2.1. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Hà Lan
2.1.5. Những chính sách thương mại giữa hai nước
2.1.5.1. Chính sách thuế quan của hai nước
2.1.5.1.a. Trước khi ký kết Hiệp định EVFTA
Về hợp tác trong lĩnh vực thuế quan, năm 1995, hai nước đã triển khai Hiệp định
giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Hà Lan. Đến năm 2016, Hiệp định đã được đàm phán lại để cập nhật và bổ sung một số điều
khoản cho phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại. Trong khuôn khổ của Hiệp định này, các loại thuế mà hai bên đã thống nhất và được áp dụng là:
Tại Việt Nam
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế lợi tức
42
Tại Hà Lan
- Thuế thu nhập
- Thuế lương
- Thuế công ty
- Thuế tiền lãi cổ phần
Trong Hiệp định này, hai nước đã thỏa thuận về đối tượng, phạm vi áp dụng, đối tượng cư trú và cơ sở thường trú từ điều 1 đến điều 5. Hiệp định cũng đạt được thỏa thuận về các loại thuế cho cư dân và doanh nghiệp hai nước để tránh bị thu thuế hai lần tại hai quốc gia như thuế thu nhập từ bất động sản, thuế từ lợi tức doanh nghiệp, thuế đối với ngành vận tải biển và hàng không (Điều 8, Lợi tức thu được từ hoạt động của các tàu thủy hoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi đóng trụ sở điều hành thực tế của xí nghiệp), thuế cho các cơng ty liên doanh, từ các hoạt động cá nhân,...
Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận về một số quy định như quy định không phân biệt đối xử, phân chia quyền đánh thuế giữa nước cư trú và nước có nguồn thu nhập phát sinh; quy định biện pháp tránh đánh thuế hai lần; quy định về nguyên tắc không phân biệt đối xử; quy định về thủ tục thỏa thuận song phương để giải quyết các khiếu nại về thuế theo hiệp định; quy định trao đổi thơng tin về chính sách thuế cũng như quản lí thuế, liên quan đến các loại thuế quy định trong hiệp định...
Chính sách thuế quan giữa hai nước trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu
Nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu song phương giữa Việt Nam và Hà Lan được hưởng các mức thuế ưu đãi rất thấp hoặc miễn phí từ chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), cụ thể: năm 2019, có khoảng 40% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu của EU từ các nước đang phát triển và các nước có thu nhập trung bình thấp đã được áp dụng những ưu đãi thuế quan GSP của EU, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê từ GSP hub (2020), có gần 52,94 tỷ euro được nhập khẩu theo các mức thuế GSP bằng 0, và hơn 20,54 tỷ euro được nhập khẩu với thuế rất thấp. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều ngành hàng được hưởng ưu đãi từ
43
GSP, điển hình là ngành dệt may được hưởng mức ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là 9,6%, thấp hơn rất nhiều so với các nước không ưu đãi.
Nhờ việc hưởng lợi từ GSP, Việt Nam đã tiết kiệm được chi phí thuế xuất khẩu sang các thị trường phát triển, qua đó có thể tăng năng lực sản xuất và giải quyết việc làm cho người dân, tăng trưởng kinh tế và thu hút thêm nguồn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các nhà xuất nhập khẩu có thể tiết kiệm được một phần chi phí để đầu tư vào những mảng cần phát triển hơn.
Ngồi ra, trong khn khổ WTO, EU dành cho Việt Nam được hưởng Quy chế thuế quan ưu đãi phổ cập theo Điều khoản Cho phép của WTO, mang lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam tại thị trường EU, so với các mặt hàng xuất xứ từ các nước cơng nghiệp hóa và một số nền kinh tế mới nổi.
2.1.5.1.b. Sau khi ký kết Hiệp định EVFTA
Chính sách của EU về thuế nhập khẩu
Theo khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu nói chung, Hà Lan nói riêng đã thỏa thuận các cam kết về hạ thấp hàng rào thương mại để mở cửa thị trường hàng hóa.
