Nhận xét về nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng trong áp dụng thực tiễn

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 72)

giải quyết tranh chấp

Thông qua việc nghiên cứu nội dung của Nguyên tắc độc lập cũng như thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp tại một số quốc gia, người viết rút ra một số nhận xét như sau:

2.3.1. Ưu điểm

Thứ nhất, những quy định về nguyên tắc độc lập của thư tín dụng tại UCP 600 là hợp lý và tương đối bao quát. Nguyên tắc này đã tạo ra một cơ chế hoạt động linh hoạt trong chu trình thanh tốn của phương thức LC – do tính khơng ràng buộc của nó đối với Hợp đồng cơ sở, do đó, hoạt động thanh tốn được tiến hành thơng qua 2 quá trình:

(1): Chứng từ được xuất trình – Kiểm tra chứng từ - Thông báo kết quả kiểm chứng từ cho bên mua.

(2): Chứng từ phù hợp/Bên mua chấp nhận các sai sót của Bộ chứng từ - Thanh toán – Trả chứng từ cho Bên mua lấy hàng.

Ngân hàng tiến hành thanh toán trên cơ sở chứng từ chứ khơng phải kiểm sốt việc thực hiện hợp đồng cơ sở giữa người bán và người mua, và đảm bảo rằng khi Bên mua thanh toán/chấp nhận thanh toán, bộ chứng từ mới được giao cho bên mua. Cơ chế này được các Ngân hàng áp dụng tương đối thống nhất trên thế giới và thúc đẩy

sự chun mơn hóa của Ngân hàng – bên trung gian trong thanh toán của các bên trong hoạt động ngoại thương.

Thứ hai, nguyên tắc này cũng tạo sự chủ động cho Ngân hàng, rút ngắn thời gian bên xuất khẩu được thanh toán. Thực tế cho thấy, việc không ràng buộc cam kết của Ngân hàng tại LC đối với hợp đồng cơ sở đã tạo cho Ngân hàng một sự chủ động lớn, thơng qua đó, Bên bán được trả tiền với thời gian ngắn hơn – thơng thường chỉ trong vịng 5 ngày làm việc nếu chứng từ phù hợp.

Thứ ba, nguyên tắc này phù hợp với vai trò của Ngân hàng trong hoạt động ngoại thương. Như đã phân tích, Ngân hàng có vai trị chính là làm trung gian/bên cung cấp dịch vụ thanh toán cho các doanh nghiệp có ký kết các HĐMBHHQT. Do chức năng và vai trò chỉ giới hạn trong khn khổ của hoạt động thanh tốn nên các Ngân hàng – để chuyên môn hóa được hoạt động của mình – nên được “giải phóng bởi các ràng buộc khác khơng liên quan đến hoạt động thanh tốn. UCP 600 tạo nên đặc trưng của phương thức LC – thanh toán và quyết định dựa trên cơ sở chứng từ - do đó Ngân hàng sẽ chỉ chun mơn hóa trong việc kiểm sốt chứng từ chứ khơng bị ràng buộc về hàng hóa thực tế.

2.3.2. Bất cập

Dù có được những ưu điểm nêu trên, nguyên tắc độc lập của thư tín dụng vẫn cịn bộc lộ điểm hạn chế liên quan đến các ngoại lệ của Nguyên tắc này. Cụ thể, nguyên tắc độc lập theo UCP 600 không quy định rõ về vấn đề gian lận, giả mạo chứng từ, điều này có thể dẫn đến những hậu quả như sau:

- Sự bỏ ngỏ vấn đề này làm gia tăng các trường hợp gian lận, làm giả chứng từ, bởi bên bán biết rằng, chỉ cần bộ chứng từ phù hợp, là họ sẽ được thanh tốn. Do đó, khi bên bán là bên khơng trung thực, họ sẽ tìm cách để tạo ra một bộ chứng từ phù hợp với quy định trong LC. Điều này dẫn đến thiệt hại rất lớn cho bên mua, và Ngân hàng cũng phải gánh chịu tổn thất về vấn đề này. Bởi như đã đề cập, dù Ngân hàng cam kết độc lập trong việc thanh tốn theo LC, giữa Ngân hàng và bên mua ln tồn tại một hợp đồng tín dụng, trong đó bên mua phải ký quỹ, thế chấp tài sản hoặc cam kết nhận nợ bắt buộc trong trường hợp bên mua khơng thanh tốn cho Ngân hàng

số tiền mà Ngân hàng đã thanh toán cho bên bán theo LC. Do đó, gian lận và giả mạo có thể tạo ra nguy cơ lớn cho hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, khi khách hàng của Ngân hàng do bị lừa mà mất khả năng thanh tốn, dẫn đến nợ xấu.

- Việc khơng quy định về trường hợp này khiến cán bộ Ngân hàng khơng có sự mẫn cán trong việc kiểm tra chứng từ hoặc đặt ra nghi ngờ về dấu hiệu giả mạo chứng từ: Mặc dù việc kiểm tra chứng từ của Ngân hàng được giới hạn bởi “kiểm tra trên bề mặt”, tuy nhiên, trong trường hợp cán bộ kiểm tra của Ngân hàng nhận thấy dấu hiệu giả mạo của chứng từ được thể hiện trên bề mặt: Nghi ngờ về chữ ký, mẫu dấu, hoặc các ký hiệu được in chìm đặc trưng,... thì vấn đề được đặt ra là, họ có cần thơng báo sự nghi ngờ của mình cho khách hàng hay khơng? Bởi trên thực tế, Ngân hàng đang hoàn toàn được miễn trách về vấn đề này.

