Nguyên tắc quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.2. Nguyên tắc quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn

bàn cấp tỉnh

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập trung và

dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung. Sự tập trung đó bảo đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở. Cả hai yếu tố này vì thế phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chúng có mối quan hệ qua lại, phụ thuộc và thúc đẩy nhau cùng phát triển trong quản lý hành chính nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã.

Tập trung dân chủ thể hiện quan hệ trực thuộc, chịu trách nhiệm và báo cáo của cơ quan quản lý trước cơ quan dân chủ; phân định chức năng, thẩm quyền giữa cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của cấp trên của trung ương và quyền chủ động của cấp dưới, bảo đảm sự kết hợp tốt nhất sự lãnh đạo tập trung theo ngành với quyền quản lý tổng thể của địa phương.

- Có sự phân cấp rành mạch: Quyền lực nhà nước không phải được ban phát từ

cấp trên xuống cấp dưới. Sự phân quyền cho từng cấp là cần thiết nhưng phải đồng thời được kết hợp với việc xác định vai trò của từng cấp hành chính: tỉnh, huyện, xã.

- Quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo lãnh thổ: Ðây là một nguyên tắc cơ

bản trong quản lý hành chính nhà nước, mang tính cần thiết, khách quan đối với cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. Đây là lĩnh vực mang tính đặc thù, thực thi, tuân thủ các quy định và chính sách của Nhà nước về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã nhằm đạt được các mục tiêu chung của Nhà nước nói chung, của địa phương nói

riêng về phát triển kinh tế-xã hội. Cơng tác quản lý đó diễn ra trên địa bàn cấp tỉnh, liên quan đến toàn bộ đội ngũ nhân lực ở các bộ phận khác nhau của địa phương, do đó phải kết hợp với sự quản lý toàn diện, tập trung thống nhất của địa phương. Trong quản lý cần bao quát các nét đặc thù của địa phương, những đặc điểm thuận lợi, khó khăn của địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. Mặt khác, quản lý Nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã theo khu vực, địa bàn còn được thực hiện theo sự quy định phân cấp trong quản lý Nhà nước, nên các chính sách, biện pháp quản lý Nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã cần tuân theo quy định riêng biệt của các cấp chính quyền địa phương bên cạnh các quy định chung của ngành.

Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, khơng trùng lặp, khơng bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cơ quan Nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của Nhà nước. Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch. Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên tương đắc với nhau. Tham quản là việc quản lý, ra quyết định của mỗi bên phải trên cơ sở được lấy ý kiến của bên kia

- Quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo chức năng: Quản lý theo ngành kết

hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời bảo đảm mối quan hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống ngành được phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả. Các cơ quan quản lý theo chức năng có quyền ban hành các quy phạm pháp luật, các mệnh lệnh cụ thể liên quan đến chức năng quản lý của mình theo quy định của pháp luật, có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chủ trương do mình đề ra, xử lý hay đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các chính sách, chủ trương đó theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh phú thọ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w