Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Hà Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 45 - 49)

2.1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan

2.1.4. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam từ Hà Lan

Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hà Lan năm 2012 đạt 704 triệu USD, chiếm 22,14% tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước, và dao động nhẹ trong mức thấp nhất là 550 triệu USD năm 2014, mức cao nhất là 763 triệu USD năm 2018. Mức độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch nhập khẩu thấp hơn rất nhiều so với kim ngạch nhập khẩu, vì lý do đó mà cán cân thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan trong 10 năm nay luôn tăng đều qua các năm, xuất siêu nghiêng về phía Việt Nam, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID 19. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan của Việt Nam chỉ đạt 661 triệu USD, giảm 13,37% so với cùng kỳ năm 2018, sự tụt giảm này là do tâm lý “găm hàng” chờ lợi ích từ EVFTA của các nhà xuất khẩu. Đến năm 2020, kim ngạch nhập khẩu vẫn tiếp tục giảm nhẹ, khoảng 0,76% so với năm 2019, đạt 657 triệu USD. Năm 2021, sau 6 tháng khi Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực và Việt Nam sẵn sàng mở cửa thương mại và các hoạt động sản xuất sau 1 năm đại dịch, kim ngạch nhập khẩu đã có sự chuyển biến tích cực hơn, đạt 687 triệu USD, tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong giai đoạn 10 năm (2012 – 2021), kim ngạch nhập khẩu đã có nhiều sự biến động, ảnh hưởng đến cơ cấu các nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu từ Hà Lan.

Năm 2012, mặt hàng được Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan nhiều nhất là phương tiện giao thông với trị giá nhập khẩu đạt 118,2 triệu USD, chiếm 16,8% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan. Tiếp đến là máy móc và các dụng cụ phụ tùng đạt 102 triệu USD,

38

tỷ trọng 14,5%. Theo sau là nhóm hàng sắt và thép, đạt 51,96 triệu USD, chiếm 7,38% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu (Hình 2.4).

Ngồi ra, có thể thấy Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm hóa học, dược phẩm hay các sản phẩm được chế biến từ Hà Lan như đồ uống, giấm, thuốc, sữa,... với tỷ trọng gần bằng nhau (đồ uống, rượu và giấm chiếm 6,99%; thực phẩm chế biến sẵn chiếm 6,73%; một số loại hóa chất hữu cơ chiếm 6,73%; dược phẩm chiếm 5,11% và một số sản phẩm khác chiếm tỷ trọng gần bằng nhau, từ 3 – 4% như các sản phẩm từ sữa, một số loại cây trồng, một số chế phẩm ăn được khác,...).

Hình 2.4. Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ Hà Lan năm 2012

Nguồn: Tác giả tính tốn số liệu từ Tổng cục Hải quan (năm 2013)

Đến năm 2021, cơ cấu hàng hóa được nhập khẩu từ Hà Lan đã có sự thay đổi rõ rệt. Mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong những năm gần đây là máy móc và các thiết bị

16,80% 14,50% 7,38% 6,99% 6,77% 6,73% 5,11% 4,78% 3,28% 3,05% 24,61%

phương tiện giao thơng

máy móc và các dụng cụ phụ tùng sắt và thép

đồ uống, rượu và giấm thực phẩm được chế biến sẵn hóa chất hữu cơ

dược phẩm

các chế phẩm ăn được khác

các sản phẩm từ sữa/có nguồn gốc từ động vật một số loạt cây trồng

39

phụ tùng với trị giá 159 triệu USD, tăng đến 20,98% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 19,15% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu. Trong khi đó, phương tiện giao thông như ô tô, e máy,... luôn được ưu tiên trong nhập khẩu 2012, giờ chỉ chiếm 6,94% kim ngạch nhập khẩu từ Hà Lan (so với 16,8% vào năm 2012), do nhu cầu về xe cộ, phương tiện đi lại của người Việt chuyển sang tập trung ở các thị trường có các thương hiệu xe nổi tiếng như Nhật, Ý, Mỹ, Hàn Quốc. Ngoài ra, khi Vinfast ra đời, cho ra dòng ra các dòng xe hơi và xe máy chất lượng tốt mà khơng bị tính các loại thuế như xe nhập khẩu, Việt Nam cũng hạn chế nhập khẩu các sản phẩm cùng ngành ở nước ngoài để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.

