7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.5.1. Các yếu tố khách quan
Yếu tố khách quan tác động đến thực thi chính sách là các yếu tố xuất hiện và tác động đến tổ chức thực thi chính sách từ bên ngồi, độc lập với ý muốn của chủ thể quản lý; các yếu tố này vận động theo quy luật khách quan nên ít tạo sự biến đổi do đó cũng khó gây sự chú ý của các nhà quản lý nhưng lại tác động rất lớn đến q trình thực thi chính sách, đó là các yếu tố:
- Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người CB, CC cấp xã, quy định của Chính phủ về bồi dưỡng theo chuẩn chức danh vị trí việc làm, chức danh lãnh đạo quản lý: Theo quy định tại khoản 4, Điều 15 của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP cán bộ, công chức tối thiểu phải tham gia “4. Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 01 tuần/01 năm; một tuần được tính bằng 05 ngày học, một ngày học 08 tiết)” và tại điểm c, khoản 3, Điều 26 của Nghị định số 101/2017/NĐ- CP “c) Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ trong năm của cán bộ, cơng chức, viên chức”.
- Cơ chế đồng bộ, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch, sử dụng, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh hằng năm cũng ảnh hưởng rất lớn đến ĐT, BD CB, CC cấp xã
- Vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước: Theo như lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì việc xây dựng đội ngũ CB, CC là trách nhiệm của Đảng. Để xây dựng đội ngũ CB, CC vững vàng về lập trường chính trị, giỏi chun mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức thì cơng tác ĐT, BD CB, CC là hết sức quan trọng. Vì vậy, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với cơng tác ĐT, BD CB, CC có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sự quan tâm đó thể hiện thơng qua các chương trình hành động, nghị quyết, tổ
chức triển khai, theo dõi, kiểm tra, giám sát...Những nét đặc thù về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ: QLNN về ĐT, BD CB, CC chịu tác động bởi các yếu tố khách quan như chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước; cơ chế, chính sách quản lý nhà nước; nội dung chương trình, giáo trình; phương thức tổ chức và quản lý cơng tác ĐT, BD; hệ thống cơ sở ĐT, BD; đội ngũ giảng viên; nguồn tài chính và cơ chế quản lý… Đồng thời, những nét đặc thù về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của ngành cũng là yếu tố quan trọng tác động đến QLNN về ĐT, BD CB, CC. Mỗi ngành, lĩnh vực có đặc điểm riêng dẫn tới nhu cầu ĐT, BD CB, CC ngành, lĩnh vực đó cũng cần dựa trên đặc điểm của ngành, lĩnh vực.
- Mơi trường kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng... điều này nói lên rằng một mơi trường ổn định, phát triển sẽ địi hỏi ít biến đổi về chính trị sẽ đưa tới sự ổn định về hệ thống chính sách và thực thi thuận lợi, điều đó làm cho cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng CB, CC thực thi dễ dàng.
- Dân số và trình độ dân trí trên địa bàn: Việc gia tăng dân số, sự tăng trưởng kinh tế đều có ảnh hưởng đến mức độ giao dịch giữa người dân và bộ máy chính quyền cấp xã;
Trình độ của người dân ngày càng đa dạng, phong phú với yêu cầu phục vụ ngày càng phức tạp địi hỏi bộ máy chính quyền cấp xã phải có đội ngũ cán bộ khơng chỉ được trang bị kiến thức tồn diện mà cịn có phong cách giao tiếp tốt, có văn hóa, văn minh
- Mơi trường công nghệ kỹ thuật: Thời đại công nghệ số phát triển, kỹ thuật hiện đại làm xuất hiện một số ngành nghề mới, hình thức làm việc mới địi hỏi CB, CC cấp xã phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Thêm vào đó, khoa học kỹ thuật hiện đại đó làm cho mơi trường thơng tin ngày càng phát triển và thông tin trở thành một nguồn lực mang tính chất cốt yếu trong làm việc và tác động mạnh đến CB, CC cấp xã.
1.2.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đây là cơ sở để hoạch định, bố trí và cử nhân sự cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng.
- Năng lực bộ máy quản lý nhà nước là yếu tố chủ quan có vai trị quyết định đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. Bộ máy cấp xã có cơ cấu tổ chức hợp lý là cơ sở để bố trí, sử dụng CB, CC có hiệu quả, khai thác tối đa các tiềm năng cá nhân
trong quan hệ hợp tác và tương tác giữa các thành viên khác nhau trong bộ máy chính quyền cấp xã. Năng lực của bộ máy quản lý tốt sẽ đảm bảo lãnh đạo và triển khai đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã hiệu quả.
