Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam – Hà Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 33 - 35)

1.4.1. Yếu tố khách quan

Hà Lan là một những những quốc gia tại Liên minh Châu Âu (EU) vừa là đầu tàu vừa giữ vai trò chi phối các quan hệ thương mại quốc tế. Đặc biệt sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 nước có những thay đổi bứt phá đáng mừng mặc dù phải đối mặt với những khó khăn lớn (như ảnh hưởng của Covid 19 hay giá cước vận tải liên tục tăng lên những mức cao kỷ lục).

Các công ty xuyên quốc gia sẽ chi phối rất nhiều nền kinh tế thế giới nói chung và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan nói riêng. Xu thế khu vực hóa, tồn cầu hóa phát triển mạnh mẽ tác động đến tất cả các nước, Việt Nam- Hà Lan là một trong số đó, địi hỏi 2 nước phải phát triển, tham gia và hệ thống phân công lao động

Xu thế tự do hóa thương mại với sự dỡ bỏ dần dần hoặc hoàn toàn các hàng rào hiện tại đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ; một trong số trường hợp cả với đầu tư. Những tác động quan trọng nhất của tự do hóa thương mại thể hiện ở một số khía cạnh như: tác động đối với người tiêu dùng, đối với người sản xuất, đối với thu nhập ngân sách đến việc làm và tác động đến cán cân thanh toán.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thương mại toàn cầu bước vào thế kỷ 21, đặc biệt sự xuất hiện nền kinh tế tri thức, thúc đẩy sự chuyển giao chất xám, cơng nghệ, hàng hóa buộc các nước phải nhanh chóng phát triển thương mại quốc tế để bắt kịp trào lưu của thế giới bên ngoài.

Dịng đầu tư và bn bán quốc tế ngày càng gia tăng làm tăng nhanh GDP của toàn thế giới và cả ở Việt Nam- Hà Lan. Các dòng tiền vốn quốc tế đã tăng mạnh trong thập kỷ qua sẽ tiếp tục tăng.

Đây là những u tố khách quan góp phần hình thành và phát triển quan hệ thương mại quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên việc tận dụng thời cơ, vận hội mới của mỗi nước để phát triển thương mại còn phụ thuộc vào các nhân tố chủ quan.

26

1.4.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức được vai trị, vị trí và lựa chọn đúng chiến lược phát triển quan hệ thương mại quốc tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng nhất. Việc lựa chọn chiến lược thay đổi xuất nhập khẩu hay định hướng xuất khẩu phải phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam và Hà Lan , mà điều này lại phụ thuộc dự đoán cung cầu và tình hình thế giới đề ra lộ trình phù hợp.

Sự phát triển của lao động xã hội trong nước cũng có những tác động khơng nhỏ đến sự phát triển thương mại quốc tế giữa Việt Nam – Hà Lan. Điều kiện và khả năng phát triển sản xuất các mặt hàng trong nước là nhân tố vật chất có tính quyết định để đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển thương mại quốc tế. Chính cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất trong nước phù hợp là điều kiện để tận dụng triệt để lợi thế so sánh giữa Việt Nam và Hà Lan.

Khả năng xúc tiến mở rộng quan hệ thương mại quốc tế là động lực thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế giữa Việt Nam- Hà Lan. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thơng hàng hố, vai trị xúc tiến thương mại ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay cung đã vượt cầu. Xúc tiến thương mại cần thực hiện tốt cả trên phương diện vĩ mô và tầm vi mô. Xúc tiến thương mại ở tầm vĩ mô nhằm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, quan hệ thương mại, cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài để tạo điều kiện tiền đề thuận lợi cho xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp. Còn xúc tiến thương mại ở các doanh nghiệp là thực hiện nghiên cứu thị trường, tham quan, trực tiếp đàm phán kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Xúc tiến thương mại ở tầm vi mơ và vĩ mơ có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau.

Thực hiện tốt công tác tổ chức điều hành, xử lí quan hệ thương mại quốc tế trong q trình thực hiện của chính phủ. Tổ chức điều hành, xử lí kịp thời những vướng mắc trong quá trình phát triển quan hệ thương mại quốc tế góp phần tạo điều kiện cho quan hệ thương mại quốc tế ở quốc gia luôn được phát triển, mở rộng.

27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀ LAN GIAI ĐOẠN 2012 – 2021

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)