Vụ tranh chấp giữa Công ty Jindal và Ngân hàng ICICI

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

2.1. Thực tiễn áp dụng Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng trên thế giới

2.1.3. Vụ tranh chấp giữa Công ty Jindal và Ngân hàng ICICI

Vụ tranh chấp giữa Nguyên đơn Công ty TNHH thép không gỉ Jindal và Bị đơn Ngân hàng Icici liên quan đến việc yêu cầu việc tạm ngừng thanh toán đối với lơ hàng do có nghi ngờ về gian lận từ phía bên mua (nguyên đơn)48.

Nội dung của vụ tranh chấp như sau: Nguyên đơn là Công ty Jindal đã đặt hàng cung cấp 600 tấn thép phế liệu từ Công ty Surya Impex. Quy định trong đơn đặt hàng là 90% khoản thanh toán phải được thực hiện thông qua Thư tín dụng khơng thể hủy ngang, trả chậm sau 180 ngày kể từ ngày của vận đơn. Nguyên đơn nhận lô hàng thử nghiệm vật liệu và xác nhận hàng hóa đạt yêu cầu. Sau đó, nguyên đơn đã mở thư tín dụng và bộ chứng từ yêu cầu cung cấp các tài liệu sau

- Hóa đơn thương mại đã ký (bản gốc + 5 bản sao) - Giấy chứng nhận xuất xứ (bản chính + 3 bản sao )

- Vận đơn được với hãng tàu Conference Line Vessel (03 bản gốc + 03 bản sao).

Bộ chứng từ đã được gửi đến Ngân hàng phát hành, tuy nhiên, số lượng bản sao của chứng từ bị xuất trình thiếu. Tuy nhiên, Ngân hàng phát hành đã bỏ qua sai sót này, cơng nhận bộ chứng từ phù hợp và thông báo đến Jindal hạn thanh tốn của bộ chứng từ. Sau khi nhận được thơng báo của Ngân hàng, Jindal tiến hành chấp nhận thanh toán và nhận bộ chứng từ để đi lấy hàng. Sau khi nhận hàng thực tế, Jindal phát hiện ra hàng hóa có chất lượng khơng phù hợp như thỏa thuận trong hợp đồng, đồng thời phát hiện bộ chứng từ được xuất trình thiếu các bản sao.

Nghi ngờ Ngân hàng có hành vi cấu kết với người bán, Jindal đã kiện Ngân hàng, yêu cầu việc tạm ngừng thanh tốn đối với lơ hàng trên vào ngày đáo hạn.

Tòa án đưa ra nhận định và phán quyết như sau: Tịa án nhận định, khơng có yếu tố gian lận từ phía Ngân hàng. Mặc dù bộ chứng từ được giao thiếu các bản sao, tuy nhiên, việc kiểm tra bề mặt các chứng từ gốc của Ngân hàng cho kết quả phù hợp

theo LC không xuất hiện sai phạm. Ngân hàng đã chủ quan cho rằng, việc thiếu các bản sao là không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra chứng từ theo LC và Tòa án đồng thuận với quan điểm này. Tịa án cho rằng, tuy Ngân hàng có thiếu sót trong việc khơng thơng báo về việc bộ chứng từ thiếu các bản sao nhưng Ngân hàng đã làm đúng trách nhiệm trong việc kiểm tra bề mặt chứng từ. Do vậy, Tòa án cho rằng việc áp dụng biện pháp khẩn cấp trong trường hợp này là không cần thiết. Nếu lơ hàng có sai khác về chất lượng của hàng hóa so với hợp đồng, thì nó là vấn đề của hai bên trong hợp đồng, không phải là vấn đề từ phía Ngân hàng. Do đó, Tịa án từ chối việc ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp theo yêu cầu của Jindal.

Quan điểm của người viết về nhận định và phán quyết của Tòa án: Trong tranh chấp này, thực tế, nếu chất lượng hàng hố được giao khơng có sự sai khác đối với quy định của hợp đồng, thì bên mua cũng sẽ khơng khởi kiện ngân hàng. Vì bên mua đã cầm được đủ chứng từ để có thể lấy hàng bởi bộ chứng từ khơng xuất trình thiếu các bản gốc. Tuy nhiên, do phát hiện ra chất lượng hàng hóa khơng được như đã thỏa thuận, nên bên mua đã tìm cách để trì hỗn việc thanh tốn – cụ thể trong trường hợp này bên mua đã yêu cầu tạm ngừng thanh toán do lỗi Ngân hàng trong việc kiểm chứng từ. Bởi nếu bộ chứng từ được kiểm với kết quả là có sai sót, bên mua sẽ có thể tự mình trì hỗn thanh tốn bộ chứng từ mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên nào.