- Điều kiện vật chất cần cho quá trình thực thi đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã là yếu tố ngày càng có vị trí quan trọng để cùng yếu tố nhân sự và các yếu tố khác thực thi thắng lợi hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. Các điều kiện vật chất này là các trang thiết bị nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng và khi thực thi kế hoạch thì họ dùng để tuyên truyền, phổ biến các chính sách đào tạo bồi dưỡng tới đội ngũ CB, CC cấp xã.
- Sự đồng tình ủng hộ của đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng (chính là đội ngũ CB, CC cấp xã) là nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã là những vấn đề lớn lao, do đó cần có sự đóng góp sức người, sức của trong suốt quá trình thực thi. Xác định đúng đối tượng ĐT, BD: Đối tượng ĐT, BD chính là yếu tố đầu vào của q trình ĐT, BD nên nó ảnh hưởng đến tồn bộ đến đầu ra của q trình ĐT, BD. Theo đó, những cơng việc liên quan đến là phải rà soát, phân loại đối tượng và nhu cầu ĐT, BD; đánh giá, tìm hiểu năng lực, sở trường của CB, CC để có quy hoạch ĐT, BD đúng người, phù hợp với công việc, tạo điều kiện cho CB, CC được học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng.
- Tính khoa học của kế hoạch ĐT, BD: Kế hoạch phải dựa vào chủ trương, nghị quyết có liên quan đến công tác ĐT, BD CB, CC; căn cứ nhu cầu ĐT, BD CB, CC thực tiễn tại đơn vị sử dụng CB, CC; vào nguồn nhân lực hiện có và trong tương lai…Xây dựng kế hoạch chuẩn sẽ tạo sự chủ động cho cơ quan đơn vị, người học bố trí thời gian, tài chính, nhân sự… cho việc ĐT, BD CB, CC.
- Chất lượng của chương trình, tài liệu ĐT, BD: Chất lượng của chương trình, tài liệu, bồi dưỡng là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng ĐT, BD. Khơng có chương trình tốt, ĐT, BD sẽ khơng mang lại hiệu quả cao. Chương trình ĐT, BD cần phải dựa trên thực tế cơng việc của CB, CC. Chương trình, tài liệu phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu của CB, CC; nội dung phải thực tiễn, mang tính ứng dụng cao trong cơng việc; thời gian mỗi khóa học hợp lý.
- Đội ngũ giảng viên, báo cáo viên: Đội ngũ giảng viên cũng là một trong những yếu tố có vai trị quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng ĐT, BD CB, CC. Giảng viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức q trình trao đổi thơng tin một cách hiệu quả nhất. Do đó, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm cơng tác, phương
pháp sư phạm là yếu tố hàng đầu của người giảng viên cần có, qua đó giúp công tác QLNN về ĐT, BD CB, CC đạt hiệu quả cao.
- Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng có được đảm bảo khách quan, chặt chẽ, đúng quy định; cơng tác đánh giá kết quả sau khóa đào tạo, bồi dưỡng có được thực hiện thường xuyên, là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, trong 2 yếu tố ảnh hưởng đến q trình thực thi chính sách thì yếu tố chủ quan là quan trọng hơn vì nó quyết định sự thành bại của chính sách, vì trong yếu tố này nó chứa đựng các nhân tố quan trọng như nhân sự và sự ủng hộ đối tượng chính sách là 2 nhân tố cần cho việc thực thi chính sách.
1.3. Kinh nghiệm quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố ở một số địa phương
Khi nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của một số địa phương về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã, luận văn đã xem xét đến các yếu tố tương đồng vầ dân số và điều kiện tự nhiên, xã hội của Tỉnh Yên Bái và tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra, luận văn cũng thấy rất cần thiết phải tham khảo học hỏi kinh nghiệm của đơn vị tiên tiến, hiện đại như Thành phố Hà Nội. Để từ đó có cái nhìn tổng qt trên mọi khía cạnh về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã cho tỉnh Phú Thọ.
