Khi tham gia vào thị trường Việt Nam, không chỉ doanh nghiệp Hà Lan mà bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nước ngoài nào đều khơng tránh khỏi những rủi ro khó lường.
Theo Thống kê của Ngân hàng Thế giới (2020), xét về chỉ số “Thuận lợi kinh doanh”, Việt Nam xếp thứ 70 trên 190 nền kinh tế, tăng 20 hạng so với năm 2010. Có thể thấy, Việt Nam ngày càng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Thái Lan, Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá lớn trong chỉ số này. Ngoài ra, Việt Nam bị đẩy ra khỏi TOP 100 trong 4 chỉ số: chỉ số nộp thuế, chỉ số khởi nghiệp, chỉ số giải quyết phá sản và giao dịch thương mại qua biên giới. Ví dụ, hành chính ở Việt Nam giải quyết các vấn đề cấp thiết chưa đủ nhanh và hiệu quả. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài chỉ mất 64 giờ ở Singapore và 174 giờ ở Malaysia để nộp thuế, thì ở Việt Nam, thủ tục này mất tận 384 giờ, cao hơn mức trung bình của khu vực Đơng Á – Thái Bình Dương (209 giờ) và cao hơn so với thông lệ của OECD (176 giờ) (World bank, 2020).
Những khó khăn chính mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gặp phải khi kinh doanh tại Việt Nam là nạn tham nhũng, hối lộ, hành chính quan liêu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhà đầu tư nước ngoài, thảm họa thiên nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng,...
58
Về khả năng tiếp cận tín dụng
Tại Việt Nam, hiện vẫn có nhiều thủ tục hành chính quan liêu, đặc biệt là những yêu cầu từ ngân hàng như bảo lãnh. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như khơng có khả năng tiếp cận tín dụng, đây là một trong những hạn chế nghiêm trọng nhất khi kinh doanh tại Việt Nam. Đặc biệt là việc thiếu các văn phịng tín dụng tư nhân có thể khiến các quá trình bảo lãnh, thu hồi vốn sẽ trở nên phức tạp hơn đối với các công ty nước ngoài. Các doanh nghiệp chỉ được cung cấp hơn 30% nhu cầu đầu tư qua tín dụng, trong khi tỷ trọng này tại Malaysia là 40% và trung bình tại OECD là 50%. Tuy nhiên, mức độ khó khăn của các vấn đề này phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động và quyền sở hữu. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp FDI được hưởng lợi từ chế độ đặc biệt, ví dụ như được miễn giảm thuế và ưu tiên đẩy nhanh các thủ tục thương mại (World Bank, 2020).
Về việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Trong khn khổ Hiệp định PCA, Liên minh châu Âu và Việt Nam lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) và cam kết thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ và thực thi hiệu quả các thỏa thuận về bảo hộ sở hữu trí tuệ. Vào năm 2019, SHTT lại một lần nữa được khẳng định trong hiệp định EVFTA và EVIPA về tự do hóa thương mại và bảo hộ đầu tư. Từ sau khi gia nhập WTO (2007), Việt Nam đã bổ sung và sửa đổi luật bảo hộ quyền SHTT sao cho phù hợp với các cam kết, luật quốc tế. Ngồi ra, Việt Nam cịn ký kết những Hiệp định và Công ước quốc tế liên quan đến quyền SHTT như:
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
- Công ước quốc tế về bảo hộ các giống cây trồng mới (UPOV). - Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (PCPIP).
- Công ước Rome về bảo vệ người biểu diễn.
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
Và nhiều Hiệp định, Nghị định và Công ước khác liên quan đến quyền SHTT. Tại Việt Nam, hai cơ quan có thẩm quyền quyết định và xử lý các vấn đề về bản quyền SHTT
59
là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NoIP) và Cục Bản quyền Quốc gia Việt Nam (NCO). Có thể nói, Việt Nam có những sự cố gắng để cải thiện và bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ cho cả doanh nghiệp quốc tế và doanh nghiệp nước ngoài. Theo Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2018), Việt Nam xếp hạng thứ 77 trên 140 quốc gia về quyền bảo hộ SHTT. Tuy nhiên, việc thực thi các quyền bảo hộ SHTT vẫn chưa được đẩy mạnh, khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trước kinh doanh tại Việt Nam.
Về vấn đề hối lộ và tham nhũng
Đây là một trong những vấn đề nhức nhối, khó giải quyết và ln tồn đọng trong xã hội Việt Nam. Theo Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (1/2019), Việt Nam xếp hạng thứ 117, đến năm 2020, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 104 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là một sự cải thiện khá mạnh mẽ, phản ánh được các nỗ lực đổi mới và minh bạch của chính phủ trong việc giải quyết tham nhũng. Các hành vi tham nhũng liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng, các thủ tục hải quan và quyền đất đai. Đảng và Chính phủ Việt Nam đã cam kết sẽ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, việc thực thi vẫn chưa được đẩy mạnh và lượng khu vực cơng cịn thấp nên còn tồn tại những cơ hội béo bở cho các hành vi tham nhũng.
Về các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp và xử lý giấy phép xây dựng
Luật an ninh mạng Việt Nam đã được sửa đổi và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Các điều luật này yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin cần thiết được yêu cầu và xóa các nội dung nhất định trong vịng 24 giờ, tuy nhiên các hướng dẫn chi tiết về thi hành và thực thi luật vẫn chưa được thơng qua. Bên cạnh đó, có 10 thủ tục cần thực hiện khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khiến cho việc đăng ký doanh nghiệp phức tạp hơn và gây khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngồi. Ngồi ra, doanh nghiệp sẽ phải mất 110 ngày và 11 thủ tục để được cấp phép xây dựng tại Việt Nam. Việc kiểm tra cơ sở vật chất để cấp thủ tục phải được thực hiện bởi Sở Xây dựng và Thành phố, phải có chứng chỉ
60
của Phịng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường (Luật Xây dựng, 2014).
Về bảo hộ nhà đầu tư
Theo thống kê từ Ngân hàng thế giới (2019), Việt Nam xếp thứ 169 về lĩnh vực bảo hộ nhà đầu tư. Hiện nay, nước ta đã có những cam kết và Hiệp định về bảo hộ đầu tư với Liên minh châu Âu và các nước trên thế giới, nhưng việc thực thi thì đang cịn rất hạn chế, có thể nói đây là lĩnh vực yếu kém của Việt Nam.
Về đăng ký tài sản, nộp thuế và thực thi hợp đồng
Việc đăng ký tài sản tại Việt Nam mất đến 57 ngày để hoàn thành, cao hơn nhiều so với thơng lệ của OECD. Ngồi ra, có đến 32 khoản thanh tốn thuế doanh nghiệp mỗi năm, mất trung bình 872 giờ làm việc để hồn thành (cao hơn so với thơng lệ 176 giờ của OECD, và cao hơn mức trung bình của Đơng Á – Thái Bình Dương là 209 giờ). Việc thực thi các hợp đồng mất đến 400 ngày và 34 thủ tục, giải quyết tình trạng mất khả năng thanh tốn trung bình mất 5 năm để hoàn thành với tỷ lệ thu hồi thấp. Có thể thấy các thủ tục hành chính tại Việt Nam khá phức tạp và nặng nề đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước, khiến thuế và các thủ tục trở thành một trong những quy trình hoạt động kinh doanh nặng nề và khó khăn nhất khi kinh doanh ở Việt Nam (Kiểm toán Crowne, 2021).
61
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀ
LAN TRONG BỐI CẢNH MỚI