Khái niệm, bản chất của thư tín dụng và mối quan hệ giữa thư tín dụng và

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 29)

1.3. Thư tín dụng theo quy định tại UCP 600

1.3.1. Khái niệm, bản chất của thư tín dụng và mối quan hệ giữa thư tín dụng và

hợp đồng cơ sở

Như đã đề cập, phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức thanh tốn bao gồm sự cam kết từ phía Ngân hàng và Bên nhập khẩu với Bên xuất khẩu về hoạt động thanh toán với điều kiện tiên quyết là Bên xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp. Cam kết nêu trên từ phía Ngân hàng được gọi là Thư tín dụng. Theo quy

định tại Điều 2 UCP 600, “Tín dụng là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, là khơng thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết rõ ràng của Ngân hàng phát hành để thanh tốn khi xuất trình phù hợp”. Từ khái niệm này có thể thấy được rằng quan điểm của ICC về bản chất của thư tín dụng theo UCP 600 khơng phụ thuộc vào hình thức thể hiện của LC hay tên gọi của LC mà được xác định dựa trên chức năng của LC – “một lời hứa, một lời cam kết cho việc chắc chắn được thanh tốn khi bên xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp”. Xét về mặt bản chất, tín dụng là cam kết thanh tốn riêng biệt của Ngân hàng đối với Bên xuất khẩu25, hình thành dựa trên một hợp đồng cơ sở được ký kết giữa Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu. Theo Điều 4 UCP 600: “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của thư tín dụng. Các ngân hàng khơng liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả trong tín dụng có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng như thế”. Tính cơ sở của HĐMBHH là cơ sở của việc phát hành LC được hiểu rằng hợp đồng này là cơ sở, là căn cứ cho việc phát hành LC hay chính là căn cứ cho việc hình thành quan hệ tín dụng chứng từ. Nói cách khác, tuy là một cam kết độc lập, Ngân hàng vẫn phải có cơ sở cho cam kết của mình, thơng qua việc kiểm tra hợp đồng được các bên ký kết. Nếu không tồn tại HĐMBHH quốc tế được ký kết giữa người mua và người bán thì sẽ khơng có cơ sở phát hành LC mà trong đó người mua là người yêu cầu phát hành LC và người thụ hưởng là người bán. Tuy nhiên, vệc hình thành LC sẽ khơng tạo ra sự thay đổi các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thỏa thuận theo hợp đồng cơ bản.

Ngoài ra, quan hệ tín dụng chứng từ còn ghi nhận sự tồn tại của một hợp đồng khác là hợp đồng tín dụng (hay cịn gọi là hợp đồng vay) giữa người mua với ngân hàng phát hành. Mặc dù nguồn lợi thu được chủ yếu thuộc về người bán nhưng sự xuất hiện của hợp đồng này đã tạo ra cơ chế ràng buộc đối với người mua về nội dung ký quỹ hay các nghĩa vụ tương đương khác. Ngoài ra, ngân hàng phát hành LC cũng không được phép dùng khoản bảo đảm này cho bất cứ mục đích nào khác, kể cả với

mục đích thanh tốn các khoản nợ khác từ nghĩa vụ của bên đề nghị phát hành LC (thường là bên mua). Ngân hàng phát hành khi chấp nhận mở LC cũng đồng thời kéo theo nghĩa vụ cam kết thanh tốn, đồng thời là nghĩa vụ thơng báo cam kết đó đến người thụ hưởng thơng qua ngân hàng phục vụ của họ hoặc qua các Ngân hàng trung gian. Mặt khác, phía bên mua cũng cam kết thanh tốn lại cho ngân hàng phát hành số tiền sẽ thanh toán cho người bán theo LC, cam kết thanh toán này thường được nêu trong các điều khoản của đơn đề nghị phát hành LC hoặc trong các hợp đồng tín dụng mà bên mua sẽ ký kết với Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w