- Việc không quy định về trường hợp này còn dẫn đến trường hợp, cán bộ Ngân hàng nghi ngờ về tính trung thực của chứng từ và muốn thông báo cho khách hàng của mình, họ khơng có cơng cụ nào để tạm ngừng việc thanh tốn của mình bởi hiện tại trên thế giới có rất ít quốc gia đưa ra các quy định về ngoại lệ của Nguyên tắc độc lập. Thực tiễn phân tích các vụ tranh chấp cho thấy, kể cả tại các quốc gia có quy định về ngoại lệ của nguyên tắc này, cũng rất ít khi nó được áp dụng để bảo vệ quyền lợi cho bên mua, do các quy định này còn đang ở mức độ khái quát, đưa ra vấn đề chứ chưa có sự hướng dẫn, chỉ rõ các trường hợp và dấu hiệu của các trường hợp được coi là “gian lận, giả mạo chứng từ”. Tương tự tại Việt Nam, như đã phân tích về Án lệ số 13, thừa nhận hồn tồn tính độc lập của LC so với hợp đồng cơ sở.

- Việc bỏ ngỏ vấn đề gian lận, giả mạo chứng từ của UCP 600 dẫn đến việc các quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về vấn đề này, từ đó, làm hạn chế sự thống nhất trong xử lý vấn đề này tại các quốc gia. Điều này gây ra bất lợi cho các bên, bởi các Ngân hàng, các Doanh nghiệp khi vướng vào các vấn đề liên quan, lại mất thời gian, chi phí trong việc tìm hiểu các quy định riêng tại quốc gia của cơ quan giải quyết tranh chấp có thẩm quyền xét xử.

2.3.3. Kết luận về việc áp dụng Nguyên tắc độc lập trong thực tiễn giải quyếttranh chấp tranh chấp

Từ nghiên cứu thực tiễn và phân tích những ưu điểm, nhược điểm của quy định, người viết đưa ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc độc lập của thư tín dụng theo quy định của UCP 600 được áp dụng phổ biến trong các vụ tranh chấp, theo đó, dù ở quốc gia có quy định riêng về ngoại lệ của thư tín dụng hay khơng, ngun tắc này vẫn được áp dụng dù bên bán có đưa ra bằng chứng giá trị về việc tồn tại hành vi gian lận. Tòa án ở các quốc gia vẫn theo hướng nhận định rằng, dù bên mua nên được bảo vệ trước các gian lận, nhưng không phủ định nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng theo LC và không phủ định hiệu lực của LC khi hợp đồng cơ sở bị hủy bỏ. Do vậy, việc khởi kiện vẫn đi theo hướng dựa trên cơ sở hợp đồng để bên bán bồi thường cho bên mua.

Thứ hai, các biện pháp khẩn cấp tuy được quy định tại một số quốc gia, tuy nhiên thực tiễn chỉ ra rằng nó thường khơng được áp dụng ngay lập tức – khi Ngân hàng vẫn chưa thanh toán cho bên bán, mà chỉ tồn tại trên các phán quyết tại tòa án, thường đã diễn ra sau khi việc thanh tốn đã hồn thành. Ngun nhân của việc này bởi thường việc thanh toán diễn ra rất nhanh sau khi bộ chứng từ được xuất trình tại Ngân hàng phát hành, trong khi đó, để xin lệnh áp dụng biện pháp khẩn cấp thì tốn nhiều thời gian hơn. Điều này làm cho biện pháp khẩn cấp không còn giữ được đúng vai trị cao nhất của nó – làm tạm ngừng được việc thanh tốn của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÁC NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN THƯ TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Như đã phân tích tại Chương 1, hiện tại UCP 600 là bộ tập quán được áp dụng phổ biến trên thế giới trong quá trình thực hiện phương thức thanh tốn LC. Bên cạnh đó, do Việt Nam chưa có các quy định riêng về phương thức LC và đã thừa nhận nguyên tắc độc lập của LC theo UCP 600 không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, do đó, quy định tại UCP 600 nói chung và nguyên tắc độc lập của LC nói riêng sẽ được áp dụng trong các trường hợp xảy ra tranh chấp. Thơng qua việc phân tích các tranh chấp tại Chương 2, có thể thấy các Tịa án dù ở quốc gia có quy định riêng về các ngoại lệ của Ngun tắc độc lập thì thường sẽ khơng áp dụng ngoại lệ này trừ trường hợp gian lận được thể hiện một cách rõ ràng. Bên cạnh đó, như đánh giá về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tại Chương 2, các Tòa án thường hạn chế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp, hoặc nếu áp dụng, các biện pháp này thường ít khi phát huy được hiệu quả của mình như người yêu cầu mong muốn. Do vậy, khi thực hiện thanh tốn thơng qua phương thức LC, Ngân hàng và các doanh nghiệp nên có sự cẩn trọng để tránh các rủi ro không mong muốn xảy ra.

Với những ý nghĩa nêu trên, tại Chương 3 người viết sẽ rút ra những kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và đưa ra những giải pháp cụ thể đối với Ngân hàng trong xây dựng quy trình nghiệp vụ và trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến LC nhằm hạn chế các rủi ro cho Ngân hàng cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, người viết cũng sẽ đề xuất một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực liên quan cũng như các cơ sở đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về LC.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w