Quan điểm của Tòa án trong vụ án này hợp lý ở điểm, tuy bộ chứng từ thiếu số lượng bản sao nhưng bề mặt của các chứng từ vẫn thể hiện đúng với nội dung của LC. Tòa án cho rằng, bộ chứng từ dù xuất trình đầy đủ hay được xuất trình như trong vụ việc này, thì kết quả kiểm của Ngân hàng là khơng khác nhau. Do đó, Tịa án cho rằng khơng có sự gian lận, cấu kết của Ngân hàng với bên bán để làm bộ chứng từ phù hợp và không quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp. Tịa án của vụ tranh chấp này có quan điểm nhận nguyên tắc độc lập của LC với hợp đồng cơ sở khi cho rằng “lơ hàng có sai khác về chất lượng của hàng hóa so với hợp đồng, thì nó là vấn đề của hai bên trong hợp đồng, khơng phải là vấn đề từ phía Ngân hàng”.

Theo quan điểm của người viết, trong vụ việc này Ngân hàng tuy kiểm tra đúng bề mặt của các chứng từ, tuy nhiên, việc bộ chứng từ thiếu số lượng chứng từ theo yêu cầu của LC, dù là bản gốc hay bản sao, cũng là một sai sót của bộ chứng từ.

Do đó, Ngân hàng đã chủ quan trong việc quyết định chứng từ là phù hợp. Mặc dù là bên có tồn quyền quyết định việc phù hợp của bộ chứng từ, kết quả kiểm tra vẫn phải phản ánh khách quan tình trạng của bộ chứng từ nhận được. Tịa án tuy khơng ban hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp nhưng cũng phải đảm bảo được quyền lợi cho bên mua – trong trường hợp này có thể là bằng cách yêu cầu Ngân hàng kiểm tra lại bộ chứng từ và không quyết định rằng bộ chứng từ này là phù hợp.

2.1.4. Vụ tranh chấp giữa Công ty TNHH Hố chất cơng nghiệp Himadri với Công ty lọc than

Vụ tranh chấp giữa Nguyên đơn Công ty TNHH Hố chất cơng nghiệp Himadri và Bị đơn Cơng ty lọc hố chất than về việc yêu cầu ban hành lệnh cấm bị đơn nhận bất kỳ khoản thanh tốn theo Thư tín dụng do có dấu hiệu vi phạm hợp đồng – hàng hố khơng đảm bảo chất lượng.

Nội dung của vụ tranh chấp như sau: Nguyên đơn đã ký hợp đồng vào ngày 29/05/2006 với bị đơn, theo đó bị đơn đã đồng ý cung cấp 26.000 tấn nhựa cứng đặc biệt cho nguyên đơn theo lịch trình quy định trong hợp đồng. Trong hợp đồng nói trên, một trong những điều khoản thanh tốn là Thư tín dụng sẽ được mở và do đó, nguyên đơn sẽ mở LC không thể hủy ngang cho bị đơn.

Ban đầu, LC được phát hành là LC trả ngay. Chứng từ khi xuất trình, ngân hàng của người kháng cáo nhận thấy rằng mơ tả về hàng hố không theo các điều khoản của Thư Tín dụng. Theo đó, ngân hàng của người kháng cáo thơng báo sự việc nói trên bằng một văn bản ngày 11/09/2006 và hỏi rằng nguyên đơn có sẵn sàng từ bỏ những sai lệch được nêu hay không. Nguyên đơn từ bỏ sự khác biệt và chấp nhận các tài liệu bằng một văn bản thông báo ngày 03/10/2006 và cũng đồng ý thực hiện các khoản thanh toán theo cách sau: “Chấp nhận các tài liệu có sự khác biệt và việc thanh toán sẽ được thực hiện sau 180 ngày. Trước khi chấp nhận các tài liệu và đồng ý thanh toán, bằng một cuộc trao đổi, bị đơn đã đưa ra cho người kháng cáo hai lựa chọn: (i) hoặc thương lượng tài liệu và giải quyết vấn đề chất lượng; hoặc (ii) từ chối chứng từ lơ hàng”.

Sau đó, LC đã được sửa đổi và việc thanh tốn trả ngay được thay thế bằng trả chậm. Việc sửa đổi các điều khoản của Thư tín dụng đã được thơng báo cho bị đơn và được người trả lời chấp nhận. Vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa vẫn chưa được quyết định.