1.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh về quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
1.3.1.1 Tỉnh Yên Bái
Tổng số CB, CC cấp xã của tỉnh Yên Bái: 4.320 người (cán bộ là 2.293 người, công chức là 2.027 người). Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ ln được cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm, tạo mọi điều kiện nhằm từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC cấp xã nói riêng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 42- CT/TU, ngày 11/9/2004 về lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn. Toàn tỉnh đã mở được 1.235 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 78.387 lượt cán bộ, cơng chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Sau đào tạo, nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đều nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm của người cán bộ, cơng chức, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có lối sống lành mạnh, gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuân thủ sự phân cơng của tổ chức, hồn thành tốt nhiệm vụ được giao, biết vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo, các quy định của Nhà nước và ứng
dụng công nghệ thông tin để xử lý công việc. Kết quả ĐTBD CB, CC cấp xã của tỉnh Yên Bái đạt được tính đến nay như sau:
- Về trình độ học vấn: Trung học phổ thông 3.169 người, chiếm 73,35 %; Trung học cơ sở 1.083 người, chiếm 25,06%; Tiểu học 68 người, chiếm 1,57%.
- Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Đại học 349 người, chiếm 8,07%; Cao đẳng 221 người, chiếm 5,11%; Trung cấp 1.919 người, chiếm 44,42%; Sơ cấp 642 người, chiếm 14,86%; chưa qua đào tạo 1.188 người, chiếm 27,5%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp 12 người, chiếm 0,27%; Trung cấp 1.591 người, chiếm 36,82%; Sơ cấp 565 người, chiếm 13,07%; chưa qua đào tạo 2.152 người, chiếm 49,81%. Tuy nhiên, vẫn cịn một bộ phận cán bộ, cơng chức cấp xã hạn chế, yếu kém về trình độ, năng lực, tỷ lệ cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn theo chức danh, chức vụ còn cao. Còn 3.581 người chiếm 82,89% chưa qua đào tạo về quản lý hành chính; 1.188 người chiếm 27,5% chưa qua đào tạo về chuyên môn. Tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ cịn thấp; nhận thức trong đội ngũ cán bộ, cơng chức không đồng đều, thiếu chủ động, sáng tạo; năng lực quản lý điều hành cịn lúng túng, trơng chờ, ỷ lại chưa ngang tầm với nhiệm vụ đặt ra; năng lực thực hiện các nhiệm vụ chun mơn cịn thấp, thụ động trong thực thi nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất, đạo đức lối sống, tinh thần trách nhiệm chưa cao; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã chưa được quan tâm thực hiện một cách thỏa đáng. Để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới, ngày 13 tháng 2 năm 2012, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TU về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2015 và những năm tiếp theo. Theo đó phải nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức theo hướng chuẩn hố gắn với quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, thực hiện tốt cơng tác tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ tại chỗ, đào tạo theo chức danh.Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ ở trong tỉnh và ngồi tỉnh đảm bảo chuẩn hố chức danh, trình độ chun mơn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước; cán bộ chủ chốt (cấp trưởng, cấp phó) phải có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, trung cấp lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Cán bộ nguồn được tuyển chọn phải là người còn trẻ, trong độ tuổi để có thể cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuẩn bị thay thế các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tương lai. Bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức cấp xã theo hướng kết hợp lý luận gắn với thực tiễn, tăng cường bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn cho từng loại cán bộ, công
chức theo hướng thiết thực, hiệu quả chất lượng. Tăng cường đầu tư cơ sở, vật chất. Đồng thời để cán bộ, cơng chức cấp xã làm việc có hiệu quả, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đề ra cần tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện phương tiện làm việc và hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã, đảm bảo tốt các chính sách chế độ, quyền lợi cho cán bộ, công chức cấp xã.
1.3.1.2 Tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng, Việt Nam, nằm ở chính giữa trung tâm hình học trên bản đồ miền Bắc. Đây là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã. Năm 2019, Vĩnh Phúc là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 37 về số dân, xếp thứ 13 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 09 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 31 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.151.154 người dân [3], GRDP đạt 118.400 tỉ Đồng (tương ứng với 5,147 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 105 triệu đồng (tương ứng với 4.500 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,06%. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được tăng cường, bổ sung, nhất là đội ngũ CBCC trẻ được đào tạo căn bản, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức. Đạt được những kết quả trên, một phần là do tỉnh Vĩnh Phúc đã quản lý tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. Sở Nội vụ Vĩnh Phúc tham mưu cho UBND tỉnh, ngoài thực hiện kế hoạch đào tạo CB, CC cấp xã cịn lồng ghép với các chương trình dào tạo thuộc đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Hàng năm ban hành các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã như: Quyết định số 971/QĐ-TTg, ngày 01 tháng 7 năm 2015 về