Thực trạng đầu tư từ Hà Lan vào Việt Nam

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 56)

2.2. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.1. Thực trạng đầu tư từ Hà Lan vào Việt Nam

Hiện nay, trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hà Lan là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Theo số liệu thu được từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021), lũy kế tới ngày 20/12/2021, Hà Lan có 381 dự án cịn hiệu lực và tổng số vốn đăng ký hơn 10,46 tỷ USD. Các dự án lớn của các TNCs Hà Lan tập trung chủ yếu vào các mạng như dầu khí, nguyên nhiên liệu, khoa học cơng nghệ, giáo dục,... đã đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển một số lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa và kinh tế - xã hội.

49

Hình 2.5. Tổng vốn đầu tư đăng ký (tỷ USD) vào Việt Nam của Hà Lan, Pháp,

Đức, Vương quốc Anh (2013 – 2021)

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Qua hình 2.5, có thể thấy tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Lan vào Việt Nam luôn vượt hẳn so với các đối thủ khác tại châu Âu như Vương Quốc Anh, Pháp hay Đức. Trong giai đoạn 2013 – 2021, có một số biến động nhỏ, tuy nhiên từ năm 2016, tổng vốn đầu tư đăng ký của các công ty Hà Lan tại Việt Nam tăng liên tục qua các năm. Năm 2013, tổng vốn đăng ký đầu tư từ Hà Lan chỉ đạt 6,29 tỷ USD, tăng mạnh mẽ lên đến 8,14 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2015 cũng chính là năm khởi đầu làn sóng FDI thứ ba với thành quả cực kỳ ấn tượng, tăng vượt bậc so với các năm cũ. Tuy nhiên, làn sóng FDI mới mang đến những cơ hội mới kèm theo những thách thức khi AEC và ACIA được thành lập. Trong thời gian này, các nước thành viên của hai tổ chức này đều tận dụng triệt để thời cơ để đề ra những chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngồi, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước bạn trong khi ngồi nhân lực chất lượng cao ở một số ngành như tài chính – ngân hàng của Việt Nam vẫn còn sự chênh lệch khá cao so với các nước ASEAN.

6,29 6,62 8,14 7,61 8,17 9,36 10,05 10,42 10,47 2,81 2,84 4,68 3,75 3,46 3,51 3,72 3,84 4,04 3,26 3,31 3,38 3,39 2,78 3,68 3,60 3,61 3,61 1,16 1,34 1,48 1,36 1,76 1,94 2,05 2,22 2,29 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

50

Năm 2016, khi Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thì khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) lại đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do những tác động chính trị tại khu vực. Đó chính là lý do khiến tổng vốn đầu tư đăng ký của Hà Lan cũng như một số nước châu Âu vào Việt Nam bị giảm nhẹ. Vốn đầu tư đăng ký của Hà Lan giảm còn 7,61 tỷ USD, giảm 6,51% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ngay sau đó, con số này lại tăng trưởng liên tục trong những năm tiếp theo, tăng lên đến 10,47 tỷ USD, tăng 37,53 so với năm 2016, và tăng 66,36% so với cùng kỳ năm 2013.

Có thể thấy, giá trị dòng FDI của Hà Lan vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt

bậc. Theo số liệu thống kê của UNCTAD (2020), năm 2019, Hà Lan là một trong 3 nhà

đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài đạt gần 125 tỷ USD. Trong đó, đầu tư FDI vào Việt Nam chiếm một phần không nhỏ (8,04% so với tổng vốn đầu tư nước ngồi của Hà Lan). Tại châu Á, Việt Nam ln là đối tác đầu tư hàng đầu của Hà Lan.

