7. Kết cấu của luận văn
1.2. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh
1.2.3. Nội dung quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của cơ quan
quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch để thấy rõ được mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu. Khi tất cả các đơn vị, bộ phận trong tổ chức đều biết được cơng việc mình cần phải làm và họ cần đóng góp gì để đạt mục tiêu thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có tổ chức. Xây dựng kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiên cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao. Nếu khơng có kế hoạch thì cơ quan quản lý sẽ bị mất phương hướng. Khi không xác định được là cần phải đạt tới cái gì và đạt tới bằng cách nào thì sẽ khơng thể xác định được liệu có đạt được mục tiêu hay chưa và khơng thể đưa ra những biện pháp để điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra.
Trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã trên địa bàn cấp tỉnh, xây dựng kế hoạch là bước đầu tiên và cũng là bước có vai trị quan trọng nhất. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch tốt sẽ giúp cho công tác triển khai tổ chức thực hiện quản lý đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã đạt hiệu quả.
Để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã, nhà quản lý đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh cần căn cứ vào các quy định, nhiệm vụ, mục tiêu của Quốc gia, của UBND tỉnh trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực, căn cứ vào mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mục tiêu về từng lĩnh vực hoạt động của tỉnh đối với cấp xã, căn cứ vào các chỉ tiêu, kế hoạch của cấp trên giao phó và tình hình đội ngũ CB, CC cấp xã hiện tại của tỉnh trong thời gian trở lại đây. Ngoài ra, mục tiêu và mong đợi của nhà quản lý về đội ngũ CB, CC cấp xã cũng là một trong những chỉ tiêu liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng CB, CC cấp xã. QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CB, CC là QLNN theo lĩnh vực, do đó nó mang đầy đủ các nội dung quản lý liên quan đến ngành, lĩnh vực như: xây dựng thể chế, kế hoạch tài chính, lao động, khoa học-kỹ thuật và có thể hiểu đó là việc tổ chức và điều hành các hoạt động thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng CB, CC theo những mục tiêu và yêu cầu đề ra.
Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD CB, CC. Đây là một chức năng cơ bản của hoạt động QLNN về ĐT, BD CB, CC. Công tác quy hoạch, kế hoạch là một quá trình nhằm xác định những việc cần phải làm, làm như thế nào, làm khi nào, ai làm. Quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD CB, CC trên nguyên tắc là tạo tiền đề cho các sự kiện có thể xảy ra trong tương lai. Đây là một q trình và là một hệ thống mang tính logic. Công tác này phải dựa trên cơ sở những mục tiêu của ĐT, BD CB, CC để đạt mục đích là tạo ra đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” và phải làm rõ các vấn đề liên quan đến QLNN về ĐT, BD CB, CC: Đối tượng, nhu cầu ĐT, BD; nội dung, chương trình ĐT, BD, năng lực cua cơ sở ĐT, BD; cơ chế, chính sách; bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ công chức làm quản lý ĐT, BD; nguồn kinh phí… Từ những căn cứ được xác định, nhà quản lý tiến hành lập kế hoạch đào tạo cho từng nhóm đối tượng, như: Kế hoạch đào tạo về lý luận chính trị, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuộc khối Đảng, khối Đồn thể, khối Chính quyền, kiến thức QP-AN, tiếng dân tộc,….
Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực thi mang giá trị pháp lý, được các chủ thể liên quan chấp hành thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp có thẩm quyền thơng qua kế hoạch quyết định.
Tóm lại, quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD là quá trình giúp tổ chức xem xét lại thực trạng đội ngũ CB, CC của đơn vị mình, nhất là chất lượng CB, CC, trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ CB, CC, nhu cầu ĐT, BD gắn với mục tiêu cơng việc để có quy hoạch, kế hoạch khả thi, phù hợp tổ chức bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC.
1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh
Cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh là hệ thống quản lý hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bộ Nội vụ là đầu mối QLNN về công tác ĐT, BD CB, CC thực hiện các chức năng quản lý, hoạch định chính sách, chế độ đối với cơng tác ĐT, BD trong phạm vi tồn quốc và phối hợp quản lý các Bộ, ngành và địa phương trong công tác ĐT, BD CB, CC.
Bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh có những vai trị cụ thể như sau:
bản đối với tất cả các ngành, các huyện, xã trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo, phối hợp với ủy ban nhân dân các huyện, xã trên địa bàn tỉnh thực hiện nhiệm vụ, công tác ĐT, BD CB, CC cấp xã; Và có trách nhiệm để chuẩn bị các đề án trìnhTỉnh ủy, UBND tỉnh, phối hợp ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các vấn đề thuộc chức năng quản lí nhà nước về ĐT, BD CB, CC cấp xã.
Thứ hai là hướng dẫn kiểm tra các sở ban ngành, các huyện thuộc tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, công tác ĐT, BD CB, CC cấp xã thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Các hoạt động nêu trên nhằm giúp bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh phát huy tối đa chức năng của mình, cụ thể là: kiểm tra, giám sát. Bởi lẽ, bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC cấp xã trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm quản lí cơng tác ĐT, BD CB, CC cấp xã qua việc ban hành các văn bản pháp luật và để đảm bảo cho chúng được thực hiện hiệu quả nhất thì bộ máy QLNN về ĐT, BD CB, CC cấp xã cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện sai sót để sửa chữa, khắc phục ngay lập tức.
Vậy, hoạt động quản lý ĐT, BD CB, CC là hoạt động xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Theo tổ chức dọc, hệ thống này bao gồm: Bộ Nội Vụ; Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ công chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng tổ chức các quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Hệ thống các cơ sở ĐT, BD CB, CC (Cơ sở ĐT, BD ở Trung ương, địa phương).
Chủ thể thực hiện chính sách ĐTBD CB, CC tại tỉnh được UBND tỉnh giao Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch và chương trình, nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp. Sở Nội vụ Phú Thọ vừa là cơ quan tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng kế hoạch ĐTBD CB, CC, kế hoạch dự tốn kinh phí cho ĐTBD CB, CC và chế độ, tiền lương, ngạch, bậc cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên trong toàn tỉnh, đồng thời vừa là cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tồn tỉnh nói riêng.
Cơng tác ĐT, BD CB, CC cấp xã do chính quyền địa phương (Sở Nội vụ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quản lý;
Nguồn kinh phí cho cơng tác ĐTBD chủ yếu từ ngân sách địa phương;
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
nâng cao trình độ, năng lực cơng tác; bố trí kinh phí đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng;
+ Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định; báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm để Bộ Nội vụ theo dõi, tổng hợp;
+ Tổ chức quản lý và biên soạn chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng trong phạm vi trách nhiệm được giao;
+ Quản lý cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đội ngũ giảng viên trong phạm vi thẩm quyền.
1.2.3.3. Quản lý quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã a) Thiết kế và ban hành nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
- Trong quản lý nội dung, chương trình ĐT, BD CB, CC thì xây dựng chương trình tài liệu là một trong những cơng đoạn quan trọng và khó khăn nhất trong quy trình đào tạo. Nội dung, chương trình phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phục vụ quá trình thực thi cơng vụ cho CB, CC, do đó phải thiết thực, phù hợp với các đối tượng vùng miền, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành hợp lý… Các bộ phận cấu thành của một chương trình đào tạo bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp quy trình, hình thức tổ chức, cách tổ chức kiểm tra - đánh giá kết quả đào tạo. Quản lý nội dung, chương trình ĐT BD gắn với mục tiêu ĐT, BD. Việc xây dựng nội dung chương trình ĐT, BD CB, CC cần phải giải quyết các vấn đề sau:
Xây dựng tầm nhìn trong lĩnh vực làm việc cho CB, CC; Giúp CB, CC thực thi tốt công vụ theo đúng quy định và đạt hiệu quả cao nhất; Phân tích các chính sách và các q trình tác nghiệp, sử dụng những thơng tin này vào việc xem làm thế nào tổ chức có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra; Giúp CB, CC quản lý các công việc một cách khoa học, hiệu quả...
