1.4. Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng
1.4.1. Nội dung của Nguyên tắc độc lập theo quy định tại UCP 600
LC được phát hành căn cứ vào đơn yêu cầu/đề nghị của người yêu cầu đối với Ngân hàng của họ, đây là điều kiện cần cho nghiệp vụ phát hành LC. Tuy nhiên, dựa vào đơn đề nghị là chưa đủ bởi Ngân hàng phải nắm chắc được rằng giữa người đề nghị phát hành và người thụ hưởng thật sự có tồn tại nghĩa vụ thanh toán theo một hợp đồng cơ sở mà các bên đã ký kết. Tuy nhiên khi LC đã được Ngân hàng phát hành, nó nghiễm nhiên trở thành “một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của thư tín dụng”. Đây chính là nền tảng để hình thành ngun tắc độc lập của LC.
Bản chất của nguyên tắc này được thể hiện cụ thể thông qua việc áp dụng như sau:
Thứ nhất, ngân hàng thực hiện cam kết của mình theo LC khơng phụ thuộc và không bị ràng buộc vào những yêu cầu/khiếu nại của người đề nghị phát hành LC trên cơ sở đề nghị phát hành LC cũng như yêu cầu/khiếu nại của người thụ hưởng trên cơ sở HĐMBHHQT đã được ký kết. “Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự khơng phù hợp của hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng cơ bản; ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm về mơ tả hàng hóa, số lượng hàng hóa trong hóa đơn thương mại31”. Vì vậy, trong phạm vi trách nhiệm của mình đối với một cam kết tại LC, ngân hàng phát hành LC khơng có nghĩa vụ và khơng bị ràng buộc hành động hay quyết định của mình vào với tranh chấp phát sinh giữa người đề nghị phát hành và người thụ hưởng. Tức là, có thể người yêu cầu có cơ sở để khẳng định được rằng hàng hóa được giao có số lượng, phẩm chất không phù hợp với hợp đồng cơ sở nhưng không thể ngăn cản, chi phối việc thực hiện thanh toán đã được xác lập theo LC của Ngân hàng
phát nếu bộ chứng từ xuất trình của người hưởng lợi là phù hợp. Ngược lại, Ngân hàng phát hành cũng khơng có quyền viện dẫn bất kỳ lý do nào để từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán với người thụ hưởng ngoại trừ việc bộ chứng từ xuất trình có sai sót và khơng phù hợp với quy định tại LC. Thực tế, các phiên bản của UCP, kể cả UCP 600 đều không quy định trực tiếp nghĩa vụ này, mà nghĩa vụ này được suy đoán từ quy định của điểm a Điều 15 UCP 600 rằng ngân hàng phát hành phải thanh toán khi việc xuất trình của bên thụ hưởng là phù hợp.
Thứ hai, nguyên tắc độc lập còn thể hiện ở việc người thụ hưởng là “độc lập” đối với các quan hệ phát sinh dựa trên đơn đề nghị phát hành LC của người yêu cầu với ngân hàng phát hành32, tức là, họ không chịu ràng buộc bởi các nghĩa vụ phát sinh từ đơn đề nghị phát hành LC hay các hợp đồng vay giữa ngân hàng và người đề nghị phát hành, ví dụ là khi người đề nghị phát hành khơng thanh tốn cho Ngân hàng số tiền mà Ngân hàng đã thanh tốn cho người thụ hưởng thì người hưởng lợi cũng khơng có nghĩa vụ phải hồn trả lại số tiền đã được thanh toán cho Ngân hàng phát hành. Bên cạnh đó, người thụ hưởng cũng khơng được quyền đưa ra các yêu cầu dựa trên quan hệ phát sinh giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng với người yêu cầu, cụ thể, họ không được trực tiếp đề nghị Ngân hàng sửa đổi cam kết theo LC mà phải đề nghị với người yêu cầu phát hành LC để họ xem xét và gửi yêu cầu sửa đổi ra Ngân hàng.