Tuy nhiên, dựa trên số liệu trong Báo cáo Tình hình đầu tư thế giới của UNCTAD (2020), có thể thấy giá trị dịng đầu tư FDI của Việt Nam vào Hà Lan lại rất khiêm tốn, trong khi đây là một nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ tư thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore với tổng số vốn đăng ký vào Hà Lan là 84 tỷ USD (2019). Tính đến năm 2019, các nhà đầu tư Việt Nam chỉ mới đầu tư sang Hà Lan 7 dự án với tổng vốn đầu tư gần 35 triệu USD, chỉ chiếm 0,042% tổng vốn đầu tư vào Hà Lan (84 tỷ USD).

Về quy mô đầu tư, các dự án FDI của Hà Lan vào Việt Nam thường có quy mơ lớn

và các doanh nghiệp Hà Lan ln có chỉ số lợi nhuận trên vốn cao nhất so với các nhà đầu tư khác. Mặc dù các nhà đầu tư như Nhật Bản, Hàn Quốc dẫn đầu về số doanh nghiệp, số vốn đầu tư FDI, nhưng xét về lợi nhuận vẫn không thể cao bằng các doanh nghiệp châu Âu, điển hình là các doanh nghiệp Hà Lan. Lũy kế tới tháng 9/2021, giá trị bình quân các dự án đầu tư FDI của Hà Lan vào Việt Nam là 27,1 triệu USD/dự án, cao hơn quy mơ dự án bình quân chung của cả nước là 11,7 triệu USD/dự án (Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 2021).

Về lĩnh vực đầu tư, nhìn chung, trước năm 2000, quy mơ đầu tư của Hà Lan tại Việt

51

26% tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam). Trong những năm gần đây, các dự án đầu tư của Việt Nam đã mở rộng và đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 117 dự án với vốn đăng ký đầu tư 4,3 tỷ USD, chiếm tới 41,6% tổng số vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam. Đứng thứ hai là lĩnh vực sản xuất phân phối điện với 3 dự án với số vốn đầu tư gần 3,1 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư. Một số ngành khác cũng được các nhà đầu tư Hà Lan nhắm tới là công nghiệp khai khóang (7,5%), bán bn bán lẻ (5,5%),... Các dự án đầu tư của Hà Lan tại Việt Nam đã đóng vai trị quan trọng trong việc góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng phúc lợi xã hội và đóng góp vào một số ngành như y tế, giáo dục, văn hóa. Một số dự án, nhà đầu tư tiêu biểu đã được thống kê tại Cục Đầu tư nước ngồi (2021), có thể kể đến như:

Bảng 2.5. Một số dự án đầu tư tiêu biểu của Hà Lan vào Việt Nam

STT Tên dự án Tổng vốn đầu

tư đăng ký Ngành/khu vực

1 Công ty TNHH điện lực AES-

TKV Mông Dương 2 2,14 tỷ USD

Lĩnh vực điện lực tại Quảng Ninh.

2 Công ty TNHH Intel Products

Việt Nam 1,04 tỷSD

Lĩnh vực công nghệ, tại TP. Hồ Chí Minh

3 Dự án Hợp đồng Hợp tác kinh doanh dầu khí Nam Cơn Sơn

607,08 triệu USD

Lĩnh vực khai khóang, tại Vũng Tàu.

4 Công ty nước giải khát IBC

(pepsi) 110 triệu USD

Lĩnh vực thực phẩm, toàn quốc.

5

Dựa án sản xuất kem ăn và đá khô, Công ty TNHH Wall’s Việt

Nam

30 triệu USD Lĩnh vực thực phẩm, toàn quốc.

52

Hiện nay, Hiệp định Thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức có hiệu lực, đã thúc đẩy các dịng vốn FDI từ châu Âu nói chung và từ Hà Lan nói riêng vào Việt Nam tăng cao. Có thể thấy hai nước đang đứng trước rất nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác và phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt, Việt Nam và Liên minh châu Âu đang rút ngắn thời gian để triển khai Hiệp định Đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) nhằm tạo động lực để thúc đẩy mối quan hệ giữa Việt Nam và EU nói chung và với Hà Lan nói riêng.

