Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 79)

Các doanh nghiệp sẽ là các đối tác chính, trực tiếp thực hiện hoạt động thương mại xuất nhập khẩu với Hà Lan, chính vì vậy hoạt động của các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam- Hà Lan thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:

Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa

Hiện nay trên thế giới có xu hướng giảm giá hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, thậm chí là những mặt hàng chủ lực thế mạnh của Việt nam, có tới 8/15 mặt hàng chủ lực xuất khẩu bị suy giảm kim ngạch. Vì vậy, chúng ta cần giải pháp cấp bách để khôi phục lại sức mua thông qua nâng cao thế cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và tại thị trường Hà Lan nói riêng

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Giá thành một số mặt hàng xuất khẩu của Việt nam thường thấp hơn của các nước đối thủ, lý do chính là do chất lượng hàng Việt Nam còn kém. Cũng là mặt hàng gạo nhưng gạo Thái Lan sẽ đảm bảo được chất lượng và độ ngon hơn; cũng là mặt hàng cà phê , tỷ trọng cà phê loại 2 tuy có giảm song tỷ lệ thủy phân cao 13% thậm chí có cả hạt đen, mốc, vỡ và lẫn nhiệt tạp chất, quy cách màu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế. Ngồi ra thì mẫu mã, cách đóng gói và ghi nhãn hiệu đơn điệu đã làm cho hàng Việt Nam gặp khó khăn khi thâm nhập thị trường quốc tế, đặc biệt là Hà Lan. Ni

72

trồng thủy sản ở Việt Nam thì phát triển tràn lan, thiếu kĩ thuật, chất lượng giống không được quản lý, dẫn đến chất lượng thủy sản xuất khẩu thấp.

Vì vậy, để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, khơng cịn con đường nào khác Việt Nam phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp phải lấy yêu cầu của người tiêu dùng làm mục tiêu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hiện nay một trong những nhóm hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn vào thị trường Hà Lan, đó là nhóm hàng thực phẩm, muốn đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mà Chính phủ Hà Lan đã đề ra. Để làm được điều đó, cần phải:

Kiểm tra, bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, nhất là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.

Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực phẩm nhập khẩu được kiểm nghiệm một cách hệ thống nhằm loại bỏ các nguồn bệnh ngay từ nguồn cung cấp trước khi đưa vào hệ thống phân phối, Việt Nam nên hợp tác với Hà Lan và mời các cơ quan thẩm quyền của Hà Lan vào để:

- Đánh giá hệ thống và thực tiễn nơi sản xuất

- Kiểm nghiệm và cấp phép cho các nhà sản xuất nông phẩm và cơ sở chế biến

- Gắn nhãn mác cho từng lô hàng nông phẩm nhập khẩu truy nguyên nguồn gốc

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cửa khẩu nhập khẩu nông phẩm

- Kiểm nghiệm trước và sau khi giết mổ tại các cơ sở sát sinh trong nước

- Kiểm tra trong phịng thí nghiệm đối với gia cầm, thịt đông lạnh, cá đông lạnh và cá tươi sống, rau quả và trứng nhập khẩu để chế biến và tiêu dùng tại Hà Lan.

73

Ngoài những yêu cầu trên, nhà nước nên có các chính sách động viên, khuyến khích, cho vay vốn để các doanh nghiệp tích cực thực hiện các chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước cũng cần tập trung vốn để tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ, tăng hàm lượng chất xám cho sản phẩm, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Hà Lan cũng như thị trường quốc tế.

Biện pháp giảm giá thành sản phẩm

Để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông. Đặc biệt Việt Nam cần nghiên cứu để giảm tối đa việc nhập khẩu hàng hóa vơ hình như dịch vụ vận tải, bảo hiểm (bằng cách giành quyền vận chuyển)... để từ đó tận dụng được các nguồn nhân lực, phương tiện sẵn có nhằm góp phần giảm giá thành sản phẩm.

