- Kết quả sau tái lập tỉnh.
3.1.1. Sự cần thiết khách quan đởi mới mơ hình tở chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính
động của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh Hưng Yên
Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, đã được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Xây dựng nhà nước pháp quyền địi hỏi mọi hoạt động hành chính nhà nước phải được tiến hành dựa vào các căn cứ pháp lý, được thực hiện trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, không can thiệp vào đời sống dân sự khi khơng có những căn cứ pháp lý.
Từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quy luật kinh tế thị trường được tôn trọng như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu… đòi hỏi các cơ quan nhà nước nói chung phải tạo lập được mơi trường pháp lý ổn định, an toàn bảo đảm để các tổ chức kinh tế tự do kinh doanh vì mục tiêu kinh tế của mình. Các cơ quan nhà nước khơng can thiệp vào hoạt động kinh tế, kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau, mà chỉ như là “người cầm cương” bảo đảm an toàn cho hoạt động của các doanh nghiệp theo đúng pháp luật.
Trong những năm qua nền hành chính nhà nước ở nước ta tuy có những cải cách nhất định, nhưng thường vẫn bị phê phán mạnh mẽ về những yếu
kém. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, kém năng động, ơm đồm cơng việc, có q nhiều chức năng, nhiệm vụ, can thiệp nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ xã hội; tình trạng tham nhũng phát triển mạnh trong các cơ quan cơng quyền, tình trạng mất dân chủ, chun quyền, độc đốn nảy sinh. Thực trạng này địi hỏi phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, trong đó có Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Cần nghiên cứu và giải quyết dứt điểm mơ hình tổ chức chính quyền hầu như như nhau ở tất cả các loại đơn vị hành chính đã tạo ra một hệ thống bộ máy chính quyền rập khn, cứng nhắc, khơng phân biệt được sự khác nhau trong tổ chức quyền lực và quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và đô thị, miền núi, hải đảo chứ không thể tổ chức như nhau trong khi giữa các địa bàn này có nhiều khác nhau về điều kiện kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng, nhất là thành phố trực thuộc trung ương cịn có vị trì, vai trị của một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học… có ảnh hưởng đối với cả một vùng, cũng như đối với cả nước; đánh đồng vai trò, chức năng của tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương, huyện với quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, xã với phường, thị trấn.
Cải cách hành chính ở từng địa phương có những bước đi, lộ trình, trọng điểm khơng giống nhau. Nhưng nhìn chung đều có xu hướng tinh giảm cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, năng động, hiện đại hố nền hành chính, tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ, cơng chức, tăng cường phân cấp, mở rộng dân chủ…
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính từ năm 2001 - 2010 đã chỉ ra bốn nội dung cơ bản của cải cách hành chính là: cải cách thể chế hành chính; đổi mới bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, cải cách tài chính cơng; chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã chỉ ra sáu nhiệm vụ của chương trình tổng thể
cải cách hành chính là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính.
Từ thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên trong những năm qua cho thấy vẫn còn bộc lộ một số bất cập so với những yêu cầu của công cuộc đổi mới, tệ tham nhũng, quan liêu, hành dân vẫn là những bức xúc trong nhân dân, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nền hành chính. Do vậy, cần
Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thơng suốt, trong sach, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý; nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành, năng động, sáng tạo và năng lực dự báo, ứng phó, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh; tổ chức thực thi pháp luật và quản lý nhà nước mọi mặt của đời sống xã hội; thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền các cấp đi đôi với nâng cao chất lượng, gắn quyền hạn với trách nhiệm được giao. Xây dựng chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân [11, tr.60].
Như chúng ta đã biết chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hưng Yên qua một số năm gần đây như sau: năm 2006 đứng thứ 16 (thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng), năm 2007 đứng thứ 26, năm 2008 đứng thứ 20, năm 2009 đứng thứ 24, năm 2010 đứng thứ 61, năm 2011 đứng thứ 33. Và với Hưng Yên qua các năm này thì nhiều chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh thấp như: Chi phí thời gian, tính minh bạch, thiết chế pháp lý… đạt thấp. Điều đó cho thấy thủ tục hành chính, tính cơng khai, minh bạch và các thiết chế pháp lý của chúng ta cịn rườm rà, chưa rõ ràng, gây khó khăn cho cơng dân và tổ chức trong việc thực hiện các giao dịch của mình. Vì vậy, cần phải:
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, giảm và bải bỏ các loại thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và cơng
dân. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cán bộ, công chức; tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ [11, tr.60].
Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, kể cả một số cán bộ, đảng viên cao cấp thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống; né tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. Một số cán bộ, công chức nhà nước chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo chủ yếu nhất cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Quan hệ giữa họ với nhân dân thậm chí cịn mang dấu ấn cai trị theo kiểu ban phát, thiếu bình đẳng, thiếu tơn trọng. Từ đó dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị, chuẩn mực đích thực của người cán bộ. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay chưa ngang tầm với nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế, quốc tế; chưa thực sự tương xứng với mục tiêu “xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước vừa có trình độ chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp cao vừa giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy, cơng tâm, vừa có đạo đức liêm khiết khi thừa hành cơng vụ” [13, tr.132].
Như vậy, chính nhu cầu cuộc sống xã hội đặt ra buộc chúng ta phải đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng trong đó có Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhằm xây dựng bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, năng động, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng, thích nghi mọi thay đổi, phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.