Nghĩa vụ thanh toán theo quy định của UCP 600

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 34)

1.3. Thư tín dụng theo quy định tại UCP 600

1.3.5. Nghĩa vụ thanh toán theo quy định của UCP 600

1.3.5.1. Trong trường hợp chứng từ xuất trình là phù hợp

Theo quy định tại Điều 15 UCP 600, khi ngân hàng phát hành “quyết định việc xuất trình là phù hợp” thì phải thanh tốn. Như vậy, khi một bộ chứng từ được xuất trình, Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra bộ chứng từ về mặt số lượng, nội dung so với quy định trong LC và theo tiêu chuẩn kiểm tra được UCP 600 quy định. Quyết định việc xuất trình là phù hợp có nghĩa rằng, bộ chứng từ khơng vi phạm các điều khoản của LC, giữa các chứng từ có sự thống nhất về các thông tin. Việc quyết định này

29 Phan Thị Hồng Hải, Đặng Thị Nhàn (2017), “Gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5, ngày 24/04/2017

như là một lời khẳng định, một sự xác nhận của Ngân hàng phát hành rằng bộ chứng từ này chắc chắn sẽ được thanh toán theo quy định của LC (thanh toán trả ngay hoặc trả chậm). Việc quyết định chứng từ phù hợp này sẽ được Ngân hàng thông báo đến Bên mua – Bên đề nghị phát hành LC, tuy nhiên, theo quy định của UCP 600, Bên mua sẽ khơng có bất kỳ một biện pháp nào để ngăn cản, trì hỗn việc thanh tốn này, dù họ có muốn nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng hay là không.

1.3.5.2. Trong trường hợp chứng từ xuất trình là khơng phù hợp

Trong trường hợp Ngân hàng phát hành bắt lỗi bộ chứng từ, nghĩa là bộ chứng từ không phù hợp với quy định của LC, khi đó Ngân hàng có quyền từ chối việc thanh tốn. Ngân hàng phát hành sẽ thơng báo tới cho bên mua về việc chứng từ có sai sót. Việc thơng báo này khác với việc thông báo khi chứng từ phù hợp, bởi nó cịn có một mục đích khác đối với Ngân hàng phát hành, đó là hỏi ý kiến bên mua về việc bên mua có chấp nhận sai khác này, vẫn tiếp tục chỉ định cho Ngân hàng thực hiện việc thanh tốn hay khơng.

Trong trường hợp bên mua chấp nhận việc thanh toán, Ngân hàng sẽ thực hiện việc thanh tốn như trường hợp bộ chứng từ xuất trình được cho là phù hợp. Trong trường hợp cịn lại, Ngân hàng sẽ thơng báo đến bên Ngân hàng xuất trình về việc từ chối thanh tốn do bộ chứng từ có sai sót. Việc từ chối này có tính tạm thời trong một thời gian nhất định, do việc từ chối này không phủ định việc bộ chứng từ sẽ được chấp nhận theo chỉ định của bên mua vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Trong một vài trường hợp khác, bộ chứng từ không được chấp nhận, Ngân hàng phát hành sẽ đợi các chỉ thị từ Ngân hàng xuất trình, có thể tiến hành hồn trả lại bộ chứng từ lại cho bên bán.

Các quy định của UCP 600 không thể hiện rõ ràng rằng khi chứng từ giả mạo thì sẽ là một trường hợp của xuất trình khơng phù hợp30. Bởi Ngân hàng khi thực hiện giao dịch liên quan đến LC lựa chọn UCP 600 là Luật áp dụng thì chỉ tiến hành kiểm tra bề mặt chứng từ, không thực hiện quyết định trên cơ sở hàng hóa. Do vậy, theo

30 Phan Thị Hồng Hải, Đặng Thị Nhàn (2017), “Gian lận và giả mạo chứng từ trong hoạt dộng thanh toán và tài trợ thương mại quốc tế tại các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Ngân hàng, Số 5, ngày 24/04/2017.

UCP 600, việc xuất hiện trường hợp gian lận, giả mạo chứng từ khơng được hồn tồn được coi rằng là một sự “khơng phù hợp” để quyền quyết định thanh toán hay khơng thanh tốn thuộc về bên mua.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w