Từ thực tiễn áp dụng trong các vụ tranh chấp và nhận xét việc áp dụng nguyên tắc độc lập trong thực tiễn, người viết đưa ra một số kinh nghiệm như sau đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam:
Thực tế cho thấy trong các vụ tranh chấp, Ngân hàng vẫn được Tòa án đưa ra những phán quyết “có lợi”, trong đó, thường bảo vệ việc thanh tốn của Ngân hàng theo cam kết trong LC. Tuy vậy, khi khách hàng (bên mua) bị ảnh hưởng thì Ngân hàng cũng sẽ bị tác động bởi những ảnh hưởng đó. Do vậy, dù tại Việt Nam, nguyên tắc độc lập “tuyệt đối” của Thư tín dụng vẫn được cơng nhận, Ngân hàng vẫn phải thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến LC một cách thận trọng, chính xác, có sự trao đổi, phối hợp, hỗ trợ khách hàng trong toàn bộ q trình, từ khi LC có hiệu lực cho đến lúc hết hạn, thậm chí cho đến khi việc thực hiện hợp đồng cơ sở giữa các bên kết thúc.
Khi tiến hành kiểm tra bộ chứng từ xuất trình, Ngân hàng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan trong việc kiểm tra chứng từ, dù là ở số lượng chứng từ hay là nội dung thể hiện của chứng từ. Ngân hàng cần tránh bỏ qua các lỗi mà do yếu tố chủ quan – Ngân hàng nghĩ sai sót đó của bộ chứng từ là không quan trọng. Việc thiếu khách quan trong việc kiểm chứng từ có thể dẫn đến việc Ngân hàng bị vướng vào các tranh chấp khơng đáng có. Bên cạnh đó, khi có nghi ngờ về mặt trung thực của chứng từ, Ngân hàng cần thông báo với khách hàng, để khách hàng nắm được và có thời gian liên lạc, trao đổi với bên bán về nội dung nghi ngờ.
Khi Khách hàng của Ngân hàng có xảy ra tranh chấp với Ngân hàng trong việc thanh toán, Ngân hàng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân thực tế phát sinh tranh chấp, kiểm tra lại các bước xử lý tác nghiệp. Trong trường hợp khơng có sai sót từ phía Ngân hàng, cần tiến hành thương lượng với khách hàng về việc khởi kiện theo cơ sở của HĐMBHHQT thay vì khởi kiện theo LC và hỗ trợ khách hàng trong quá trình nếu cần thiết.