Ngồi chương trình hợp tác trong lĩnh vực ni trồng, chế biến nơng sản, Nhà nước Việt Nam cũng như chính phủ Hà Lan cũng nên xúc tiến việc Hà Lan sẽ thành lập một hệ thống kho bảo quản, phân phối hàng hóa tại Việt Nam để từ hệ thống kho này xuất thẳng đi các nước khơng phải tốn phí vận chuyển sang Hà lan. Như vậy, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sẽ luân chuyển nhanh hơn, các doanh nghiệp đỡ bị đọng vốn cho một chu trình xuất khẩu và chắc chắn giá của sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho tương lai. Việt Nam cần có một lực lượng các chuyên gia hiểu biết về thói quen cũng như luật lệ tại thị trường Hà lan để có thể thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này và đối phó với những tranh chấp thương mại có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, cần tăng cường kết nối và khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại Hà Lan (nơi có khoảng gần 20.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc). Chính lực lượng này sẽ góp một phần rất lớn vào các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại giữa hai nước nói riêng.

Ngồi việc đào tạo nhân lực, phía Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp cần có các chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường Hà Lan bằng cách xây dựng các chiến lược

74

kinh doanh dài hạn; đầu tư đổi mới cơng nghệ, tăng cường trình độ quản lý, tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và khu vực; đồng thời phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm các bạn hàng tại Hà Lan thông qua việc đẩy mạnh các sàn giao dịch hàng hóa.

75

KẾT LUẬN

Trong những năm qua quan hệ Việt Nam- Hà Lan luôn được quan tâm chú ý và phát huy trên mọi lĩnh vực. Các chỉ số phát triển như kim ngạch xuất nhập khẩu và tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài tăng trưởng ổn định qua các năm đã đóng góp phần to lớn và cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế nói riêng.

Quan hệ thương mại – đầu tư Việt Nam và hà Lan đã không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hà Lan trong 11 tháng năm 2021 đạt 500,35 triệu USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 69% tổng kim ngạch nơng sản xuất khẩu của Việt Nam sang Hà Lan là mặt hàng hạt điều với 345,72 triệu USD, giảm 4,1% so với 11 tháng năm 2020. Đây là thị trường cửa ngõ và là một trong những trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất vào châu Âu. Hàng hóa nhập khẩu vào Hà Lan ngồi việc phục vụ tiêu thụ nội địa của thị trường này, cịn một lượng lớn hàng hóa được tái xuất khẩu sang các quốc gia EU khác.

Việt Nam cũng được đánh giá là đối tác hàng đầu của Hà Lan tại châu Á và thực thi EVFTA được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp hai nước và là thời điểm thích hợp để hai bên phát triển quan hệ hợp tác sâu hơn nữa. Trong 11 tháng năm 2021, thị trường Hà Lan chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang EU, chiếm 44,3% thị phần rau quả và 39,1% về hạt tiêu… Ngoài ra, Hà Lan là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tại Liên minh châu Âu.

Đây là những thành tựu đáng tự hào tuy nhiên để tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa Việt Nam cần tiếp tục phát huy những mặt hàng thế mạnh của mình và cải thiện các mặt hàng tiềm năng thơng qua nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt nam và thực hiện các phương thức mua bán mới. Bên cạnh đó, cần tiến hành cải thiện, sửa đổi và bổ sung các luật lệ liên quan đến xuất khẩu, tạo cơ chế thơng thóang và tích cực cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước và Hà lan.

Đề tài này đưa ra được bức tranh khái quát về hoạt động thương mại – đầu tư song phương giữa Việt nam và Hà Lan giai đoạn 2016-2021, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới như xúc tiến thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan,

76

nâng cao năng lực của các cán bộ Việt nam hay xây dựng chiến lược nhập khẩu, chiến lược thu hút đầu tư…

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng anh

1. World Bank (2015), “Developing countries face tough transition in 2015 with higher

borrowing costs and lower prices for oil other commodities”. Trích xuất từ:

https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2015/06/10/developing- countries-face-tough-transition-in-2015-with-higher-borrowing-costs-and-lower- prices-for-oil-other-commodities

