3.1. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan trong bối cảnh mới
3.1.2. Hiệp định EVFTA
Triển vọng
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực vào 01/08/2020 trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp và biến động thị trường khó lường. Đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu mở ra những cơ hội và triển vọng đối với mối quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và EU nói chung và Việt Nam – Hà Lan nói riêng.
Về hợp tác phát triển, sau khi ký Hiệp định EVFTA, Việt Nam trở thành đối tác hàng đầu của EU trong ASEAN và thắt chặt hơn mối quan hệ chính trị, kinh tế thương mại, hợp tác phát triển bền vững. Sau Hiệp định EVFTA, hai bên cam kết triển khai và phát huy hiệu quả EVFTA để góp phần phục hồi tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực khi đang chịu tác động từ COVID 19.
Về thương mại quốc tế, năm 2021, Hà Lan đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam tại châu Âu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt tại Hà Lan nói riêng và châu Âu nói chung đang cịn rất hạn chế. Vì thế, EVFTA triển khai xóa bỏ 90% thuế quan sẽ giúp các doanh nghiệp Việt có nhiều khả năng cạnh tranh hơn với các doanh nghiệp nước ngồi. Về phía xuất khẩu, trước EVFTA, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ Việt Nam sang Hà Lan là Nông sản, dệt may, giày dép bị đánh thuế cao khi xuất
64
khẩu vào khu vực này. Sau EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành chủ lực tiết kiệm được chi phí thuế quan và có được lợi thế cạnh tranh về giá cả với các doanh nghiệp nước ngồi. Về phía nhập khẩu, Việt Nam có nguồn lao động trẻ năng động, với EVFTA, thị trường ô tô của Việt Nam sẽ được hỗ trợ phát triển thành thị trường lớn nhất trong khu vực ASEAN trong vòng 20 năm tiếp theo. Các doanh nghiệp Việt sẽ có cơ hội tiếp cận những cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và nguồn nguyên liệu hàng hóa nhập khẩu với chất lượng tốt và giá cả ưu đãi từ EU, qua đó có thể cải thi ện chất lượng sản phẩm cuối cùng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp (Phạm Thị Dự, 2021).
Về đầu tư, các rào cản về đầu tư cũng sẽ được giảm thiểu giúp thu hút đầu tư FDI từ
Hà Lan. Theo Iwan Rutjens (2020), EVFTA thi hành sẽ là động lực khuyến khích các cơng ty của Hà Lan rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời thúc đẩy sự tiếp cận tốt hơn cho các doanh nghiệp Việt tại Hà Lan. Hoạt động kinh doanh của các công ty Hà Lan tại Việt nam sẽ trở nên dễ dàng hơn, các cơng ty Hà Lan có quyền tham dự vào các hợp đồng chính phủ với cơ hội cạnh tranh ngang bằng với các doanh nghiệp địa phương kèm theo các bảo đảm về tôn trọng quyền lao động, bảo vệ môi trường. Theo chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của EuroCham (2021), môi trường thương mại – đầu tư của Việt Nam được các doanh nghiệp Hà Lan đánh giá rất tích cực về cả sự chuyên nghiệp trong xử lý đại dịch và các vấn đề tranh chấp thương mại. Đây cũng là bước đệm để phát triển hơn nữa của mối quan hệ thương mại – đầu tư giữa Việt nam và Hà Lan trong tương lai.
Về lợi thế cạnh tranh, EVFTA tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa, dịch vụ từ Việt
Nam hơn những đối tác thương mại khác từ ASEAN tại thị trường EU. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ mới Việt Nam và Singapore đàm phán xong hiệp định Thương mại tự do với EU. Tuy nhiên, hàng hóa thế mạnh của hai quốc gia này khác nhau và các quốc gia khác trong ASEAN vẫn đang trong thời gian đàm phán FTA với EU. Vì thế, Việt Nam đang có lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ khác trong ASEAN về các mặt hàng chủ lực, và gần như Việt Nam sẽ chiếm thế độc quyền đối với các sản phẩm chủ lực trong thời gian này.
Thách thức
Bên cạnh những cơ hội từ EVFTA, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức trong vận hành và thực thi các cam kết đã thỏa thuận do thị trường EU là thị trường
65
rất khó tính, địi hỏi cao về hàng hóa phải đạt chuẩn và đáp ứng tất cả các yêu cầu đặt ra của các quốc gia EU. Cụ thể như sau:
Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: khách hàng EU là những khách
hàng khó tính và có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Các yêu cầu của EU về hàng hóa nhập khẩu rất khắt khe cả về chất lượng và bề ngồi sản phẩm. Vì thế, dù có được ưu đãi thuế quan thì Việt Nam vẫn phải hoàn thiện sản phẩm nhiều hơn để có thể vượt qua được các rào cản này.
Các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ: để được hưởng các ưu đãi thuế quan từ
EVFTA, hàng hóa phải đáp ứng một tỷ lệ về hàm lượng nhất định trong khối EU. Trong khi các hàng hóa Việt Nam có nguyên liệu chủ yếu được nhập từ Trung Quốc và các quốc gia không thuộc khối EU với giá rẻ. Đây chính là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam, bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm kiếm các nguồn hàng nhập khẩu nguyên liệu mới tại thị trường EU hoặc phát triển vùng nguyên liệu nội địa.
Sức ép cạnh tranh từ các công ty nước ngồi và hàng hóa của EU, việc mở cửa thị
trường và ưu đãi từ EVFTA đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp và hàng hóa nước ngồi ngay trên thị trường nội địa. Các cơng ty FDI ln có hậu thuẫn vững chắc với việc đào tạo năng lực nhân công chất lượng cao khắt khe, và tâm lý “xí hàng ngoại” của người Việt sẽ làm cho hàng hóa và doanh nghiệp trong nước mất đi khả năng cạnh tranh với hàng hóa và doanh nghiệp nước ngồi. Đây cũng chính là một trong những thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam về năng lực cạnh tranh và kinh nghiệm thị trường cũng như khả năng tận dụng FTA.
Các biện pháp phòng vệ thương mại như rào cản thuế quan khơng cịn có hiệu lực
mạnh như trước nữa, các doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu sẽ phải sử dụng nhiều biện pháp tự vệ, chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Vì thế các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị lúng túng về mặt pháp lý cũng như quy định của Chính phủ và chính sách của các công ty ở thị trường nhập khẩu.
Các thương hiệu Việt Nam chưa thật sự mạnh và có tiếng tăm ở thị trường châu Âu
để cạnh tranh lại với các doanh nghiệp nước ngồi. Ví dụ như nơng nghiệp là một trong những thế mạnh của Việt Nam, tuy nhiên các thương hiệu lớn của Việt Nam chưa thật sự
66
gây được tiếng tăm tại Hà Lan, các mặt hàng Việt Nam chỉ phổ biến ở những khu người Việt mà chưa được bày bán ở những siêu thị phổ thông dành cho người Hà Lan. Đây cũng chính là một trong những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt phải tìm cách để cải thiện sản phẩm và chinh phục được người tiêu dùng Hà Lan nói riêng và EU nói chung.