Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 45 - 52)

- Kết quả sau tái lập tỉnh.

2.2.1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên

huyện ở tỉnh Hưng Yên

Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện ở tỉnh Hưng Yên theo đúng các quy định của pháp luật.

Về mặt pháp lý, Uỷ ban nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện bầu ra tại phiên họp đầu tiên của khoá mới.

Thành phần của Uỷ ban nhân dân có Chủ tịch, các Phó chủ tịch, các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên khác không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Việc quy định Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân là vấn đề có ý nghĩa chính trị bảo đảm đúng bản chất của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương. Mặt khác, thông qua Chủ tịch Uỷ ban nhân dân mà mọi quyết sách của Hội đồng nhân dân nhanh chóng được thực hiện, đồng thời phản ánh mối liên hệ tương quan quyền lực giữa Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Kết quả bầu các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn. Điều này đảm bảo sự thống nhất của hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời nhằm nêu cao vai trị vị trí của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 so với Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp năm 1994 có quy định bổ sung: Trong nhiệm kỳ nếu khuyết chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch Uỷ ban nhân dân để kỳ họp Hội đồng nhân dân bầu. Người được bầu giữ chức Chủ tịch Uỷ ban nhân dân không nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc quy định như vậy theo tơi có tính chất tình thế, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Trên cơ sở các quy định có tính ngun tắc của Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) về vai trị, vị trí của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 tiếp tục theo hướng đề cao vai trò của người đứng đầu Uỷ ban nhân dân huyện, thể hiện ở các quy định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền đình chỉ

Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp xã và đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp bãi bỏ; có quyền đình chỉ việc thực hiện hoặc bãi bỏ văn bản của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, văn bản của Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã; phê chuẩn kết quả bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Các quy định này nhằm tạo ra một hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề có tính tác nghiệp cao trong hoạt động hành chính nhà nước, tránh cho việc họp hành nhiều gây chậm trễ trong việc giải quyết các cơng việc hành chính. Thực chất đây là một bước đổi mới tổ chức bộ máy hành chính nhằm xây dựng bộ máy hành chính thống nhất, vững mạnh.

Theo quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003; Uỷ ban nhân dân huyện thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện như: chương trình làm việc của Uỷ ban nhân dân, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân…

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên Uỷ ban nhân dân khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân theo sự phân công của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có quyền ra các Quyết định và Chỉ thị cá biệt cụ thể để điều hành việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, ở khía cạnh này Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là nhà hành chính.

Như vậy, Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng.

Tuy Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đã tăng cường quyền hạn cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nhưng theo tơi đây cũng

chưa thực sự thích hợp với hoạt động hành chính nhà nước và yêu cầu tính quyết đốn trong điều hành, giải quyết các cơng việc có tác nghiệp và hướng nâng cao trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính các quy định này của pháp luật và thực tiễn hoạt động của Uỷ ban nhân dân đã làm cho bộ máy hành chính ít nhiều cồng kềnh, chưa tập trung việc thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội diễn ra ở địa phương, chưa tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng sản xuất kinh doanh. Đây là vấn đề lớn, tồn tại từ thời nền kinh tế tập trung, bao cấp còn chưa được giải quyết triệt để, cần được giải quyết dứt điểm.

Thành phần cơ cấu của Uỷ ban nhân dân cũng có những thay đổi qua các giai đoạn.

Cơ cấu, thành phần Uỷ ban nhân dân hiện nay theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, thành phần Uỷ ban nhân dân huyện có từ 7 - 9 thành viên.

Thực hiện Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, thành phần Uỷ ban nhân dân cấp huyện ở Hưng Yên có 7 thành viên gồm Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 04 uỷ viên là Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (Trưởng phịng Tài ngun - Mơi trường hoặc Trưởng phịng Nơng Nghiệp và Phát triển nông thôn), Chánh thanh tra, Trưởng công an, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự.

Thành viên Uỷ ban nhân dân đều có trình độ chun mơn là đại học và phần lớn đã tốt nghiệp cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. Việc phân cơng giữa các thành viên Uỷ ban nhân dân được xác định như sau:

Trên cơ sở Điều 127 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại Hưng Yên, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo, điều hành công việc của Uỷ ban nhân

dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình do pháp luật quy định, cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Giữ mối quan hệ với Huyện uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện và các ban, ngành, đồn thể, các xã, thị trấn.

Phó chủ tịch phụ trách kinh tế cùng với Chủ tịch điều hành các công việc hàng ngày của Uỷ ban nhân dân, thay mặt Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện giải quyết các công việc, ký các văn bản khi Chủ tịch vắng mặt dài ngày hoặc theo sự uỷ quyền của Chủ tịch; được phân công chỉ đạo và giải quyết các công việc thuộc khối kinh tế gồm các lĩnh vực: kinh tế, xây dựng, cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp, tài chính, nơng nghiệp & phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; quản lý công tác khoa học công nghệ, nhà đất, tài nguyên mơi trường, đền bù giải phóng mặt bằng, tiếp dân, xét và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Trực tiếp phụ trách Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

Phó chủ tịch phụ trách văn xã: phụ trách khối văn hoá - xã hội, gồm các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn hố - thơng tin - thể thao, tơn giáo, dân số - gia đình và trẻ em, lao động, thương binh và xã hội và các lĩnh vực xã hội khác.

