Vai trò của UCP 600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 25 - 27)

1.2. Tổng quan về Tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ

1.2.4. Vai trò của UCP 600 trong việc điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ

Thứ nhất, UCP 600 giúp xác định nghĩa vụ của các ngân hàng trong khuôn khổ của LC: Có thể nói, sự ra đời của UCP đã tạo ra bước tiến đột phá đối

với nghiệp vụ TTQT. Bởi lẽ, đây là văn bản duy nhất có các quy định cụ thể và thống nhất về trách nhiệm của các bên liên quan tham gia phương thức LC, đặc biệt là trách nhiệm của các Ngân hàng với vai trò là bên cam kết thực hiện việc thanh toán. Theo UCP 600, LC thực chất là một cam kết về việc thanh tốn có Ngân hàng, nhưng đây là một cam kết có điều kiện và được hình thành thơng qua việc đặt ra trách nhiệm đối với Ngân hàng phát hành. Liên quan đến trách nhiệm của các ngân hàng khác tham gia vào q trình thanh tốn đối với một thư tín dụng cụ thể, UCP 600 cũng đưa ra những quy định, những nguyên tắc ứng xử trong từng trường hợp, đối với từng chủ thể một cách rõ ràng, cụ thể. Trên thực tế, ngân hàng làm việc và quyết định hành động của mình hồn tồn dựa trên cơ sở là các chứng từ (hóa đơn, vận đơn, các giấy chứng nhận,...) được bên thụ hưởng xuất trình nên đây cũng chính là căn cứ duy nhất làm cơ sở để tiến hành xem xét và đưa ra quyết định đối với các yêu cầu từ phía người hưởng lợi và người nhập khẩu. Thơng qua quy định về quyền, nghĩa vụ của các ngân hàng khi tham gia vào quy trình thanh tốn theo phương thức LC, UCP 600 đã xây dựng được hành lang các quy định nhằm đảm bảo về quyền được thanh toán với người xuất khẩu, củng cố niềm tin và bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu khi tham gia vào hoạt động ngoại thương.

24 Thực tế, đối với điều kiện thứ ba, Án lệ số 13 đã khẳng định UCP không trái với với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nên UCP sẽ được áp dụng ngay cả khi các bên không thỏa thuận áp dụng UCP. Luận văn sẽ phân tích cụ thể điều này tại Chương 2.

Thứ hai, UCP 600 là nguồn luật cơ sở để xây dựng các điều khoản chính cho thư tín dụng chứng từ: UCP 600 đặt những tiêu chuẩn trong việc phát hành hoặc tạo lập các loại chứng từ như: chứng từ bảo hiểm, chứng từ thương mại, chứng từ vận tải,.. trong đó quy định rõ trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình như giao hàng đúng hạn và đúng địa điểm theo thoả thuận, đảm bảo bồi thường rủi ro, cung cấp hàng hóa đúng nguồn gốc xuất xứ và một số nghĩa vụ khác. Ngoài ra, các ngân hàng cũng thực hiện tư vấn cho bên nhập khẩu trong việc đưa vào nội dung LC những điều khoản cụ thể với mục đích buộc bên xuất khẩu phải tuân thủ, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, sự nhất quán của các quy định được tư vấn so với điều khoản của hợp đồng cơ sở đã được các bên thỏa thuận và ký kết trước đó.

Thứ ba, UCP 600 đưa ra các quy tắc chung, thống nhất cho việc kiểm tra bộ chứng từ: Căn cứ vào các điều khoản của UCP 600, người nhập khẩu tiến hành

đưa vào nội dung LC những yêu cầu, đòi hỏi đối với hàng hoá và ràng buộc người xuất khẩu phải thực hiện những u cầu đó thơng qua xuất trình bộ chứng từ địi tiền theo LC. Về phía người xuất khẩu, để được ngân hàng chấp nhận sự phù hợp của bộ chứng từ và thực hiện thanh tốn khoản tiền theo lơ hàng đã giao, họ sẽ phải lập một bộ chứng từ trong đó bao gồm các chứng từ với nội dung được thể hiện trên bề mặt chứng minh được việc mình đã đáp ứng đủ những yêu cầu được bên nhập khẩu đưa ra. Bởi lẽ đó, khi tiến hành kiểm tra bộ chứng từ được xuất trình, Ngân hàng đồng thời phải dựa vào cả hai yếu tố bao gồm LC và UCP để thực hiện thẩm định tính phù hợp chứng từ. Nếu trong q trình kiểm tra phát hiện có sai sót thì Ngân hàng phải lập tức thơng báo cho bên nhập khẩu để bên nhập khẩu nắm được và thực hiện việc yêu cầu người xuất khẩu điều chỉnh lại những sai sót cho phù hợp hoặc lý giải cho những sai sót đó để người nhập khẩu xem xét quyết định có chấp nhận sai sót này hay khơng.

Trước khi có sự ra đời của các phiên bản UCP, các ngân hàng tới từ nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện điều chỉnh những quan hệ trong TTQT trên cơ sở luật thương mại của nước sở tại. Từ thực tiễn sử dụng phương thức tín dụng chứng từ mang tính quốc tế, có thể thấy đã có hàng loạt các tranh chấp, xung đột xảy ra. Lí giải

cho điều này xuất phát từ việc mỗi quốc gia đều có những quy định riêng, khơng giống nhau dẫn đến việc viện dẫn những căn cứ pháp lý khác nhau phụ thuộc vào cơ chế chính trị cũng như tình hình kinh tế, xã hội cụ thể của từng quốc gia. Mặt khác, phương thức thanh toán bằng LC vốn là sự tổng hợp của nhiều bước, có quy trình phức tạp và các ngun tắc kiểm sốt nghiêm ngặt, do vậy, nó địi hỏi sự hợp lí, chặt chẽ để đạt được hiệu quả. Chỉ khi UCP ra đời, các vấn đề nêu trên mới có khả năng được giải quyết. Sự xuất hiện của UCP đã phần nào hiện thực mục tiêu tinh lược thực tiễn ngân hàng quốc tế, hướng tới chuẩn hoá các thực tiễn chung đang áp dụng.

Thứ tư, UCP 600 góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng chứng từ tại các ngân hàng ngày càng thuận tiện và phát triển hơn: Hiện nay, toàn hệ thống ngân

hàng đều kiểm tra chứng từ xuất trình trên cơ sở các nguyên tắc của UCP 600, đồng thời điều chỉnh theo UCP 600 khi nhận thấy có phát sinh tranh chấp trên thực tế. UCP 600 được ghi nhận là ấn bản mới nhất được ICC ban hành và là ấn bản được sửa đổi dựa trên sự góp ý và nhận được sự đồng thuận của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan, cụ thể là lĩnh tài chính – ngân hàng. Bên cạnh sự hỗ trợ của các kỹ thuật tiên tiến, dưới sự điều chỉnh của UCP 600, hoạt động ngân hàng đã được tạo lập một cách có hệ thống trên phạm vi tồn cầu, tốc độ xử lý giao dịch được cải thiện, rút ngắn thời gian xử lý tác nghiệp, đáp ứng nhu cầu về xúc tiến hoạt động TTQT. Nhờ có UCP, những điều kiện thuận lợi nhất ngày càng có xu hướng mở ra đối với doanh nghiệp trong việc phát hành và tạo lập các chứng từ thương mại, từ đó, gia tăng tốc độ hội nhập, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại một cách nhanh chóng, bền vững.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w