Bảng 2.4. Một số mặt hàng chính nhập khẩu từ Hà Lan năm 2021

Mặt hàng nhập khẩu Trị giá năm 2021 (USD) So với năm 2020 (%) Tỷ trọng (%) Kim ngạch nhập khẩu (USD) 687.028.007 4,57% 100% Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 159.188.164 20,98% 19,15%

Linh kiện, phụ tùng ô tô 73.382.249 53,95% 6,94%

Dược phẩm 55.746.482 9,76% 7,39%

Sản phẩm hóa chất 42.321.160 -13,21% 7,10%

Sữa và sản phẩm sữa 31.082.311 -20,18% 5,67%

Chất dẻo nguyên liệu 29.340.129 61,87% 2,64%

Chế phẩm thực phẩm khác 28.463.568 13,47% 3,65%

Thức ăn gia súc và nguyên

40

Hóa chất 23.216.228 -15,51% 4,00%

Sản phẩm từ sắt thép 11.672.566 -28,93% 2,39%

Nguồn: Tác giả tính tốn và tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan (năm 2022)

Qua bảng 2.4, hiện nay, mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất là máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng với tỷ trọng 19,15%. Tiếp đến là linh kiện, phụ tùng ô tô với trị giá nhập khẩu là 73,38 triệu USD, tăng 53,95% so với cùng kỳ năm 2020, và chiếm 6,94% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Hà Lan. Nhóm hàng dược phẩm đạt trị giá 55,75 triệu USD, tăng 9,76% so với 2020, chiếm tỷ trọng 7,39%. Ngồi ra, có một số sản phẩm được nhập khẩu với trị giá tăng vượt bậc hơn so với năm 2020 như chất dẻo nguyên liệu đạt trị giá 29,34 triệu USD tăng 61,87%, chế phẩm thực phẩm khác đạt 28,36 triệu USD tăng 13,47%, thức ăn gia súc đạt 23,23 triệu USD tăng 30,1%. Bên cạnh đó, các sản phẩm như hóa chất và các sản phẩm hóa chất, sữa và các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sắt thép bị tụt giảm đáng kể từ 13,21% đến 28,93% so với cùng kỳ năm 2020.

Đối với mặt hàng linh kiện và phụ tùng ô tô, năm 2019, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 54,48 triệu USD, chiếm 8,24% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu. Đến năm 2020, do chịu tác động từ dịch COVID 19, nhu cầu đi lại của người dân trong nước giảm đi, kéo theo nhu cầu về các loại phương tiện đi lại như ô tô cũng sẽ bị giảm xuống. Ngoài ra, giãn cách xã hội đã giảm thiểu tai nạn giao thơng, hỏng hóc xe cộ, nên nhu cầu về các linh kiện, phụ tùng ô tô bị giảm rõ rệt. Cụ thể, trong năm 2020, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô chỉ đạt 47,67 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021, khi Việt Nam đã nới lỏng giãn cách xã hội và nhờ hiệu quả của Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đã tăng đến 53,95%, đạt 73,38 triệu USD. Ngoài ra, khi Hiệp định EVFTA chính thức đi vào hoạt động, Việt Nam sẽ dần gỡ bỏ các loại thuế nhập khẩu xe châu Âu, trung bình mỗi năm giảm khoảng 7% cho tới khi cắt giảm về 0%.

Các mặt hàng dược phẩm, chế phẩm hay thức ăn gia súc cũng có tốc độ tăng trưởng vượt bậc nhờ hiệu quả của Hiệp định EVFTA với tốc độ tăng trưởng lần lượt là 9,76%, 13,47% và 30,1%. Đặc biệt là nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu với tốc độ tăng trưởng lên

41

đến 61,87%, đạt 29,34 triêu USD. Đây là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2020.

Có thể nói, Hiệp định Thương mại EVFTA đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Liên minh Châu Âu nói chung và Việt Nam – Hà Lan nói riêng. Điều này đã được làm rõ qua các phân tích về kim ngạch xuất nhập khẩu trên. Trong giai đoạn 2012 – 2021, mặc dù chịu tác động từ đại dịch COVID 19, nhưng EVFTA đã là cầu nối, kích thích thương mại lại ngay sau dịch bệnh ổn định. Nhìn chung, trong giai đoạn này, Việt Nam vẫn xuất siêu và có thặng dư thương mại tăng trưởng qua mỗi năm. Tuy nhiên, lượng hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan vẫn đang ở mức khá thấp, gần như khơng tăng trưởng trong giai đoạn này, có thể là do cơ cấu hàng hóa tại Hà Lan khơng phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Có thể nói, quan hệ thương mại này là một mối quan hệ mà cả hai bên đều đạt được những lợi ích lớn cho bên mình. Việt Nam là cửa ngõ vào châu Á, còn Hà Lan là cửa ngõ để trung chuyển, xuất khẩu hàng hóa sang EU. Vì thế nên, quan hệ thương mại giữa hai nước càng ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)