Mặc dù nguyên đơn đã thực hiện các biện pháp khác nhau, nhưng khơng có bước hiệu quả nào được thực hiện để giải quyết tranh chấp liên quan đến chất lượng hàng hóa và do đó, ngun đơn đệ trình yêu cầu ngừng thanh toán theo LC mà không giải quyết trước vấn đề liên quan đến chất lượng hàng hóa của lơ hàng thứ hai do người bị đơn cung cấp cho người kháng cáo. Do đó, trong đơn xin lệnh, nguyên đơn cho rằng hành vi của bị đơn vì khơng giải quyết tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong lơ hàng thứ hai là hành vi gian dối do bị đơn đã không trung thực và với động cơ kín đáo đã khơng giải quyết tranh chấp như đã nêu.

Tòa án đưa ra nhận định và phán quyết như sau: Các dữ kiện nêu trong đơn xin lệnh chỉ cho thấy rằng mặc dù bị đơn đã đồng ý loại bỏ các vấn đề trong hàng hóa bằng cách nói rằng họ sẽ thực hiện các bước để giảm hàm lượng tro của hàng hóa xuống 0,3% trước ngày thanh tốn của LC, nhưng họ đã không thực hiện được ý định của họ. Các chi tiết sau đó chứng minh rằng, trường hợp gian lận đã bị cáo buộc chỉ liên quan đến một phần lơ hàng của lơ hàng thứ hai. Tịa án đã khẳng định rằng điều này khơng thể cấu thành gian lận vì gian lận phải đối với tồn bộ lơ hàng và không phải đối với một phần của cùng một lơ hàng. Tịa án Tối cao cho rằng những lời biện hộ đưa ra liên quan đến gian lận trong đơn xin lệnh là không đủ và cũng không thể đưa ra bất kỳ trường hợp gian lận nào trong kiến nghị sẽ đảm bảo duy trì trật tự hiện trạng. Từ đó, đưa ra phán quyết từ chối ban hành lệnh chỉ đạo có lợi cho nguyên đơn.

Quan điểm của người viết về nhận định và phán quyết của Tòa án: Tòa án trong vụ việc này đề cập đến vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp trong trường hợp người bán không tiến hành khắc phục chất lượng hàng hóa theo thỏa thuận. Trong trường hợp này, người mua đã được thông báo về sai khác của chất lượng hàng hóa trên chứng từ so với quy định tại LC, tuy nhiên, lại tiến hành chấp nhận sai sót về chất lượng của hàng hóa với mong muốn rằng người mua sẽ khắc phục ở hàng hóa thực tế.

Sự việc dẫn đến tranh chấp là người bán đã khơng tiến hành khắc phục về chất lượng hàng hóa, do đó, người mua đã tiến hành cáo buộc người bán có hành vi gian lận và yêu cầu Ngân hàng ngừng thanh toán. Tuy nhiên, việc thỏa thuận khắc phục chất lượng lại nằm ngồi quy định của LC, do đó, Ngân hàng đã từ chối việc tạm ngừng thanh toán. Người mua trong trường hợp này đã phạm phải sai lầm do đã tin tưởng vào đạo đức kinh doanh của bên bán, cho rằng bên bán sẽ khắc phục được khiếm khuyết của hàng hóa, từ đó, đánh mất quyền chủ động từ chối thanh tốn đối với bộ chứng từ đòi tiền. Bên cạnh đó, khiếm khuyết này chỉ xảy ra tại một lơ hàng, do đó, Tịa án cho rằng khơng đủ cơ sở để khẳng định bên bán gian lận vì đây chỉ là một khiếm khuyết sơ bộ.

Bàn luận sâu hơn về trường hợp này, trong trường hợp tồn bộ lơ hàng đều bị khiếm khuyết về chất lượng, liệu hành vi này có được Tịa án nhận định là một gian lận có thể ngừng việc thanh tốn theo LC hay khơng? Theo quan điểm của người viết, Tịa án sẽ khơng đưa ra phán quyết có lợi cho người mua. Bởi người mua, dù biết về phẩm chất của hàng hóa, vẫn đã chấp nhận khiếm khuyết về chất lượng. Đây là một rủi ro mà người bán đã chấp nhận về phía mình. Tịa án cũng có thể đưa ra quan điểm rằng, đây khơng phải là gian lận về chứng từ, bởi chứng từ đã phản ánh đúng chất lượng thực tế của hàng hóa. Từ đó, khơng thể áp dụng biện pháp khẩn cấp để tạm ngừng việc thanh toán của Ngân hàng.

