Căng thẳng giữa Nga – Ukraine

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 74 - 77)

3.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan trong bối cảnh mới

3.1.3. Căng thẳng giữa Nga – Ukraine

Tổng quan ảnh hưởng của căng thẳng Nga – Ukraine

Đại dịch COVID 19 chưa biến mất, căng thẳng Nga – Ukraine lại xuất hiện như thêm một cú đánh bồi thêm vào nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Kể từ khi xảy ra cuộc xung đột này, Việt Nam luôn khẳng định quan điểm không bao che và kêu gọi các bên liên quan giảm sự căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán qua các kênh nhằm đạt được những mục đích lâu dài.

Căng thẳng Nga – Ukraine đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới. Theo Tổ chức kinh tế thế giới WTO dự báo căng thẳng của Nga – Ukraine có thể khiến tăng trưởng GDP giảm gấp 3 lần trong năm 2022 và mức độ tăng trưởng thương mại toàn cầu cũng sẽ bị suy giảm gần 50%. Không những thế, đại dịch COVID 19 bùng nổ, giá hàng hóa bị đẩy lên mạnh mẽ khiến lạm phát ở nhiều quốc gia bị tăng đáng kể, căng thẳng giữa hai nước này nổ ra lại một lần nữa nâng cao giá hàng hóa lương lực và năng lượng lên cao do cả hai nước này là những nhà cung cấp sản phẩm thiết yếu.

Theo thống kế từ WTO năm 2019, Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5 và cả hai nước cung cấp 25% lúa mì, 15% lúa mạch và 45% sản phẩm hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu. Riêng Nga cung cấp đến 9,4% thị phần thương mại nhiên liệu thế giới và 20% thị phần xuất khẩu khí đốt tự nhiên. Qua những số liệu trên, có thể thấy được tầm ảnh hưởng của căng thẳng Ukraine – Nga đến tình hình chính trị, kinh tế thế giới.

Đối với Việt Nam, Nga và Ukraine đều là hai đối tác thương mại truyền thống và quan trọng. Tổng kim ngạch thương mại song phương với Nga và Ukraine năm 2021 là 7,6 tỷ USD, trong đó Kim ngạch thương mại của Nga đạt 7,14 tỷ USD, chiếm phần lớn trong thương mại song phương hai nước. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong

67

khu vực ASEAN và là đối tác kinh tế lớn thứ 5 trong APEC. Căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm tăng giá lương thực và nhiên liệu trên toàn thế giới. Nội trong quý I/2022, giá xăng dầu đã tăng 48,81% so với cùng kỳ năm ngoái, làm tăng tỷ lệ lạm phát Việt Nam lên tới 1,92% (trong đó xăng dầu làm tăng 1,76%). Ngoài ra, giá nhập khẩu một số nguyên, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước so với cùng kỳ năm trước tăng cao như: thép tăng 43,87%; xăng dầu tăng 40,44%. Có thể thấy căng thẳng Nga – Ukraine đã gây hệ lụy khơng nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.

Thách thức của mối quan hệ Việt Nam – Hà Lan trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine

Việt Nam luôn giữ thái độ trung gian, hịa hảo và khơng q nghiêng về bất kỳ bên nào. Hà Lan là một quốc gia thuộc Liên minh châu Âu EU, và cũng là một trong những quốc gia ủng hộ việc trừng phạt Nga. Nhưng Việt Nam và Nga lại có mối quan hệ truyền thống lâu đời, nếu sự việc xảy ra quá căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến tình cảm hịa hảo giữa hai bên.

Căng thẳng Nga – Ukraine làm tăng giá nguyên nhiên liệu, khiến các ngành về cơng nghiệp, năng lượng bị tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào. Mà hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Hà Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất là máy móc và các linh kiện phụ tùng. Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong nước sẽ phải trả một khoản phí cao hơn để nhập khẩu những sản phẩm truyền thống từ Hà Lan nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung.

Cơ hội từ căng thẳng Nga – Ukraine đối với quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan

Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, căng thẳng này cũng mở ra cơ hội đẩy mạnh hợp tác giữa Việt Nam – EU nói chung và Hà Lan nói riêng. Ngồi các thị trường cung cấp lương thực Nga và Ukraine, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Ấn Độ) với trung bình 6,5 triệu tấn mỗi năm. Khi căng thẳng Nga – Ukraine xảy ra, Liên minh châu Âu đã liên tục ra các lệnh trừng phạt đối với hàng hóa, qn sự, chính trị của Nga, có thể thấy mối quan hệ giữa hai bên đã rạn nứt, thương mại hai bên khơng được thuận lợi và hàng hóa từ Nga sẽ bị hạn chế nhập khẩu vào thị trường EU, trong khi Nga là một trong những nhà cung ứng lương thực chủ chốt của EU. Việc hạn chế

68

Nga đã làm thị trường EU trở thành thị trươnhf thiêu shutj nguồn cung. Nhân cơ hội này, Việt Nam có thể phát huy hiệu quả tác dụng của Hiệp định EVFTA với lợi thế về nông sản. Với mức thuế suất được ưu đãi, Việt Nam có thể xuất khẩu thực phẩm vào thị trường EU, tận dụng suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA cho 80.000 tấn gạo mỗi năm. Các doanh nghiệp Việt khơng những có lợi thế về xuất khẩu sản lượng mà nâng cao chất lượng sản phẩm và có thể tăng giá trong thời gian tới. Đặc biệt với vị trí xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới, Việt Nam có thể dần thay thế Nga để trở thành nhà cung cấp lương thực chính cho Liên minh châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng. Hơn nữa, đây cũng chính là cơ hội tốt để đa dạng các loại hàng hóa xuất khẩu vào thị trường EU.

Nga là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, việc Nga căng thẳng với Ukraine đã để lại một khoảng trống lớn về kim ngạch cho Việt Nam. Vì thế, Việt Nam phải tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác để nhanh chóng bù đắp lại khoảng trống mà Nga đã gây ra. Điều này sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa đẩy mạnh quá trình sản xuất và nghiên cứu sản phẩm, đẩy sản phẩm sang các thị trường khác để bù đắp những sự thiếu hụt do Nga gây ra.

Hiện tại, Nga đã cấm không vận của 27 quốc gia EU, nên việc vận chuyển và giao thương hàng hóa giữa Việt Nam – EU qua đường hàng khơng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hàng hóa có thể được vận chuyển qua đường thủy vào cảng Rotterdam của Hà Lan – cữa ngõ của Liên minh châu Âu. Việc tận dụng EVFTA để bù đắp những khoảng trống kinh tế do Nga gây ra, Việt Nam sẽ tăng cường xuất khẩu sang thị trường châu Âu và việc cấm khơng vận, hàng hóa Việt ra chủ yếu được vận chuyển bằng đường thủy đi qua Hà Lan để vào châu Âu. Việc này sẽ gián tiếp nâng cao kim ngạch song phương giữa hai nước và ngày càng thứt chặt hơn mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa hai quốc gia.

Ngồi ra, hiện nay Nga có nhiều dự án FDI lớn tại Việt nam, trong thế sự này, tình hình kinh doanh các doanh nghiệp, liên doanh của Việt Nam với Nga sẽ bị đình trệ có khả năng khiến nhiều người mất việc và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta. Điều này sẽ tạo áp lực để thu hút vốn đầu tư FDI và nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa vào thị trường Việt Nam.

69

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)