Vụ tranh chấp của Công ty Dahan

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 57 - 59)

2.1. Thực tiễn áp dụng Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng trên thế giới

2.1.5. Vụ tranh chấp của Công ty Dahan

Vụ tranh chấp giữa Nguyên đơn Công ty Dahan và Bị đơn Cơng ty Confex49

có nội dung như sau: Cơng ty Dahan và Cơng ty Confex có ký kết với nhau một hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó, hai bên có thỏa thuận phương thức thanh tốn là phương thức LC. Trên cơ sở đơn đề nghị của Dahan, Ngân hàng đã phát tín dụng thư với bên thụ hưởng là Công ty Confex. Sau khi bộ chứng từ được lập và gửi tới Ngân hàng phát hành, Ngân hàng đã kiểm tra theo các quy định về chứng từ tại LC và đưa ra kết quả bộ chứng từ phù hợp. Tuy nhiên, Cơng ty Dahan xác định hàng hóa thực

49 Đỗ Văn Đại, 2018, Giá trị pháp lý của UCP và tính độc lập của LC, Bình luận án lệ, Tạp chí Khoa học pháp lý số 3(115)/2018, ngày duyệt đăng 25/03/2018

tế không phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã ký kết, do vậy, Dahan đã đệ đơn xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và được Chánh án Tòa thương mại chấp thuận. Trong thực tế, việc thanh toán cho người thụ hưởng số tiền theo giá trị đòi tiền của bộ chứng từ. Công ty Dahan đã khởi kiện Ngân hàng bồi thường thiệt hại: Yêu cầu Ngân hàng phải bồi thường cho Dahan một khoản tiền bằng 2/3 khoản tiền mà Confex có thể phải gánh chịu trong vụ kiện mà Dahan đã tiến hành đối với Công ty Confex (khởi kiện theo HĐMBHH do hàng hóa được giao khơng phù hợp). Tịa phúc thẩm có quan điểm cho rằng Ngân hàng khơng được tự mình quyết định và có quyền kháng cáo để phản đối biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Tòa án đưa ra nhận định và phán quyết như sau: Tòa án tối cao tại Pháp viện dẫn Điều 1134 BLDS và Điều 3 UCP, cho rằng: Trên cơ sở sự độc lập của LC so với hợp đồng cơ sở, biện pháp khẩn cấp tạm thời do người yêu cầu phát hành tín dụng thư khơng thể cản trở Ngân hàng thực hiện cam kết trực tiếp và không hủy ngang đã xác lập với người thụ hưởng.

Quan điểm của người viết về nhận định và phán quyết của Tòa án: Trong phán quyết tại Tòa án sơ thẩm, Tòa án cho rằng cơ sở để áp dụng biện pháp khẩn cấp - yêu cầu Ngân hàng tạm ngừng thanh toán theo LC - là do hàng hóa được giao khơng phù hợp với đơn đặt hàng. Điều này là khơng có căn cứ bởi Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ theo cơ sở quy định tại LC. Mặc dù hàng hóa giao khơng đúng với đơn đặt hàng, điều này không thể chứng minh bộ chứng từ được giao là giả mạo bởi có thể trong LC đã khơng quy định có chứng từ là chứng nhận chất lượng, hoặc chứng nhận chất lượng không được quy định rõ về nội dung mà chỉ được quy định về số lượng. Do việc phát hành LC với những điều kiện khuyết thiếu dẫn đến việc bộ chứng từ được xuất trình khơng thể hiện được rõ phẩm chất của hàng hóa chứ khơng phải là do chứng từ bị giả mạo hoặc có dấu hiệu của giả mạo, Ngân hàng không thể ngừng việc tiến hành thanh tốn do bộ chứng từ phù hợp vs LC.

Tịa Phúc thẩm đưa ra quan điểm, biện pháp khẩn cấp có thể được áp dụng, tuy nhiên, không thể ngăn cản việc thực hiện cam kết theo LC. Như vậy, Tòa án ở vụ tranh chấp này cũng có quan điểm cho rằng LC độc lập so với Hợp đồng cơ sở, do

người u cầu phát hành LC khơng có nghĩa vụ trực tiếp trong cam kết LC, do đó, yêu cầu về biện pháp khẩn cấp của họ không thể tác động tới LC – làm Ngân hàng tạm ngừng việc thanh toán.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w