Ngồi ra, các nhà đầu tư Hà Lan đặt kỳ vọng và sự quan tâm đối với lĩnh vực logistics và hợp tác cảng biển. Tính đến năm 2021, 60% hàng hóa Việt Nam vào khu vực Hà Lan và Châu Âu hầu hết đều qua cảng Rotterdam. Vì thế, việc hợp tác đầu tư cảng biển sẽ góp phần giảm chi phí vận tải cho các doanh nghiệp hai bên và gia tăng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hai bên.

Về địa bàn đầu tư, tính đến năm 2021, Hà Lan đang đầu tư tại 32 tỉnh thành Việt

Nam. Quảng Ninh là điểm đến đầu tư lớn nhất của các doanh nghiệp Hà Lan với vốn đăng ký đứng đầu cả nước (Chiếm 20,7% tổng vốn đầu tư), cùng dự án đầu tư quy mô lớn lên tới 2,14 tỷ USD (dự án Công ty TNHH điện lực AES-TKV Mơng Dương 2). Đứng vị trí thứ hai là TP. Hồ Chí Minh với 164 dự án, chiếm 42,9% tổng dự án và chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư. Vị trí tiếp theo là TP. Vũng Tàu, với 9 dự án, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư từ Hà Lan. Một số tỉnh thành khách cũng có vốn đầu tư khá cao như Bình Dương (42 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,1 tỷ USD), Đà Nẵng, Đồng Nai và một số địa phương khác (Theo Cục Đầu tư nước ngồi, 2021).

2.2.2. Các Hiệp định và chính sách về đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan 2.2.2.1. Một số Hiệp định liên quan đến đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt nam và Hà Lan đã được ký kết vào ngày 24/01/1995 tại Hague - Hà Lan và chính thức có hiệu lực từ ngày 25/10/1995. Hiệp định quy định quyền

53

đánh thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập. Hiệp định này đã được đàm phán lại cho phù hợp với tình hình và bối cảnh thế giới hiện nay vào năm 2016 tại Hà Nội.

Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA)

Hiệp định EVIPA chính thức được ký kết vào ngày 30/6/2019, đây là Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam, thay thế cho 21 Hiệp định giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Hiệp định gồm 4 chương, 92 điều và 13 phụ lục, đề cập về mục tiêu bảo hộ song phương, nội dung và các hướng giải quyết tranh chấp. Các điều khoản thể chế, các điều khoản chung và điều khoản cuối cùng trong thương mại – đầu tư song phương. Quốc hội và Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn hai Hiệp định EVFTA và EVIPA cùng lúc, đã khẳng định mạnh mẽ mong muốn và quyết tâm trong việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu ngày càng tốt đẹp hơn nữa.

Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Vương Quốc Hà Lan

Hiệp định này được ký kết vào ngày 10/03/1994 tại Hà Nội. Hiệp định này đã khẳng định được sự mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, mở rộng tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan. Hiệp định này đối xử một cách công bằng và thỏa đáng đối với những dự án đầu tư, nhằm khuyến khích nguồn vốn, công nghệ và sự phát triển kinh tế của hai bên.

Hiệp định thương mại tự do EVFTA

Hiệp định EVFTA bao gồm những quy định về tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài, được ký kết vào 30/06/2019 và chính thức có hiệu lực từ 01/08/2020. Đây là một FTA thế hệ mới về thương mại, dịch vụ và đầu tư, tạo ra được môi trường đầu tư cởi mở, tự do, thuận lợi hơn với doanh nghiệp của các quốc gia thành viên EU (trong đó có Hà Lan) và Việt Nam. Các cam kết về quản trị nhà nước đảm bảo môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài. Những lĩnh vực Việt Nam cam kết tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư như một số dịch vụ tài chính, dịch vụ chun mơn, phân phối và vận tải (Tống Thị Minh Phương, 2021).

