Đại dịch COVID 19

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 69 - 71)

3.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan trong bối cảnh mới

3.1.1. Đại dịch COVID 19

Thách thức

Đại dịch COVID 19 đã để lại những thiệt hại nặng nề đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của hai nước Hà Lan và Việt Nam nói riêng, mặc dù cả hai nước đều đã và đang rất cố gắng trong việc kiểm sốt đại dịch. Hiện nay, chính phủ đã xác định phải sống chung với dịch và bắt đầu nới lỏng, mở cửa toàn bộ các hoạt động kinh tế, nhưng COVID 19 vẫn luôn là một trở ngại mang tạo ra nhiều thách thức cho quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan trong tương lai.

Về phía nhu cầu tiêu dùng, do tâm lý lo sợ trước sự căng thẳng từ dịch bệnh và các

lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội từ phía chính phủ, nhu cầu tiêu dùng về các loại hàng hóa thiết yếu tăng mạnh, trong khi nhu cầu về các hàng hóa khơng thiết yếu bị suy giảm đáng kể. Hàng hóa nhập khẩu song phương chủ yếu của cả 2 nước là máy móc, các thiết bị phụ tùng, linh kiện phục vụ cho quá trình sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Nhưng COVID 19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu, làm gián đoạn q trình sản xuất, nhiều nhà máy phải đình cơng, dẫn đến việc sử dụng các mặt hàng linh kiện trong sản xuất bị gián đoạn, nhu cầu về các mặt hàng này bị giảm đi. Điều này cũng đã ảnh hưởng tới thương mại song phương giữa hai nước.

Về phía nguồn cung, khi đại dịch bùng nổ, các chính phủ đã khắc phục bằng cách

đóng cửa các hoạt động vui chơi, giải trí, đóng cửa biên giới để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Đó cũng chính là lý do khiến chuỗi cung ứng tồn cầu bị đứt gãy. Ngồi ra, COVID 19 cịn làm gián đoạn các hoạt động sản xuất, làm chậm trễ các hoạt động vận tải, và lưu chuyển xuyên biên giới. Những thách thức này càng trở nên nghiêm trọng hơn đối với Việt Nam do các ngành sản xuất trong nước bị lệ thuộc nhiều vào chuỗi cung ứng nước ngoài, và phụ thuộc phần lớn vào các sản phẩm trung gian như linh kiện, phụ kiện, nguyên

62

vật liệu được nhập khẩu từ nước ngồi để có thể tạo ra sản phẩm cuối cùng. Điều này đã khiến cho giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa bị giảm đi và việc nhập khẩu nguyên – nhiên liệu phục vụ cho sản xuất ở một số ngành công nghiệp như sản xuất ô tô bị phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài.

Cơ hội

Bên cạnh những thách thức gặp phải, đại dịch COVID 19 cũng mang lại những cơ hội cho mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan.

Thứ nhất, đại dịch COVID bắt đầu bùng phát từ tháng 12/2019 – khi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA vừa ký kết và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Đây là cột mốc quan trọng đối với Việt Nam và 27 nước thuộc Liên minh Châu Âu nói chung và đối với Hà Lan nói riêng. EVFTA cũng chính là khn khổ hợp tác bền vững, toàn diện và lâu dài đối với cả hai bên, đồng thời còn hạn chế các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà Lan và góp phần làm gia tăng thương mại giữa hai quốc gia nhờ việc hạ thấp các hàng rào thuế quan giữa Việt Nam và EU. Cụ thể, theo Bộ Cơng thương, có tới 85,6% dịng thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực và 99,2% số dịng thuế được xóa bỏ sau 7 năm. Mức độ hiệu quả của Hiệp định đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan đã được minh chứng rõ nét trong đại dịch COVID 19. Dưới tác động của dịch bệnh, trị giá thương mại đối với các quốc gia khác bị suy giảm nặng nề thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hà Lan lại có dấu hiệu tăng trưởng giữa đại dịch (năm 2020 tăng 1,52% so với năm 2019). Có thể thấy, đại dịch cũng chính là cơ hội để minh chứng cho sự hiệu quả của Hiệp định EVFTA đối với mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, đồng thời làm động lực sản xuất cho các nhà sản xuất ở hai nước.

Thứ hai, đại dịch là cơ hội để chính phủ và doanh nghiệp xem xét lại mơ hình kinh

doanh của mình, phát triển những điểm mạnh, lợi thế và khắc phục những điểm yếu. Đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay, chuyển đổi số đã và đang là một xu thế tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp, đại dịch chính là chất xúc tác làm nhanh q trình và tốc độ chuyển đổi số hiện nay. COVID 19 làm thu hẹp thương mại song phương do sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động sản xuất và làm đứt gãy chuỗi cung ứng tồn cầu, nhưng số hóa lại có thể

63

tăng cường sự kết nối thế giới và ảnh hưởng tích cực tới hoạt động xuất – nhập khẩu giữa hai quốc gia. Nhờ số hóa mà các doanh nghiệp có thể kết nối và liên hệ với nhau được nhanh hơn, làm giảm các loại chi phí về thơng tin, liên lạc và điều phối hiệu quả hơn quá trình sản xuất, gia cơng quốc tế hay các hoạt động kinh doanh của cơng ty. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể chuyển đổi từ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống sang các sản phẩm công nghệ cao. Đối với Việt Nam – một quốc gia có nền khoa học cơng nghệ chưa thật sự phát triển thì đây vẫn là một thử thách lớn, nhưng cũng chính là một cơ hội hiếm có để doanh nghiệp và chính phủ cùng thay đổi tư duy trong hoạch định chính sách và vận hành doanh nghiệp nhằm mục đích thu hút đầu tư từ nước ngồi vào các lĩnh vực khoa học công nghệ và định hướng chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng sản xuất theo hướng tự chủ, bề vững, linh hoạt và ít phụ thuộc hơn vào cơng nghệ nước ngoài.

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)