Kết quả khảo sát về đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)

Bảng 2 .8 Tình hình cán bộ, công chức cấp xã được đi đào tạo chuyên môn

Bảng 2.17 Kết quả khảo sát về đánh giá kết quả

đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã

6 Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng người quản lýĐánh giá của CB, CC cấp xãĐánh giá của

6.1 Theo anh chị việc đánh giá sau mỗi khóa

ĐT, BD là đúng theo kế hoạch 4,60 4,25

6.2 Theo anh chị việc đánh giá kết quả ĐT, BD được thực hiện công bằng, nghiêm túc 4,55 4,32

6.3

Theo anh chị việc đánh giá kết quả ĐT, BD gắn với đánh giá nhiệm vụ luôn được

thực hiện nghiêm túc 3,95 3,93

(Nguồn: Kết quả khảo sát điều tra của tác giả)

Theo kết quả khảo sát, cả đội ngũ quản lý và các CB, CC cấp xã hầu hết đều cho rằng việc đánh giá sau mỗi khóa ĐT, BD là đúng theo kế hoạch (mức điểm đánh giá trung bình là 4,60 và 4,25); việc đánh giá kết quả ĐT, BD được thực hiện công bằng, nghiêm túc (mức điểm đánh giá trung bình là 4,55 và 4,32); Tại các xã việc đánh giá kết quả ĐT, BD gắn với đánh giá nhiệm vụ luôn được thực hiện nghiêm túc (mức điểm đánh giá trung bình là 3,95 và 3,93). Nhìn chung cả hai nhóm tham gia khảo sát đều cho điểm tốt ở tất cả các mục của đánh giá kết quả ĐT, BD CB, CC cấp xã.

2.2.4. Công tác kiểm tra, giám sát đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong những năm qua Sở Nội vụ đã lồng ghép công tác kiểm tra chung vào kiểm

tra công tác nội vụ; xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chuyên đề riêng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC hàng năm; việc bố trí kinh phí và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các huyện, thị xã, thành phố; việc bố trí sử dụng đội ngũ CBCC sau đào tạo, bồi dưỡng

Công tác thanh tra đào tạo, bồi dưỡng có vai trị quan trọng khơng chỉ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng mà cịn góp phần phịng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy chế, quy định của Nhà nước, của UBND tỉnh và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và học viên trong nhà trường liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Trong những năm qua, công tác thanh tra đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã đã thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

* Đối với công tác theo dõi, giám sát hoạt động đào tạo, bồi dưỡng

Ngay từ đầu năm BanThanh tra chủ động xây dựng kế hoạch thanh tra, chủ động phân công các thành viên trong tổ tích cực thực hiện cơng tác theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, rà soát thẩm định đối tượng tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Thanh tra công tác thực hiện đào tạo bồi dưỡng (Nội dung bài giảng, tiến độ giảng dạy, ra đề thi, coi thi hết học phần, thi tốt nghiệp, hướng dẫn viết khóa luận; chấm thi hết học phần, chấm khóa luận, chấm thi tốt nghiệp, … đảm bảo đúng quy chế, quy định).

Qua công tác thanh tra cho thấy: Sở Nội vụ đã phối hợp với các sở ban ngành trong tỉnh cũng như các đơn vị đào tạo ngoài tỉnh để tham gia giảng dạy, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, giảng viên hợp lý, đúng sở trường, đúng chuyên môn, chuyên ngành đào tạo, đề ra các giải pháp phù hợp, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy. Phịng chức năng, khoa chun mơn phối hợp chặt chẽ xây dựng lịch giảng dạy, học tập hợp lý, tránh được việc chồng chéo giữa các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy và học tập một số lớp Trung cấp lý luận chính trị – hành chính mở tại nhà trường và một số huyện trên địa bàn tỉnh được triển khai và thực hiện nghiêm túc.

Các cuộc theo dõi, giám sát, kiểm tra bảo đảm đúng nguyên tắc hoạt động thanh tra là tuân theo pháp luật và các quy chế, quy định; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời cũng như không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, thời gian giám sát, kiểm tra; không làm cản trở hoạt động của tập thể, cá nhân là đối tượng thanh tra.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn tồn tại một số hạn chế như: Nội dung công tác giám sát, kiểm tra chưa phong phú, chưa toàn diện; đa số lớp Trung cấp lý luận chính trị – hành chính được mở tại các huyện trên địa bàn tỉnh, nên ít nhiều gây khó khăn trong việc theo dõi, giám sát giờ lên lớp; cán bộ làm công tác thanh tra hoạt động theo hình thức kiêm

nhiệm nên thời gian dành cho hoạt động thanh tra còn hạn chế, chưa được đào tạo đúng về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm chưa nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra, kiểm tra; việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thanh tra chưa kịp thời và đầy đủ nên tính chuyên nghiệp trong cơng việc cịn hạn chế; các quy định trong bộ quy chế của Học viện chưa thực sự đầy đủ, cũng là một khó khăn cho cơng tác thanh tra.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh phú thọ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w