chưa được quy định nên các bên vẫn thiếu cơ sở để chế tài lẫn nhau.

UBND huyện, xã cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi phải ưu tiên cần quan tâm đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng, đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí phục vụ mục đích cơng cộng tại các điểm vui chơi trong khu dân cư.

Các cơ quan Nhà nước địa phương phải trực tiếp thu hồi đất, khơng để tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân, cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả giá đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội của địa phương.

Những cam kết đã hứa với dân thì phải thực hiện nghiêm túc.

3.2.2 Hồn thiện cơng tác tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất ở các cấp

Trước hết, cần kiện tồn, rà sốt sắp xếp đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước, các tổ chức dịch vụ về đất đai từ huyện đến cơ sở theo hướng nâng cao hiệu suất chuyện mơn, cải cách thủ tục hành chính để cải thiện mơi trường đầu tư, phục vụ và hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật công vụ.

Phải căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội làm cơ sơ cho các quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch này phải gắn với hiện trạng sử dụng đất, biện pháp khả thi để thay đổi mục đích sử dụng đất theo qui hoạch, kế hoạch một cách cụ thể. Trong công tác quy hoạch phải ưu tiên quỹ đất để bồi thường như: Đất ở tái định cư, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất xây dựng các cơng trình phục vụ đời sống nhân dân.

Các cấp chính quyền phải kiên quyết trong việc quản lí quy hoạch, cơng bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hướng các nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng

đất vào các khu vực đã có quy hoạch, khơng giải quyết ngồi phạm vi qui hoạch được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)