2. UNCTAD (2020), “World investment report”. Trích xuất từ:

https://unctad.org/system/files/official-document/wir2020_en.pdf

3. GSPhub (2022), “The generalized scheme of preferences – what’s in it for EU

industry? – High level EU industry Dialogue”. Trích xuất từ: https://gsphub.eu/events/gsp-high-level-eu-industry-dialogue

4. TMF Group (2019), “Top 10 challenges of doing business in VietNam”, trích xuất từ: https://www.tmf-group.com/vi/news-insights/business-culture/top-challenges- vietnam/#

5. Markusen, J. et al. (1995). International trade: theory and evidence. McGraw-Hill, Inc.

B. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ánh Phước (2020), “Hồ sơ thị trường Hà Lan”, Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI). Trích xuất từ: https://vcci.com.vn/uploads/P-HSTT-Ha-Lan- _03.2020.pdf

2. Lê Hải Triểu, Phạm Thế Phương (2015), “Báo cáo Hồ sơ thị trường Hà Lan”, Trung tâm WTO và hội nhập, phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI). Trích xuất từ: https://trungtamwto.vn/upload/files/fta/196-chua-ky-ket/199-viet-nam--- eu-evfta/247-an-pham---tai-

78

3. Cục đầu tư nước ngồi (2021), “Tình hình hợp tác đầu tư hai chiều Việt Nam – Hà

Lan”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trích xuất từ:

https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/95f75c5b-b0bf-40a3-b486- 2cc4e2d5cc01/NewsID/cac50d38-bfb4-41d4-9534-

a3697e632a12/MenuID/50557cad-3121-46e2-8449-37bfb0a04483#

4. Hà Văn (2021), “Việt Nam - Hà Lan tăng cường hợp tác phát triển bền vững, thích

ứng biến đổi khí hậu”, Báo Thủ tướng Chính phủ. Trích xuất từ:

https://thutuong.chinhphu.vn/viet-nam-ha-lan-tang-cuong-hop-tac-phat-trien-ben- vung-thich-ung-bien-doi-khi-hau-10939764.htm

5. Huyền Trang (2022), “Tỉnh Bình Dương xúc tiến thu hút các nhà đầu tư từ Hà Lan”, báo Vietnamplus. Trích xuất từ: https://www.vietnamplus.vn/tinh-binh-duong-xuc- tien-thu-hut-cac-nha-dau-tu-tu-ha-lan/779554.vnp.

6. VCCI (2021), “cú huých” EVFTA thúc đẩy dịng vốn FDI vào Việt Nam”. Trích xuất từ: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/19056-cu-huych-evfta-thuc-day-dong- von-fdi-tu-eu-vao-viet-nam.

7. Đức Minh (2019), “Tăng cường hợp tác tỏng lĩnh vực thuế với Hà Lan”, Thời báo Tài chính Việt Nam. Trích xuất từ: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tang-cuong- hop-tac-trong-linh-vuc-thue-voi-ha-lan-81189.html

8. VCCI (2017), “Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và Liên minh châu Âu”, trích xuất từ: https://trungtamwto.vn/chuyen-

de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong

9. VCCI (2017), “Hiệp định Thương mại tự di Việt Nam – Liên minh châu Âu

(EVFTA), https://trungtamwto.vn/file/20205/ttwto-tom-luoc-chung-ve-evfta.pdf

10. Claudio Dordi, Marius Bordalba (2014), “Tổng quan chính sách thương mại của

Liên minh châu Âu và chiến lược viện trợ thương mại của khối”, Dự án hỗ trợ

chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu. Trích xuất từ:

79 euDuAnMuTrap/BaoCaoNghienCuu/EU-

1%20Tong%20quan%20chinh%20sach%20thuong%20mai%20cua%20EU%20va %20chien%20luoc%20vien%20tro.pdf

11. Trương Đình Tuyển (2021), “chính sách thương mại của Việt Nam – EU đối tác

quan trọng và phù hợp”, trích xuất từ:

http://thuvien.hlu.edu.vn/KIPOSDATA0/KIPOSSysWebFiles/files/SanPham/TaiLi euDuAnMuTrap/TaiLieuHoiThao/Truong%20Dinh%20Tuyen%201.pdf.

