3.3. Một số kiến nghị
3.3.3. Đối với các cơ sở đào tạo về xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế
Thứ nhất, đối với các cơ sở đào tạo như các trường đại học, các lớp nghiệp
vụ về TQTT, khi thực hiện việc giảng dạy các kiến thức lý thuyết liên quan hay đưa ra các vấn đề học thuật về TTQT và TTTM quốc tế cho các cán bộ ngân hàng hay sinh viên, các giảng viên cần cung cấp cho người học các kinh nghiệm trong thực tiễn và đưa ra các cách xử lý, các biện pháp giải quyết, khắc phục cụ thể.
- Ví dụ, đối với bên nhập khẩu, khi phát hiện chứng từ bị làm giả, cần lập tức tiến hành thực hiện các biện pháp như sau:
+ Nắm được thông tin thực tiễn của lô hàng, cụ thể là lịch trình lơ hàng như ngày gửi, ngày dự kiến cập cảng đến hay các cảng trung gian. Trước khi quyết định thanh tốn phải có sự hiểu biết tương đối về tình hình thực tiễn của lơ hàng. Trịn trường hợp tiến hành kiểm tra, khảo sát mà phát hiện ra thực tế khơng có tàu hoặc có tàu mà khơng có hàng thì ngay lập tức phải tiến hành liên hệ với với ngân hàng và khẩn trương làm việc với tòa án trên cơ sở HĐMBHH để được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc xin lệnh bắt giữ tàu trong trường hợp phát hiện gian lận nêu trên sau khi đã thanh toán.
+ Đối với trường hợp người bán giao hàng thiếu hoặc giao hàng kém phẩm chất do lỗi của người bán, người mua có thể tiến hành khởi kiện theo HĐMBHH đã được ký kết và tiến hành đề nghị tu chỉnh lại LC để tạm ngừng các lô hàng tiếp theo từ phía người bán đang có dấu hiệu vi phạm.
- Đối với người xuất khẩu, phải tìm hiểu rõ đối tác, thị trường cũng như thận trọng trong đàm phán các nội dung của LC. Khi nhận được thông báo LC, phải kiểm tra để đảm bảo hiểu đúng, hiểu đủ và hiểu khả năng đáp ứng được các yêu cầu trong LC.
Thứ hai, các cơ sở đào tạo, các giảng viên cần kết hợp giảng dạy chuyên môn nghiệp vụ với nâng cao trách nhiệm, đạo đức của các bên trong kinh doanh như các doanh nghiệp, các ngân hàng để phòng ngừa, ngăn chặn hoặc hạn chế các hành vi gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động TTQT và TTTM quốc tế.
Thông qua xem xét các vụ tranh chấp liên quan đến các hành vi lừa dối trong kinh doanh nói chung và gian lận trong hoạt động TTQT nói riêng, một trong các
ngun nhân chính của những hành vi như vậy chính là nằm ở vấn đề đạo đức trong kinh doanh của các bên. Có thể hiểu một cách khái quát nhất, đạo đức là sự tôn trọng, tuân thủ và trung thực của một doanh nghiệp đối với với xã hội nói chung và với đối tác nói riêng. Một khi đạo đức trong kinh doanh suy giảm, sẽ làm nảy sinh các hành vi lừa dối, gây hậu quả và tổn hại đến các bên có liên quan. Do vậy, doanh nghiệp dù là bên xuất khẩu, bên nhập khẩu hay là các bên khác tham gia vào hoạt động ngoại thương cần phải có một người lãnh đạo chính trực, quyết liệt đối với các hành vi gian dối và các nhân viên trong từng doanh nghiệp cũng phải giữ cho mình những phẩm chất tương tự.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm đạo đức kinh doanh và có rất nhiều lý do để một cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi gian lận và giả mạo. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải giữ vững lập trường minh bạch, trung thực, khách quan, khơng vì lợi ích của các nhân mà thực hiện các hành vị lừa đảo, gian lận hoặc cấu kết để trục lợi. Tạo dựng chuẩn mực đạo đức trong ứng xử và kinh doanh chính là nền tảng cho việc phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh góp phần làm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp. Giữ được đạo đức trong kinh doanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp gây dựng được niềm tin với các đối tác. Từ đó, các mối quan hệ hợp tác trong hoạt động ngoại thương sẽ được ổn định, bền vững, tạo ra được nhiều giá trị và lợi nhuận cho các bên – mục đích cơ bản mà các bên hướng tới khi đặt những mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh.
