Vụ tranh chấp giữa Laudisi và American Exchange Nat Bank

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 51 - 53)

2.1. Thực tiễn áp dụng Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng trên thế giới

2.1.2. Vụ tranh chấp giữa Laudisi và American Exchange Nat Bank

Vụ tranh chấp giữa Nguyên đơn Laudisi và Bị đơn American Exchange Nat Bank liên quan đến thư tín dụng được phát hành theo đề nghị của nguyên đơn và bị đơn.

Nội dung của vụ tranh chấp như sau: Nguyên đơn đang kinh doanh ở thành phố New York và mua một lượng nho Alicante Bouchez được vận chuyển từ California. Lựa chọn phương thức thanh tốn là LC, theo đó hối phiếu về giá mua nho sẽ được bị đơn trả tiền khi xuất trình kèm theo một số tài liệu. Nho đã được vận chuyển cho nguyên đơn từ California để thực hiện hợp đồng này với mục đích thực hiện hợp đồng và một hối phiếu cho giá mua của hợp đồng đó đã được bị đơn thanh tốn vào tài khoản của nguyên đơn ngay khi tài liệu u cầu được xuất trình. Sau đó ngun đơn thơng báo rằng số nho được vận chuyển có chất lượng kém hơn nhiều so với số chất lượng đã thỏa thuận trong HĐMBHH và các tài liệu do nhà cung cấp xuất trình khơng tn theo thư tín dụng được phát hành theo LC. Nguyên đơn yêu cầu ngừng việc thanh toán của Ngân hàng (bị đơn) đối với người thụ hưởng.

Tòa án đưa ra nhận định như sau: Trước khi bị đơn thanh toán hối phiếu, nguyên đơn đã thông báo rằng nho không tuân thủ các yêu cầu của hợp đồng và yêu

cầu khơng thanh tốn hối phiếu. Ngun đơn cho rằng việc này sẽ ảnh hưởng đến mới quan hệ và quyền lợi của các bên và vẫn thanh toán hối phiếu. Tuy nhiên điều này không đúng. LC đã được phát hành là không thể hủy ngang và độc lập với HĐMBHH giữa nguyên đơn và bên bán.

Câu hỏi giữa khách hàng và nhà cung cấp là liệu hàng hóa có tuân thủ hợp đồng hay khơng và nếu họ khơng tn theo hợp đồng thì người bán hàng có quyền hành động thích hợp hay khơng. Câu hỏi giữa khách hàng và ngân hàng phát hành thư tín dụng là liệu các chứng từ xuất trình cùng với hối phiếu có đáp ứng các yêu cầu cụ thể hay khơng và nếu có, nói về những điều kiện tồn tại trong trường hợp này, ngân hàng có quyền thanh tốn hối phiếu bất kể đó có thể là khuyết tật của hàng hố có đã được vận chuyển. Ngân hàng khơng có nghĩa vụ phải chịu gánh nặng của một cuộc tranh cãi giữa người bán và người mua và phải chịu trách nhiệm lập ra một cái cớ để khơng thanh tốn hối phiếu mà phiên bản của người bán là phiên bản chính xác.

Quan điểm của người viết về nhận định của Tòa án: Trong vụ việc này, Tòa án đưa ra một quan điểm khác so với vụ tranh chấp tại mục 2.1.1: Tòa án cho rằng nếu giữa người mua và người bán có sự bất đồng về hàng hóa thực tế được giao không đúng với quy định và chứng từ xuất trình, thì họ nên tiến hành khởi kiện trên cơ sở của hợp đồng chứ không phải thực hiện việc yêu cầu của Ngân hàng tạm ngừng việc thanh tốn. Tịa án cho rằng Ngân hàng đã làm đến mức “cần mẫn một cách hợp lý” trong việc xác định bộ chứng từ là phù hợp thì họ khơng cần và khơng nên bị ràng buộc vào cuộc tranh cãi giữa người bán và người mua. Điều này thể hiện một quan điểm khác trong việc nhìn nhận nguyên tắc độc lập của thư tín dụng so với vụ tranh chấp tại mục 2.1.1 bởi Tòa án thừa nhận việc LC và Hợp đồng cơ sở tồn tại độc lập. Việc thanh toán vẫn sẽ được Ngân hàng thực hiện theo đúng cam kết theo LC và Người mua nếu có khiếu nại sẽ khiếu nại trên cơ sở hợp đồng cơ sở.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc độc lập của Thư tín dụng: Thực tiễn và Kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w