Hợp tác về mặt kinh tế văn hóa – xã hội

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 29 - 33)

1.3. Cơ sở thực tiễn của quan hệ song phương Việt Nam và Hà Lan

1.3.3. Hợp tác về mặt kinh tế văn hóa – xã hội

Kinh tế

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Hà Lan - Việt Nam không ngừng phát triển. Hà Lan đã trở thành đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại châu Âu với kim ngạch thương mại tăng đều qua các năm.

Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2014 đạt 3,77 tỷ USD, thì năm 2018 đã tăng gấp đơi, đạt khoảng 8 tỷ USD, trong đó Việt Nam chủ yếu xuất siêu. Kể từ năm 2016, Hà Lan đã vươn lên trở thành thị trường lớn nhất cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam ở châu Âu và là đối tác thương mại EU lớn thứ hai của Việt Nam sau Đức. Về đầu tư, Hà Lan luôn là một trong những nhà đầu tư châu Âu lớn nhất tại Việt Nam.

Nhiều dấu hiệu tích cực về hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan sẽ gia tăng nhanh hơn trong tương lai, nhất là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU được ký kết và đi vào thực hiện, góp phần đưa Việt Nam và Hà Lan trở thành cầu nối cho nhau tại hai thị trường nhiều tiềm năng là Đông Nam Á và EU.

22

Nơng nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu

Thủ tướng Hà Lan đánh giá Việt Nam và Hà Lan đều là các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu địi hỏi nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các biện pháp và kế hoạch đề ra. Theo đó, hai nước nhất trí về các chương trình hợp tác trong thời gian tới sẽ bao gồm: Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Chương trình chuyển đổi nơng nghiệp bền vững vùng ĐBSCL, khắc phục các vấn đề sụt lún, sạt lở bờ sông, xâm thực bờ biển, biến đối khí hậu và phịng chống thiên tai liên quan đến tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại mỗi nước.

Văn hóa

Trong lĩnh vực văn hóa, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa đã được tổ chức tại hai nước trong những năm gần đây như Tuần văn hóa Việt Nam tại Hà Lan năm 2008, Ngày Việt Nam tại Hà Lan năm 2014, các hoạt động liên hoan ẩm thực, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, triển lãm tranh được tổ chức sôi động tại Hà Lan năm 2017 và 2018. Tại Việt Nam, Làng Hà Lan được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 và 2013... Ngồi ra đã có nhiều dự án hợp tác về bảo tồn di sản văn hóa tại Huế, Hội An được Quỹ Hồng tử Claus và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam tài trợ. Cộng đồng hơn 20.000 người Việt Nam đang sinh sống, hội nhập thành công tại Hà Lan cũng đóng một vai trị khơng thể thiếu trong mở rộng giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Lượng du khách qua lại hai nước tăng dần theo năm, riêng năm 2017 có khoảng hơn 20.000 lượt khách du lịch Hà Lan sang Việt Nam.

Y tế

Chính phủ Hà Lan và cộng đồng doanh nghiệp Hà Lan đã hỗ trợ thiết bị vật tư y tế trị giá 40 tỷ đồng giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn do làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 gây ra; khẳng định Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Hà Lan.

23

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục giữa Việt Nam và Hà Lan đã bắt đầu rất sớm. Cho đến nay, giáo dục - đào tạo vẫn được coi là lĩnh vực hợp tác thành công giữa hai nước, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp, quản lý nước.

Hiện nay, đang có nhiều nghiên cứu sinh của Việt Nam theo học các chương trình đào tạo tại Hà Lan theo học bổng của Hà Lan và Việt Nam. Hàng năm, Chính phủ Hà Lan (thơng qua Bộ Ngoại giao Hà Lan) hỗ trợ cho Việt Nam một số chương trình đào tạo chuyên sâu về luật quốc tế, quan hệ quốc tế, luật biển, công ước quốc tế về chống tra tấn (UNCAT). Giữa các Bộ, ngành Việt Nam và Hà Lan đều có chương trình hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực.