54

GSP là một quy chế ưu đãi thương mại đơn phương và khơng dựa trên cơ sở có đi có lại và được hình thành để hỗ trợ các nước đang phát triển thóat khỏi tình trạng đói nghèo, mang sản phẩm từ các nước đó tiếp xúc với thị trường châu Âu. GSP được tạo ra với mục đích hỗ trợ các nước đang phát triển có thêm doanh thu từ xuất khẩu thơng qua thương mại quốc tế và đẩy nhanh quá trình tái đầu tư để sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn phục vụ cho sự phát triển và giúp đa dạng hóa nền kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện giữa Việt nam và các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (PCA)

Hiệp định này được ký kết ngày 27/06/2012 khẳng định sự phát triển toàn diện và sâu sắc của mối quan hệ Việt Nam – EU trong hơn 20 năm thiết lập và thắt chặt quan hệ song phương giữa hai bên. Hiệp định PCA là sự tham gia của tất cả các nước thành viên của EU, cho phép Việt Nam và EU cùng chia sẻ một mối quan tâm chung dựa trên nguyên tắc đa biên vững chắc và tăng cường hơn nữa trong việc giải quyết xung đột, và thách thức của các khu vực và toàn cầu. Ngoài ra, sự tham gia của tất cả các nước thành viên EU đã mang đến những cơ hội để mang đến sự gắn kết chặt chẽ giữa Việt Nam và các nước thành viên EU nói chung và Hà Lan nói riêng.

2.2.2.2. Các chính sách ưu đãi đầu tư song phương

Hiện nay, Việt Nam ngày càng thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với Hà Lan nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung. Hai bên đã có những Hiệp định, thỏa thuận và dành cho đối tác những chính sách ưu đãi trong thương mại và đầu tư. Việt Nam – Hà Lan hợp tác đầu tư trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu. Vì thế, các chính sách ưu đãi đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan sẽ dựa trên khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.

Chính sách ưu đãi đầu tư từ Hà Lan nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung cho Việt Nam

Trong chính sách đầu tư của EU đã quy định các bên phải đảm bảo mức độ bảo hộ đầu tư hiệu quả, đồng thời bảo lưu quyền quản lý và theo đuổi các chính sách cơng chính

55

đáng như bảo vệ sức khỏe và an tồn, mơi trường. Đối với Việt Nam, chính sách này sẽ đảm bảo được việc tăng trưởng ngành kinh tế nhưng không gây các hệ quả xấu về môi trường và con người.

Trong khuôn khổ Hiệp định PCA, Việt Nam và các nước thành viên EU (trong đó có

Hà Lan) đã thống nhất về các chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp hai nước như khuyến khích đối thoại và hợp tác nhằm phát triển quan hệ thương mại và đầu tư như giải quyết các vấn đề thương mại, thực hiện các chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực nhằm giải quyết các vấn đề về tranh chấp thương mại giữa các bên liên quan. Hai bên đã thống nhất về tài nguyên đầu tư qua việc khai thác mọi tiềm năng, hỗ trợ nhau tìm ra các cơ hội và giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa hai bên. Ngoài ra, hiệp định này cũng đã giúp cho các bên nhận thức rõ hơn về bối cảnh đầu tư hiện tại và giúp các bên tận dụng tối đa chương trình trợ giúp thương mại và các chương trình hỗ trợ bổ sung khác nhằm mục đích tăng cường thương mại và đầu tư giữa các bên.

Theo khuôn khổ Hiệp định EVFTA, Việt Nam và Liên minh châu Âu đã thống nhất

các thỏa thuận về các rào cản phi thuế trong đầu tư và tự do hóa đầu tư. Liên minh châu Âu cũng cam kết mở cửa rộng hơn cho đầu tư từ Việt Nam vào các ngành sản xuất thế mạnh như nơng nghiệp. Bên cạnh đó, Liên minh Châu Âu cũng đã có những thỏa thuận và đi đến sự thống nhất về quyền và sự bảo vệ các nhà đầu tư quốc tế từ hai bên. Từ sau khi triển khai

Một phần của tài liệu QUAN hệ THƯƠNG mại – đầu tư GIỮA VIỆT NAM và hà LAN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)