Tác động của đầu tư quốc tế

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận về quan hệ đầu tư giữa hai quốc gia

1.2.3. Tác động của đầu tư quốc tế

1.2.3.1. Đối với nước đầu tư

Tích cực

Thứ nhất, đầu tư quốc tế giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mang lại lợi nhuận

lớn cho chủ đầu tư qua việc tận dụng những ưu đãi của nước nhận đầu tư, khai thác và tận dụng được nguồn nhân cơng rẻ, đồng thời tránh lãng phí nhờ việc tận dụng nguồn vốn dư thừa trong nước.

Thứ hai, giúp nước đầu tư mở rộng thị trường cung cấp và thị trường tiêu thụ sản

phẩm.

Thứ ba, đầu tư quốc tế giúp đẩy mạnh các q trình chuyển giao cơng nghệ, nhờ vậy,

nước đầu tư sẽ giảm được chi phí khấu hao cơng nghệ và kéo dài vịng đời sản phẩm ở nước ngồi.

Thứ tư, khi các nước phát triển cho vay các nguồn vốn phát triển chính thức – ODA

với mức lãi suất ưu đãi và thời gian cho vay dài hay thậm chí là viện trợ khơng hồn lại, nước đầu tư sẽ nhận lại được những giá trị xã hội, sức ảnh hưởng về kinh tế - chính trị trên thế giới.

Tiêu cực

Thứ nhất, đầu tư quốc tế có thể gây ra sự chênh lệch trong sản lượng ngành và tình

trạng thiếu vốn đầu tư trong nước do các nhà đầu tư chỉ chạy theo lợi nhuận và có thể bỏ bê những ngành khơng hấp dẫn.

Thứ hai, FDI thường đi kèm với chuyển giao cơng nghệ, theo đó, những chun gia

trong ngành hay những bí quyết sản xuất đều theo đó đi ra nước ngồi gây nên tình trạng chảy máu chất xám.

18

Thứ ba, hiện nay xu thế tồn cầu hóa ngày càng trở nên tất yếu, những rào cản thương

mại dần được gỡ bỏ đi, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư ra các nước đang phát triển do có nguồn nhân cơng lao động giá rẻ, dây nên tình trạng thất nghiệp trong nước.

1.2.3.2. Đối với nước nhận đầu tư

Nếu nước nhận đầu tư là nước phát triển, đầu tư quốc tế sẽ góp phần tăng cường cơ sở vật chất, hệ thống khoa học công nghệ hiện đại, giúp giải quyết những khó khăn tồn đọng trong nền kinh tế như giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời tạo được môi trường cạnh tranh nhằm thúc đẩy sự đổi mới cơng nghệ và phát triển kinh tế. Ngồi ra, đầu tư quốc tế cũng giúp cho những nước này mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Đối với nước nhận đầu tư là nước đang phát triển, đầu tư quốc tế mang lại những lợi nhuận cho nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước, đồng thời cũng có những hạn chế khiến cho nước nhận đầu tư bị tổn thất. Cụ thể như sau:

Tích cực

Thứ nhất, đầu tư quốc tế như một cú huých vào dòng vốn của các nước đang phát

triển. Bởi các nước này đang thiếu vốn để phát triển nền kinh tế và hệ thống luật pháp và môi trường kinh doanh ở các nước đang phát triển không ổn định, nên đầu tư quốc tế sẽ giúp duy trì và làm ổn định dịng vốn trong nước.

Thứ hai, đầu tư quốc tế thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa.

Thứ ba, các cơng ty nước ngồi đầu tư vào sẽ tạo cơ hội việc làm và nâng cao tay

nghề lao động của nhân công, đồng thời nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động.

Thứ tư, nhờ chuyển giao công nghệ, các nước đang phát triển sẽ được tiếp nhận những công nghệ tiên tiến, giúp phát triển kinh tế và tăng nguồn thu ngân sách.

Thứ năm, qua đầu tư quốc tế, nước nhận đầu tư có khả năng phát triển và mở rộng

mối quan hệ thương mại quốc tế với các quốc gia trên thế giới.

19

Thứ nhất, các nước đang phát triển dễ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, điều này

được thể hiện rõ ở hình thức ODA, đặc biệt là rất dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc, như phụ thuộc về vốn dẫn đến phụ thuộc về kinh tế đến phụ thuộc về chính trị.

Thứ hai, nước nhận đầu tư phải chia sẻ lợi ích và quyền lợi của mình và phân bổ

theo tỷ lệ đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng phát triển lệch lạc và mất cân đối. Và

nước nhận đầu tư rất có thể sẽ trở thành bãi rác công nghệ,...

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)