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, người viết rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, các quy định của UCP 600 về nguyên tắc độc lập của thư tín dụng quy định sự độc lập hồn tồn của thư tín dụng đối với hợp đồng cơ sở, không ghi nhận trường hợp ngoại lệ nào của nguyên tắc này. ICC khi ban hành UCP 600 cũng thể hiện rõ quan điểm là bộ quy tắc này chỉ nhằm điều chỉnh các giao dịch LC được thiết lập trên cơ sở giao dịch chứng từ là minh bạch, trung thực, do đó, ICC bỏ ngỏ vấn đề gian lận và giả mạo chứng từ trong TTQT.
Thứ hai, việc bỏ ngỏ các quy định liên quan đến ngoại lệ của Nguyên tắc độc lập của ICC đã đưa việc giải quyết vấn đề này cho pháp luật của từng quốc gia. Tuy đã có một số quốc gia đã đưa ra một số quy định riêng về vấn đề này, nhưng tại Việt Nam, thơng qua Án lệ số 13, đã thừa nhận hồn tồn tính độc lập của LC theo UCP 600, công nhận nguyên tắc này không trái với pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, thơng qua phân tích thực tiễn giải quyết các vụ tranh chấp, tùy thuộc vào các tình huống mà cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra các phán quyết cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số, dù ở quốc gia có quy định riêng về ngoại lệ của nguyên tắc độc lập hay không, các cơ quan giải quyết tranh chấp vẫn thừa nhận tính độc lập của LC. Bên cạnh đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp cũng cho thấy các biện pháp khẩn cấp thường không phát huy được hiệu quả. Thơng qua phân tích thực tiễn, đưa ra các đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của nguyên tắc độc lập của LC và rút ra một số kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Thứ tư, từ các nghiên cứu, kết luận tại Chương 2, đưa ra các giải pháp đối với Ngân hàng TMCP trong xây dựng quy trình và trong tác nghiệp đối với thư tín dụng nhập khẩu và xuất khẩu. Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp cũng như các Cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực liên quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
I – Văn bản pháp luật và Án lệ
1. Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13.
2. Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12. 3. Luật Trọng tài thương mại 2010 số 54/2010/QH12.
4. Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh tốn của thư tín dụng (LC) trong trường hợp HĐMBHH quốc tế là cơ sở của LC bị huỷ bỏ.
II – Bài viết, bài nghiên cứu khoa học
5. Đỗ Văn Đại (2018), “Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của LC”, Bình luận án lệ, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3(115)/2018, ngày duyệt đăng 25/03/2018. 6. Phan Thị Hồng Hải, Đặng Thị Nhàn (2017), “Gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5, ngày 24/04/2017.
7. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Một số vấn
đề lý luận và Thực tiễn áp dụng, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, Số
03(115)/2018.
8. Tưởng Duy Lượng (2020), “Bình luận án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh tốn của thư tín dụng (LC) trong trường hợp HĐMBHH quốc tế là cơ sở của LC bị hủy bỏ”, Tạp chí Tịa án Nhân dân số 3 (Kỳ I tháng 2 năm 2020).
9. Nguyễn Thị Quy (2014), “Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và Một số gợi ý cho doanh nghiệp khi tham gia giao dịch”, Tạp chí Ngân hàng, Số 3 năm 2014.
10. Nguyễn Thu Thủy (2019), “Áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử tranh chấp về hợp đồng tín dụng”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 11.
11. Nguyễn Trọng Thủy (2014), Toàn tập UCP 600 – Phân tích và bình luận tồn
12. Nguyễn Thị Thư (2011), Pháp luật về Thư tín dụng của Mỹ, Trung Quốc và một
số khuyến nghị đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ĐHQG Hà Nội.
13. Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2017), Bộ Tập quán Quốc tế về LC của ICC
& Quy định của Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến việc xét xử các tranh chấp LC, Sách biên dịch/tham khảo, Nhà xuất bản Lao
động;
14. Đinh Xuân Trình (2014), Giáo trình Thanh toán Quốc tế, Nhà xuất bản Lao động;
III - Tài liệu và báo cáo nội bộ
15. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2019), Quy trình nghiệp vụ thanh
tốn LC, Tài liệu nội bộ.
16. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2021), Báo cáo thường niên năm
2020, Tóm tắt về Hoạt động Thanh tốn quốc tế - Tài trợ thương mại năm 2020,
Cơng bố năm 2021 tại website https://portal.vietcombank.com.vn.
17. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (2022), Báo cáo của Ban Điều hành
về kết quả Hoạt động kinh doanh năm 2021 và định hướng năm 2022, Công bố
tháng 4/2022 tại website https://portal.vietcombank.com.vn.
18. Trương Hồ Thùy Linh (2018), Bàn về Giá trị Thanh tốn của Thư tín dụng, Bài viết chuyên đề TTTM, Tài liệu đào tạo nghiệp vụ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
19. Alim Al Ayub Ahmed, Sarfraz Hussain, Ardhariksa Zukhruf Kurniullah, Edwin Ramirez-Asis, Nasser Jamil Mohammed Al-Shamayleh, Felix Julca-Guerrero, 2021, “Protection Against Letters of Credit Fraud”, Universidad Nacional Santiago Antúnez de Mayolo, Journal of Legal, Ethical and Regulatory Issues, Volume 24, Special Issue 1, 2021.
20. Caslaw Pejovic, 2017, Fraudulent Transport Documents Under the UCP:
Controversies and Possible Solution, PPP god.56 (2017) 171, accepted for print on
21. Chathura Warnasuriya, 2021, “Fraud Unravels All; Do Fraudulent Documents Invalidate A Letter of Credit?”, KDU Law Journal 2021, Volume 01, Issue 01, 2021.
22. Chumah Amaefule, 2011, The Exceptions to the Principle of Autonomy of
Doccumentary Credit, A thesis submitted to the University of Birmingham for the
Degree of Doctor of Phylosophy, August 2011.
23. Frank Roland Hans Mueller, 2013, Letters of Credit with focus on the UCP 600
and the Exceptions to the Principle of Automony with emphasis on the Fraud Rule under the laws of The USA, The UK and The RSA, University of the Wesstern Cape,
Faculty of Law, Student Thesis, Supervisor Professor Patricia M Lenaghan.
24. Gary Collyer, 2012, Frequently Asked Questions under UCP 600, Collyer Consulting LLP 2012, Volume X, March 2012
25. Gary Collyer, 2015, Guide to Documentary Credit, IFS University, 5th edition; 26. ICC, 2007, The Uniform Customs and Practice for Doccumentary Credit, 2007 Revision, ICC publication No.600;
27. ICC, 2013, International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents under UCP 600, Revision 2013, ICC Publication no.745;
28. Janet Ulph, 2007, “The UCP 600: Documentary credits in the 21st century”, University of Leicester, Journal Business of Law on June 2007.
29. Krzysztof Kazmierczyk, 2006, Letter of Credit as A Security Device in
International Trade: What will change Under the Uniform Customs and Practice 600?, Central European University, Student Thesis, Supervisor Professor Tibor Tajti
S.J.D.
30. Malgorzata Karolina Chmielewska, 2005, Documentary Letter of Credit: A
Pivotal Case for the Inefficiency of the Law of Contract;
32. Roberto Bergami, 2007, Will the UCP 600 Provide Solutions to Letter of Credit
Transactions?, International Review of Business Research Papers, Vol.3 No.2 June
2007, Pp. 41 – 53;
33. Rosmawani Che Hasyim, 2016, The UCP 600 Rules in Letter of Credit (LC):
Selected Issues;
C. TÀI LIỆU TỪ CÁC TRANG WEB
34. Sztejn vs. Schroder Banking Corp, truy cập ngày 25/04/2022 tại https://casetext.com/case/sztejn-v-schroder-banking-corp;
35. Laudisi vs. American Exchange Nat Bank, truy cập ngày 10/05/2022 tại https://casetext.com/case/laudisi-v-american-exchange-nat-bank;
36. Himadri Case, truy cập ngày 16/05/2022 tại