Các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân khác chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cùng chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước cấp trên. Có trách nhiệm tham gia đóng góp những nội dung các chương trình, báo cáo được trình tại phiên họp của Uỷ ban nhân dân.

Như vậy, không phải những người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân đều là thành viên của Uỷ ban nhân dân.

Quy định về thành phần của Uỷ ban nhân dân và thực tiễn như vậy, theo tôi chưa thật hợp lý, lơ gíc nếu so sánh với các quy định thành phần của

Chính phủ. Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất với thành phần gồm Thủ tướng, các Phó thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Như vậy, tất cả những người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực đều là thành viên của Chính phủ trừ những người là Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Với thành phần đầy đủ như vậy mới tạo thành cơ quan hành chính thẩm quyền chung thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tất cả các ngành, các lĩnh vực. Trong khi đó, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các cấp) thì khơng phải tất cả các thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân đều là thành viên Uỷ ban nhân dân. Mặt khác sự khơng hợp lý cịn được thể hiện ở chỗ việc quy định thành phần Uỷ ban nhân dân như hiện nay đã không xuất phát từ nguyên lý chung của tổ chức chính quyền là: nhân dân bầu ra các đại biểu của mình, cơ quan đại biểu bầu ra cơ quan chấp hành, mỗi uỷ viên của cơ quan chấp hành phải chịu trách nhiệm một mảng chuyên môn. Việc quy định không phải mọi thủ trưởng cơ quan chuyên môn đều là thành viên Uỷ ban nhân dân tất yếu dẫn đến tình trạng là Uỷ ban nhân dân cũng khó nắm hết được hoạt động thực tế của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. Thực tiễn lại cũng chỉ ra rằng các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân là thủ trưởng cơ quan chun mơn thuộc Uỷ ban nhân dân thì cũng chỉ quan tâm, nắm được các cơng việc do mình phụ trách mà ít quan tâm, thậm chí khơng quan tâm đến cơng việc chung của Uỷ ban nhân dân khi giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên môn của các cơ quan chuyên môn khác.

Hiện nay, về tổ chức của Uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng như Uỷ ban nhân dân các cấp không chỉ riêng ở Hưng Yên, mà ở cả các địa phương khác đang hiện diện, tồn tại một thiết chế khơng chính thức “Thường trực Uỷ ban nhân dân” gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, có thể có cả Uỷ viên Uỷ ban nhân dân là Chánh văn phịng. Bộ phận này khơng được pháp luật quy định, nhưng

trên thực tế lại trở thành một thể chế gần như quyết định mọi vấn đề đối với hoạt động của Uỷ ban nhân dân huyện. Thường trực Uỷ ban nhân dân được hình thành để chỉ đạo công việc hàng ngày, chuẩn bị các vấn đề quan trọng thuộc nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban nhân dân để Uỷ ban nhân dân quyết định. Nhưng khơng ít những trường hợp có vấn đề “thường trực” cho ý kiến chỉ đạo và triển khai thực hiện sau đó mới đưa ra bàn bạc và quyết định ở tập thể Uỷ ban nhân dân. Về mặt pháp lý, “Thường trực” không là một cơ quan, một cấp quản lý, chỉ là một hình thức làm việc, khơng có quyền quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn Uỷ ban nhân dân, nhưng trên thực tế, cơ cấu này đóng vai trị quyết định, chi phối hoạt động của Uỷ ban nhân dân; còn Uỷ ban nhân dân họp bàn các vấn đề đơi khi lại mang tính hình thức. Rõ ràng là về mặt pháp lý và tổ chức thực tiễn còn rất nhiều bất cập về cơ cấu Uỷ ban nhân dân nói chung, Uỷ ban nhân dân huyện nói riêng.

Như phần trên đã nêu, thành phần Uỷ ban nhân dân có Chủ tịch, các Phó chủ tịch, các Uỷ viên Uỷ ban nhân dân; nhưng Phó chủ tịch là những người thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch, đây cũng là một trong những mâu thuẫn, cơ quan làm việc theo chế độ tập thể thì việc phân cơng phải do cả tập thể đó quyết định chứ không phải cá nhân Chủ tịch, hơn nữa khi được phân cơng thì họ nhân danh ai, nhân danh Chủ tịch, hay tập thể Uỷ ban nhân dân? Họ có thể ra những quyết định gì, chịu trách nhiệm trước ai về các quyết định đó. Đây cũng là những hạn chế của pháp luật về tổ chức bộ máy chính quyền nước ta hiện nay.

Theo tơi mơ hình tổ chức Uỷ ban nhân dân hiện nay và sự không đầy đủ của pháp luật về các vấn đề trên đó chính là những bất cập, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng tất cả những gì khơng rõ ràng về mặt pháp lý tất yếu sẽ dẫn đến vướng mắc trên thực tế trong giải quyết các mối quan hệ.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w