Trong xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng gắn với chức danh công chức cấp xã nên cần chú ý đến những điểm sau:
-Thứ nhất, nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ công chức cấp xã Từ điển tiếng Việt định nghĩa “Tham mưu là giúp góp những ý kiến lớn có tính chất chỉ đạo - tham mưu cho lãnh đạo”. Tham mưu là hiến kế, kiến nghị, đề xuất, đưa ra các ý tưởng độc đáo, sáng tạo có cơ sở khoa học, các sáng kiến, các phương án tối ưu, những chiến
lược, sách lược và các giải pháp hữu hiệu cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc đặt ra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác ngắn hạn, dài hạn, hàng năm của cơ quan đơn vị đạt kết quả cao nhất. Cơng chức cấp xã có vai trị rất lớn trong cơng tác tham mưu cho UBND và thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thơng tin, truyền thơng, lao động, thương binh và xã hội, y tế, giáo dục. Là lực lượng quản lý Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Thế nhưng công chức cấp xã phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, nhịp độ làm việc cao, đặc biệt là phải thực hiện các cơng việc với nhiều nhóm kỹ năng tác nghiệp khác nhau từ quản lý, theo dõi, điều tra, xây dựng văn bản báo cáo đến việc thực hiện các cơng tác giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, gia đình, truyền thơng… Tuy nhiên, cho đến nay nhìn chung cơng chức cấp xã vẫn cịn yếu về trình độ, năng lực cơng tác, cộng với thực tế hiện nay trình độ và năng lực của đội ngũ lãnh đạo cấp xã (nhất là cấp xã ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người) cịn hạn chế, cho nên vai trị tham mưu của đội ngũ cơng chức cấp xã rất quan trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của các cơ quan hữu quan địa phương và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường năng lực của công chức cấp xã đang là nhiệm vụ được đặt ra. Muốn vậy, việc đào tạo bồi dưỡng phải thực sự hữu ích, phải xuất phát từ những u cầu cơng việc ngày càng cao của công chức, gắn liền với địi hỏi về mức độ hồn thiện và sự gia tăng hiệu quả công việc so với trước khi đào tạo, tránh hình thức, đối phó.
Thứ hai, chú trọng giáo dục đạo đức cơng vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó, có tài mà khơng có đức là người vơ dụng”, “cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại là do cán bộ” như vậy vấn đề đạo đức công vụ cơng chức là vấn đề có tầm quan trọng rất lớn dẫn đến sự thành bại của nền hành chính.
Một trong những đặc trưng của hoạt động cơng vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước (gắn với nhà nước hoặc nhân danh nhà nước) do các công chức, viên chức nhà nước tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và xã hội. Do đó, trong nhiều trường hợp, nếu lương tâm không sáng, trách nhiệm không cao sẽ dẫn đến lạm quyền, gây tổn hại cho dân, cho nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “những người trong các cơng sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu khơng giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”. Vì vậy, nâng cao đạo đức công vụ không chỉ là công việc thường xuyên của bản thân đội ngũ cơng chức mà cịn là trách nhiệm
của các chủ thể quản lý công chức.
Khi nhận xét, đánh giá để tìm ra ngun nhân sự trì trệ, thậm chí là sách nhiễu, cửa quyền ở một bộ phận công chức ở cấp xã một số ý kiến cho rằng, nguyên nhân chính là do năng lực của nhiều cán bộ, cơng chức còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện mới. Nhận định đó khơng sai bởi lẽ, cán bộ, cơng chức trong bộ máy cơng quyền đều có một vị trí cụ thể và phải đảm nhiệm những cơng việc cụ thể. Vị trí và nhiệm vụ đó địi hỏi người thực thi phải có một năng lực (bao gồm cả năng lực chuyên môn và nhận thức xã hội) nhất định. Thiếu năng lực đó người được giao nhiệm vụ sẽ khơng thể hồn thành được nhiệm vụ của mình. Vì vậy, khi tuyển dụng cơng chức và bổ nhiệm cán bộ, điều kiện về "năng lực" đã được cụ thể hóa bằng quy định phải có các chứng chỉ, các bằng cấp tương ứng.
Song, chỉ có năng lực khơng là chưa đủ. Để trở thành "công bộc" của nhân dân, đối với các cán bộ, công chức, năng lực mới chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ đối với họ phải là đạo đức, là cái tâm trong sáng khi thi hành cơng vụ. Có thể nói, đội ngũ cán bộ cơng chức hiện nay hầu hết đã "đáp ứng" được điều kiện cần là các loại bằng cấp theo tiêu chuẩn quy định
b) Xây dựng đội ngũ giảng viên trong hệ thống quản lý ĐT, BD. Đội ngũ giảng
viên là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng ĐT, BD vì