Đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 54 - 56)

2.1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan

2.1.6. Đánh giá về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan

2.1.6.1. Thành tựu

Trong gần 5 thập kỷ thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhau, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể. Càng ngày cả hai bên đều xem trọng nhau và mối quan hệ này hơn. Sau khi Việt Nam chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào năm 1986 và chính thức trở thành thành viên của ASEAN (1995), mối quan hệ phát triển hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới về chất. Năm 2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 6/2020. Hiệp định này đã thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam – EU nói chung và Việt Nam – Hà Lan nói riêng phát triển vượt bậc. Hiện nay, Hà Lan là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam trên trường thế giới. Đối với Hà Lan, Việt Nam vẫn luôn là một trong những đối tác chiến lược thương mại quan trọng ở khu vực châu Á. Mối quan hệ thương mại này đã đạt được một số thành tựu như:

Thứ nhất, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Hà Lan có tốc độ tăng trưởng ở

mức cao so với các đối tác thương mại khác, thể hiện được sự gắn kết và phát triển mối quan hệ giữa hai quốc gia. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu đã có tác động tích cực tới các ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng trung gian như linh kiện điện tử, chất dẻo nguyên liệu, các phụ tùng,... đã tăng lên trong khi các mặt hàng tiêu dùng như sữa và các sản phẩn từ sữa có xu hướng giảm đi.

Thứ hai, trong giai đoạn 2012 – 2021, Việt Nam vẫn liên tục xuất siêu sang thị trường

Hà Lan – thị trường đầy tiềm năng và là cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu, khơng những thế, Hà Lan cũng là một trong những thị trường yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Điều này khẳng định được chất lượng sản phẩm của Việt Nam ngày càng được nâng cao và Hà Lan ngày càng coi trọng sự hợp tác với Việt Nam.

Thứ ba, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam từ Hà Lan là hợp lý với các mặt hàng

phù hợp với nhu cầu người dân như dược phẩm hay các linh kiện, máy móc giúp nền sản xuất trong nước có thể học hỏi được kinh nghiệm về các sáng chế tiên tiến. Ngoài ra, các

47

mặt hàng trung gian với vai trò là đầu vào cho sản xuất, để nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Thứ tư, Việt Nam ngày càng tận dụng được ưu thế về nền kinh tế nông nghiệp khi

đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào thị trường Hà Lan. Đồng thời, nằm bắt thời cơ lúc Hiệp định Thương mại tự do EVFTA vừa ký kết, doanh nghiệp trong nước đã cải thiện chất lượng hàng nông sản, nhân lúc thuế nhập khẩu giảm xuống đã nâng cao trị giá xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam.

Thứ năm, hiện nay, Hà Lan đã vượt qua Đức để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam tại châu Âu.

2.1.6.2. Những tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh một số thành tựu đạt được, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong mối quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan. Mặc dù trị giá và sản lượng hàng nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Hà Lan tăng dần đều qua các năm, đặc biệt có sự tăng trưởng vượt bậc sau khi Ký kết Hiệp định thương mại EVFTA nhưng trong số những mặt hàng nông sản Hà Lan nhập khẩu với số lượng lớn chưa có sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, trong khi Việt Nam hồn tồn có thế mạnh về những sản phẩm này.

Năm 2021, trị giá nhập khẩu khoai lang tím của Hà Lan đạt 158 triệu USD; gia vị, nước tương gần 600 triệu USD… Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhập khẩu nông sản vào Hà Lan do người Việt điều hành chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hơn 90% nông sản của Việt Nam được nhập khẩu vào Hà Lan theo con đường chính ngạch hoặc thơng qua những công ty lớn do người Hà Lan điều hành, một phần nhỏ được nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch, phục vụ cho tiêu dùng cá nhân. Tuy nhiên, khi Hiệp định EVFTA được ký kết thì con đường tiểu ngạch gần như bị xóa sổ.

Hiện nay, nơng sản Việt được nhập khẩu vào châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng hầu hết được bán trong các chợ dành cho người châu Á. Trong khi những chợ này chỉ phục vụ dưới 4% dân số Hà Lan, 1% dân số châu Âu. Bên cạnh đó, phân khúc thị trường lại rất hẹp và là thị trường đại dương đỏ với các đổi thủ cạnh tranh nặng kí như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,...

48

Đối với người Hà Lan, những món ăn được làm từ nông sản Việt rất tốt cho sức khỏe, như vừng trắng, vừng đen, hạt kỷ tử, khoai lang, hạt mắc ca, thanh long, ổi... Tuy nhiên, để mua được những loại nông sản này không hề dễ dàng do chúng chỉ được bày bán trong các chuỗi siêu thị giành riêng cho người châu Á và rất hạn chế trong các siêu thị phổ thơng.

Có thể thấy, đây là một thiệt thịi đối với nông sản Việt Nam khi sản phẩm chiếm được thị phần nhưng sản phẩm gốc Việt đã mang một tên gọi khác không liên quan tới Việt Nam… Xét theo dài hạn, điều này có hệ lụy rất lớn, vì khi một sản phẩm thuần Việt, mang thương hiệu Việt Nam bước vào thị trường châu Âu phải cạnh tranh với chính chất lượng của những sản phẩm do Việt Nam tạo ra nhưng được các đơn vị khác phân phối. Trong khi những đơn vị này với tiềm lực của mình đã đầu tư mẫu mã, bao bì, quảng cáo… rất chuyên nghiệp, càng làm cho những sản phẩm của Việt Nam khó có thể cạnh tranh được.

Ngồi ra, mặc dù Việt Nam đã có sự đa dạng hóa trong các mặt hàng xuất khẩu nhưng mức độ đa dạng chưa cao. Chính phủ cần có chính sách để khuyến khích các nhà sản xuất trong nước đưa ra nhiều ý tưởng hơn về sản phẩm, để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh cho mình.

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)