Khoa học công nghệ

Việt Nam và Hà Lan đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác vào năm 2011, tập trung vào hợp hợp tác trao đổi thông tin về công nghệ cao, trao đổi chuyên gia, hỗ trợ đào tạo và kỹ thuật dầu khí. Tháng 12/2018, hai bên đã thống nhất thúc đẩy hợp tác song phương trong lĩnh vực điện gió ngồi khơi và khí thiên nhiên hóa lỏng.

Thành phố thơng minh là lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước trên cơ sở công nghệ và kinh nghiệm cũng như mơ hình tiên tiến của Hà Lan và nhu cầu phát triển đô thị hiện đại, thông minh của các tỉnh, thành Việt Nam.

Hà Lan là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới có hệ thống logistics phát triển, khơng chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU, mà còn là cửa ngõ quan trọng để hàng hóa Việt Nam trung chuyển sang thị trường châu Âu. Việt Nam mong muốn Hà Lan kết nối các cảng và khu công nghiệp với châu Âu để giúp tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này, đồng thời thúc đẩy Quốc hội Hà Lan phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) trong thời gian sớm nhất để thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa hai nước tăng trưởng nhanh, mạnh mẽ và bền vững hơn nữa.

Hợp tác đầu tư

Các dự án đầu tư chủ yếu thực hiện tại các tỉnh phía Nam như: Tp HCM, bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương…Trừ một số dự án dầu khí và bia, thực phẩm, các dự

24

án đầu tư của Hà Lan nhìn chung có quy mơ vừa và nhỏ. Nhiều dự án đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam hoạt động rất có hiệu quả, với các cơng ty lớn nổi tiếng như Heineken (bia Heineken, Tiger, Bivina), Unilever (chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm, kem Wall), Royal Dutch Shell, Foremost (sữa), Akzo Nobel Coating (hóa chất), Philips (điện tử), ED&F Man Việt Nam (nông sản), Peja Viet Nam (máy móc thiết bị dệt), P&O Nedlloyd (vận chuyển container). Lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước: cơ khí hàng hải (đóng tàu, chế tạo sản phẩm cơ khí hàng hải) và dịch vụ liên quan đến hàng hải (phát triển cảng biển, đào tạo, vận chuyển, giao thông nội thủy và viễn dương, logistics…) nông nghiệp (giống cây trồng/vật nuôi, phương thức canh tác – bảo quản - chế biến tiên tiến –hiệu quả – sạch, quản lý đất đai trong nông nghiệp, phương thức phân phối…), công nghệ quản lý xử lý nước và rác - khí thải (nước sạch, nước thải, trị thủy sơng - biển), cơng trình thủy, xây dựng và duy tu đê điều, hóa chất, dầu khí, dịch vụ tài chính – ngân hàng, cơng nghệ y tế, đào tạo nghề - cao học, thể thao – văn hóa…

Hợp tác phát triển

Hà Lan ln khẳng định giành cho Việt Nam vị trí ưu tiên trong chính sách hợp tác phát triển. Tháng 10/2000, hai nước đã ký Hiệp định khung về Hợp tác 21 Phát triển và có hiệu lực từ tháng 7/2001. Tổ công tác giữa Đại sứ quán Hà Lan và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Hợp tác Phát triển tổ chức họp định kỳ hàng năm. Trước năm 2001, Hà Lan khơng có cam kết theo tài khóa, mà quyết định theo từng dự án cụ thể. Ngân sách dành cho Việt Nam theo phía Hà Lan là khoảng 20 triệu USD/năm, trong đó ước tính thực hiện mỗi năm khoảng từ 10 đến 15 triệu USD. Ngồi ra, Hà Lan cịn viện trợ khoảng 13 triệu USD cho Chương trình xố đói giảm nghèo trong hai năm 2001-2002. Tiếp tục dành viện trợ ODA cho Việt Nam, 37 triệu USD/2003, 27 triệu USD/năm 2002, 56 triệu USD/2008.

Xoá nợ: trong 2 năm 1994 - 1995, Hà Lan xoá nợ cho ta 23,2 triệu USD và năm 1996 hỗ trợ cán cân thanh toán 11,2 triệu USD.

25

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)