Các nước thành viên EU đã thống nhất và cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dịng thuế trong biểu thuế, tương đương với 70,03 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm sau khi EVFTA chính thức có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% số dịng thuế trong biểu thuế, tương đương với 99,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU, và định hướng trong vòng 10 năm sẽ đưa tồn bộ mức thuế về 0% (Theo Bộ cơng thương, 2020).
Đối với nhóm hàng nơng sản, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU đã xóa bỏ hồn
toàn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng như cà phê, mật ong tự nhiên, rau củ quả, và xóa hồn tồn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm từ 3-5 năm. Ngành thủy sản được xóa bỏ 50% dịng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng cịn lại được áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức thuế 0%.
44
Đối với nhóm hàng cơng nghiệp, ngay khi EVFTA chính thức có hiệu lực, EU đã
xóa bỏ phần lớn thuế nhập khẩu cho các mặt hàng. Cụ thể như: giảm 42,% số dịng thuế trong ngành dệt may, xóa bỏ 37% dịng thuế nhập khẩu các mặt hàng giày dép, xóa bỏ 85% thuế nhập khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, xóa bỏ 74% thuế nhập khẩu các sản phẩm điện tử và linh kiện. Các phần thuế cịn lại của các nhóm hàng này sẽ được giảm tiếp theo lộ trình từ 3-7 năm liên tục đến khi thuế về mức 0%. Một số mặt hàng còn lại sẽ được xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu như sản phẩm nhựa, điện thoại, túi xách, ví, vali, mũ, ơ dù,...
Chính sách của Việt Nam về thuế nhập khẩu
Ngay sau khi Hiệp định Thương mại tự do EVFTA chính thức có hiệu lực, Việt Nam sẽ xóa bỏ 48,5% dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Trong vòng 7 năm Việt Nam sẽ xóa bỏ 91,8% dịng thuế, và cam kết trong vịng 10 năm, 98,3% dịng thuế sẽ bị xóa bỏ. Việt Nam cam kết 1,7% phần thuế còn lại sẽ dành cho hạn ngạch thuế quan như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt như các loại chất gây nghiện (thuốc lá), bia, linh kiện.
Theo Bộ Công Thương (2020), đối với nhập khẩu các mặt hàng máy móc, thiết bị, 61% dịng thuế sẽ bị xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các nhóm ngành khác cũng được giảm thuế như nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng (áp dụng lộ trình giảm thuế về 0% trong vịng 10 năm); đồ uống có cồn (xóa bỏ thuế nhập khẩu cho rượu sau 7 năm, cho bia sau 10 năm); các loại thịt (thịt gà sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm, thịt bò sau 3 năm, các loại thịt heo sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu trong vòng từ 7 – 9 năm); dược phẩm (71% được xóa bỏ ngay); hóa chất (70%); nguyên phụ liệu dệt may, da giàu (80%),... và được giảm tiếp theo lộ trình 7-10 năm để đưa mức thuế về 0%.
Chính sách về thuế xuất khẩu
Việt Nam và các nước thành viên EU trong đó có Hà Lan đã cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí xuất khẩu nào trừ các trường hợp được bảo lưu rõ (Hiệp định EVFTA, 2020). Cụ thể: hai bên sẽ khơng áp dụng bất kỳ loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, khơng áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa.
45
2.1.5.2. Chính sách phi thuế quan trong khn khổ Hiệp định EVFTA
Các chính sách phi thuế quan mà hai bên đã thỏa thuận thông qua Hiệp định EVFTA bao gồm:
Rào cản kỹ thuật (TBT)
Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.
Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tơ, trong đó Việt Nam cam kết cơng nhận tồn bộ chứng nhận phù hợp về kỹ thuật đối với ô tô của EU theo các nguyên tắc của Hiệp định UNECE 1958 (hệ thống tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc) sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực;
Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU.
Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS)
Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có thẩm quyền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam) chứ khơng phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU. Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về phối hợp chung, kiểm tra/thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước thành viên nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong toàn thị trường EU.
Một số chính sách phi thuế quan khác
Hiệp định cũng bao gồm các cam kết theo hướng giảm bớt hàng rào thuế quan khác (ví dụ về cam kết về cấp phép xuất khẩu/nhập khẩu, thủ tục hải quan...) nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên.
46