Thứ ba, sự tồn tại của LC là độc lập, không bị phụ thuộc vào sự tồn tại, thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ giữa người yêu cầu và người thụ hưởng. Nói một cách khác, sự vô hiệu, thay đổi hợp đồng cơ sở sẽ không kéo theo sự vô hiệu hay thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ một cách đương nhiên của của ngân hàng trừ khi có sự đề nghị đóng hồ sơ LC hay thay đổi LC. Giải thích cho điều này, ICC đưa ra quan điểm rằng: ngân hàng không phải là một bên của hợp đồng cơ sở, khơng tham gia vào q trình đàm phán, ký kết hợp đồng và cũng khơng tham gia vào quá trình giao hàng thực tế, nên đương nhiên các sự kiện nêu trên sẽ không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với
32 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Một số vấn đề lý luận và Thực tiễn
ngân hàng33. Với tính độc lập được nêu trên, LC có thể được xem là cơng cụ phát triển TMQT theo nguyên tắc “trả tiền trước - khiếu nại sau”34 và được công nhận trong thực tiễn pháp lý của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nguyên tắc độc lập đã tạo ra một quy trình thuận lợi hơn cho việc thanh tốn của các Ngân hàng đối với cam kết của mình trong thư tín dụng. Thêm vào đó, trong hầu hết các trường hợp, tính độc lập của LC đã cân bằng lợi ích cho các bên khi tham gia vào hoạt động MBHHQT bởi vì nó ràng buộc bên thụ hưởng rằng hàng hóa được giao phải phù hợp với các quy định trong LC và có được bộ chứng từ phù hợp mà khơng cần làm giả thì người bán mới đương nhiên được thanh toán. Đối với người thụ hưởng thì họ cũng yên tâm bởi họ đã được cam kết thanh tốn bởi một bên có uy tín với một điều kiện duy nhất là xuất trình được bộ chứng từ phù hợp mà không phụ thuộc vào các vấn đề liên quan của bên bán, bên mua phát sinh theo các nghĩa vụ khác của hợp đồng cơ sở. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc độc lập của LC khi có thể dẫn đến một số những khả năng dưới đây:
Khả năng thứ nhất, người thụ hưởng của LC sẽ nhận được khoản tiền thanh toán sau khi đã hồn thành nghĩa vụ của mình theo hợp đồng cơ sở và đã tiến hành xuất trình một bộ chứng từ mà kết quả sau khi kiểm tra của Ngân hàng cho rằng nó phù hợp với quy định của LC.
Khả năng thứ hai, đối với trường hợp bộ chứng từ được xuất trình khơng phù hợp với điều khoản và điều kiện của LC hay có một số các sai sót, mâu thuẫn giữa các chứng từ, mặc dù có thể là hàng hóa thực tế vẫn đáp ứng được những yêu cầu của hợp đồng cơ sở, thì người thụ hưởng sẽ khơng được đương nhiên thanh tốn. Họ sẽ phải đổi diện với việc bị từ chối thanh tốn hoặc là tiến hành xuất trình bổ sung chứng từ để được coi là phù hợp. Dù vậy, trong trường hợp bị từ chối thanh tốn, thì họ sẽ khơng mất quyền kiểm sốt/sở hữu đối với lô hàng được giao bởi Ngân hàng phát
33 Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn (2017), Bộ Tập quán Quốc tế về LC của ICC & Quy định của Tòa án
Nhân dân Tối cao Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến việc xét xử các tranh chấp LC, Sách biên
dịch/tham khảo, Nhà xuất bản Lao động, tr.3
hành khi đó sẽ khơng giao bộ chứng từ cho bên mua để đi lấy hàng mà giữ lại bộ chứng từ đợi sự thỏa thuận giữa các bên.
Khả năng thứ ba, người thụ hưởng đã xuất trình phù hợp và được thanh tốn, tuy nhiên, bên thụ hưởng đã vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ của mình theo hợp đồng cơ sở. Thực tiễn này chỉ ra một số bất cập trong nguyên tắc độc lập của LC, rằng nguyên tắc này cũng có thể tạo ra những bất lợi cho người mua, đặc biệt khi khơng có sự thiện chí, trung thực của người thụ hưởng trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng cơ sở. Có thể thấy rằng, đối với người yêu cầu, phương thức thanh toán LC chỉ sự đảm bảo được việc có hay khơng việc giao hàng của bên bán chứ khơng hồn tồn đảm bảo được việc thực hiện đúng các nghĩa vụ của bên bán theo hợp đồng cơ sở. Do đó, nguyên tắc độc lập của LC cũng để ngỏ một vấn đề thực tế khi hàng hóa được giao khơng đúng với sự thể hiện trên bộ chứng từ do người thụ hưởng/người bán xuất trình, hay nói một cách khác, người bán đã không thực hiện được đúng thỏa thuận trong hợp đồng với người mua, tuy nhiên, bộ chứng từ vẫn đủ điều kiện để được coi là phù hợp và đã được thanh toán.