1.3. Thư tín dụng theo quy định tại UCP 600
1.3.3. Mối quan hệ giữa các bên liên quan tới Thư tín dụng
1.3.3.1. Mối quan hệ giữa Bên mua và Bên bán
Mối quan hệ giữa Bên mua và Bên bán được thể hiện tại HĐMBHHQT, trong đó, bên bán là bên có nghĩa vụ chính là giao hàng, hay chính xác hơn là chuyển giao hàng hóa thuộc sở hữu của mình cho bên mua; cịn bên mua có nghĩa vụ chính là thanh tốn để nhận lơ hàng được giao. Hợp đồng MBHHQT trong đó có quy định phương thức thanh tốn là LC, được sử dụng/cung cấp cho Ngân hàng để đề nghị mở LC được gọi là Hợp đồng cơ sở của LC. Như vậy, trong mối quan hệ LC, thực chất, bên mua là bên có nghĩa vụ thanh toán cuối cùng – nghĩa vụ này được quy định trong
27 Nguyễn Thị Thư (2011), Pháp luật về Thư tín dụng của Mỹ, Trung Quốc và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ĐHQG Hà Nội
hợp đồng cơ sở - Ngân hàng thực tế là bên thay bên mua thực hiện việc thanh toán cho bên bán.
1.3.3.2. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Bên bán
Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Bên bán là mối quan hệ chính được thể hiện tại LC, bởi như đã đề cập về bản chất của Thư tín dụng – là cam kết thanh tốn giữa Ngân hàng phát hành và bên bán. Ngân hàng phát hành khi đồng ý phát hành thư tín dụng đồng nghĩa với cam kết tự mình hoặc thơng qua ngân hàng xác nhận thơng báo đến người bán cam kết thanh tốn của ngân hàng. Trong cam kết tại LC, Ngân hàng là bên có nghĩa vụ thanh tốn cho bên mua (hay thanh toán vào tài khoản của bên mua tại Ngân hầng phục vụ bên mua) số tiền theo quy định tại LC.
1.3.3.3. Mối quan hệ giữa Ngân hàng và Bên mua
Trong mối quan hệ LC, giữa người yêu cầu phát hành LC với ngân hàng phát hành luôn tồn tại một hợp đồng, trong đó, người yêu cầu phát hành LC cam kết với Ngân hàng phát hành sẽ thanh toán hoặc nhận nợ số tiền bằng với khoản tiền ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho người thụ hưởng của LC.
Hợp đồng này phát sinh kể từ thời điểm người mua gửi đề nghị tới Ngân hàng yêu cầu phát hành LC. Thực chất, Ngân hàng làm trung gian cho thanh tốn nhưng cũng là bên cấp tín dụng. Bởi Ngân hàng phát hành thay mặt bên mua thanh tốn thì Ngân hàng cũng cần cơ sở để địi lại số tiền đã thanh tốn đó từ phía bên mua, bởi như đã trình bày tại mối quan hệ giữa người mua và người bán, người mua là người có nghĩa vụ thanh tốn cuối cùng. Thơng thường, khi đề nghị Ngân hàng phát hành LC, Bên mua đã tiến hành ký quỹ, hoặc mở một hợp đồng vay có hạn mức dựa trên tài sản thế chấp và cam kết nhận nợ bắt buộc trong trường hợp người mua khơng thể hồn trả Ngân hàng số tiền mà Ngân hàng đã đứng ra thanh toán cho người bán28.
Hợp đồng này là sự ràng buộc nghĩa vụ của Bên mua với Ngân hàng phát hành LC. Điều này lý giải tại sao, khi bên mua thơng qua cách thức của mình biết được việc thực hiện hợp đồng của bên bán có vấn đề, ln đề nghị Ngân hàng tạm ngừng
28 Nguyễn Thị Bích Ngọc (2018), Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Một số vấn đề lý luận và Thực tiễn áp
việc thanh toán, dù trên thực tế, việc tạm ngừng này rất ít khi xảy ra theo yêu cầu của bên mua. Bởi bên mua hiểu được rằng, một khi Ngân hàng đã tiến hành thanh tốn, là nghĩa vụ tín dụng của bên mua với Ngân hàng sẽ phát sinh.