12. Phạm Thị Dự (2017), “ Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa

của Việt Nam khi Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam có hiệu lực, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại. Trích xuất từ:

https://trungtamwto.vn/file/17898/17.%20Co%20hoi%20va%20thach%20thuc%20 voi%20linh%20vuc%20thuong%20mai%20hang%20hoa%20cua%20Viet%20Na m%20khi%20EVFTA%20co%20hieu%20luc.pdf

13. Mỹ Phương (2022), “Doanh nghiệp Việt ứng phó với những tác động từ căng thẳng

Nga – Ukraine. Trích xuất từ: https://www.vietnamplus.vn/doanh-nghiep-viet-ung-

pho-voi-nhung-tac-dong-tu-cang-thang-ngaukraine/777632.vnp

14. K.D (2021), “Tăng cường hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam và Hà

Lan”, Báo Đảng Cộng sản. Trích xuất từ: https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi- nhap/tang-cuong-hop-tac-thuong-mai-song-phuong-giua-viet-nam-va-ha-lan- 572938.html.

15. Ngơ Thị Hồ, Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan (2019), “Quan hệ Việt Nam - Hà Lan: Hợp tác toàn diện hướng tới phát triển bền vững”, Báo Chính phủ. Trích xuất từ: https://baochinhphu.vn/quan-he-viet-nam-ha-lan-hop-tac-toan-dien-huong-toi- phat-trien-ben-vung-102254381.htm.

16. Thu Ngân (2021), “Thương mại Việt Nam – Hà Lan đạt kết quả khả quan nhờ EVFTA, Bộ Công thương Việt Nam”, trích xuất từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-

80

truong-nuoc-ngoai/thuong-mai-viet-nam-ha-lan-dat-ket-qua-kha-quan-nho- evfta.html

17. Tổng cục Hải quan (2021), “Xuất khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu”, Biểu số 19B/TCHQ – Cục CNTT & Thống kê Hải quan, trích xuất từ: https://files.customs.gov.vn/CustomsCMS/TONG_CUC/2022/1/13/4822021-

T12T-5X(VN-SB).pdf.

18. Tổng cục Hải quan (2021), “Nhập khẩu khẩu nước/vùng lãnh thổ - mặt hàng chủ yếu”, Biểu số 20B/TCHQ – Cục CNTT & Thống kê Hải quan, trích xuất từ: https://files.customs.gov.vn/CustomsCMS/TONG_CUC/2022/1/13/2021-T12T- 5N(VN-SB).pdf.

19. Minh Anh (2022), “Xuất khẩu sang Hà Lan đạt hơn 7,68 tỷ USD trong năm 2021”, Báo thương hiệu và sản phẩm. Trích xuất từ: https://thuonghieusanpham.vn/xuat- khau-sang-ha-lan-dat-hon-768-ty-usd-trong-nam-2021-29508.html.

20. Tổng cục thống kê, “Số liệu xuất khập khẩu các tháng năm 2012 – 2021”, trích xuất từ: https://www.gso.gov.vn/xuat-nhap-khau/

21. Đinh Công Tuấn (2008), “Quan hệ kinh tế Việt Nam – EU năm 2007: thực trạng và triển vọng”, Kỷ yếu Hội nghị - Hội Thảo ĐHQGHN. Trích xuất từ https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/20919

22. MiChael Reiterer (2014), “Việt Nam và Liên minh châu Âu trong bối cảnh hiện tại”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 30 số 2(2014) 3- 7, trích xuất từ https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/55987.

23. John Kleinen và cộng sự (2008), “Sư tử và Rồng: bốn thế kỷ quan hệ Hà Lan - Việt Nam”, Nhà xuất bản thế giới.

24. Hà Thị Thanh Thủy (2006), “Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)