2.1.5. Vụ tranh chấp của Công ty Dahan

Vụ tranh chấp giữa Nguyên đơn Cơng ty Dahan và Bị đơn Cơng ty Confex49

có nội dung như sau: Cơng ty Dahan và Cơng ty Confex có ký kết với nhau một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, hai bên có thỏa thuận phương thức thanh toán là phương thức LC. Trên cơ sở đơn đề nghị của Dahan, Ngân hàng đã phát tín dụng thư với bên thụ hưởng là Công ty Confex. Sau khi bộ chứng từ được lập và gửi tới Ngân hàng phát hành, Ngân hàng đã kiểm tra theo các quy định về chứng từ tại LC và đưa ra kết quả bộ chứng từ phù hợp. Tuy nhiên, Công ty Dahan xác định hàng hóa thực

49 Đỗ Văn Đại, 2018, Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của LC, Bình luận án lệ, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3(115)/2018, ngày duyệt đăng 25/03/2018

tế không phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã ký kết, do vậy, Dahan đã đệ đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và được Chánh án Tòa thương mại chấp thuận. Trong thực tế, việc thanh toán cho người thụ hưởng số tiền theo giá trị địi tiền của bộ chứng từ. Cơng ty Dahan đã khởi kiện Ngân hàng bồi thường thiệt hại: Yêu cầu Ngân hàng phải bồi thường cho Dahan một khoản tiền bằng 2/3 khoản tiền mà Confex có thể phải gánh chịu trong vụ kiện mà Dahan đã tiến hành đối với Cơng ty Confex (khởi kiện theo HĐMBHH do hàng hóa được giao khơng phù hợp). Tịa phúc thẩm có quan điểm cho rằng Ngân hàng khơng được tự mình quyết định và có quyền kháng cáo để phản đối biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tòa án đưa ra nhận định và phán quyết như sau: Tòa án tối cao tại Pháp viện dẫn Điều 1134 BLDS và Điều 3 UCP, cho rằng: Trên cơ sở sự độc lập của LC so với hợp đồng cơ sở, biện pháp khẩn cấp tạm thời do người yêu cầu phát hành tín dụng thư khơng thể cản trở Ngân hàng thực hiện cam kết trực tiếp và không hủy ngang đã xác lập với người thụ hưởng.

Quan điểm của người viết về nhận định và phán quyết của Tòa án: Trong phán quyết tại Tòa án sơ thẩm, Tòa án cho rằng cơ sở để áp dụng biện pháp khẩn cấp - yêu cầu Ngân hàng tạm ngừng thanh tốn theo LC - là do hàng hóa được giao khơng phù hợp với đơn đặt hàng. Điều này là khơng có căn cứ bởi Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ theo cơ sở quy định tại LC. Mặc dù hàng hóa giao khơng đúng với đơn đặt hàng, điều này không thể chứng minh bộ chứng từ được giao là giả mạo bởi có thể trong LC đã khơng quy định có chứng từ là chứng nhận chất lượng, hoặc chứng nhận chất lượng không được quy định rõ về nội dung mà chỉ được quy định về số lượng. Do việc phát hành LC với những điều kiện khuyết thiếu dẫn đến việc bộ chứng từ được xuất trình khơng thể hiện được rõ phẩm chất của hàng hóa chứ khơng phải là do chứng từ bị giả mạo hoặc có dấu hiệu của giả mạo, Ngân hàng khơng thể ngừng việc tiến hành thanh toán do bộ chứng từ phù hợp vs LC.

Tòa Phúc thẩm đưa ra quan điểm, biện pháp khẩn cấp có thể được áp dụng, tuy nhiên, khơng thể ngăn cản việc thực hiện cam kết theo LC. Như vậy, Tịa án ở vụ tranh chấp này cũng có quan điểm cho rằng LC độc lập so với Hợp đồng cơ sở, do

người u cầu phát hành LC khơng có nghĩa vụ trực tiếp trong cam kết LC, do đó, yêu cầu về biện pháp khẩn cấp của họ không thể tác động tới LC – làm Ngân hàng tạm ngừng việc thanh toán.

2.2. Thực tiễn áp dụng Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng tại Việt Nam

2.2.1. Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh tốn của thư tín dụng (LC) trong trường hợp HĐMBHH quốc tế là cơ sở của LC bị huỷ bỏ

Vụ án tranh chấp giữa nguyên đơn Công ty A với bị đơn Cơng ty B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm Ngân hàng TMCP E và Ngân hàng N50.

HĐMBHHQT được ký kết trong đó thỏa thuận phương thức thanh toán là

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w