- Kết quả sau tái lập tỉnh.
3.2.6. Đẩy mạnh việc thực hiện cơngtác cải cách tài chính công
Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân sách, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trò chỉ đạo của ngân sách Trung ương; đồng thời phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo và trách nhiệm của địa phương và các ngành trong việc điều hành tài chính và ngân sách; bảo đảm quyền quyết định ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động xử lý các công việc ở địa phương; quyền quyết định của các bộ, sở, ban, ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự tốn được duyệt phù hợp với chế độ, chính sách.
Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan nhà nước, phân biệt cơ quan hành chính với đơn vị sự nghiệp. Đối với cơ quan hành chính, thơng qua việc thí điểm khốn biên chế và kinh phí hành chính, cần xác lập các tiêu chí, định mức hợp lý, sát thực tế để cải tiến việc xây dựng và phân bổ ngân sách. Tránh giao việc mà khơng giao kinh phí và ngược lại. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cần phát huy vai trò tự chủ, tạo điều kiện nâng cao khả năng tự trang trải kinh phí, tiến tới thực hiện chế độ tự quản tài chính. Bên cạnh đó, cần hồn thiện cơ chế quản lý phân cấp ngân sách, bảo đảm thống nhất nền tài chính quốc gia trên những lĩnh vực cơ bản, đồng thời, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương theo cơ chế khốn chi ngân sách hành chính. Kiểm sốt chặt chẽ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng, xóa bỏ tiêu cực trong lộ trình cấp phát vốn như hiện nay.
Tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện xã hội hoá trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hố, thơng tin, thể dục - thể thao…phù hợp với tình hình của từng địa phương.
KẾT LUẬN
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta và trong thời đại ngày nay, huyện luôn tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính lãnh thổ nhân tạo, là sự hợp thành của các đơn vị hành chính tự nhiên - các xã. Chính quyền cấp huyện là cấp trung gian, là cái gạch nối giữa chính quyền cấp tỉnh và chính quyền cấp xã.
Về tổ chức chính quyền huyện có thay đổi qua các thời kỳ, đã có thời kỳ chính quyền huyện là cấp chính quyền khơng hồn chỉnh, chỉ có Uỷ ban hành chính, khơng có Hội đồng nhân dân. Thực chất Uỷ ban hành chính huyện là một cơ quan hành chính được xây dựng trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của nguyên tắc tản quyền, dần chuyển sang mơ hình chính quyền huyện là cấp chính quyền hồn chỉnh: có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, vừa thực hiện cơng việc có tính tự quản địa phương - thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vừa thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, vừa do chính quyền cấp tỉnh phân cấp. Tính chất đa chức năng của Uỷ ban nhân dân hiện nay cũng có những mâu thuẫn nhất định. Uỷ ban nhân dân hoạt động với các hình thức tập thể, qua sự lãnh đạo điều hành của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các thành viên Uỷ ban nhân dân, mặc dù pháp luật có xu hướng tăng quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân trong một số lĩnh vực, nhưng theo tôi chế độ làm việc này cũng không thật hợp lý và phù hợp với cơ quan hành chính nhà nước địi hỏi sự quyết đốn, nhanh chóng giải quyết các cơng việc phát sinh trong nền kinh tế thị trường.
Trong xu hướng cải cách nền hành chính nhà nước với mục tiêu xây dựng bộ máy hành chính ngày một gọn nhẹ, năng động có khả năng thích nghi đáp ứng u cầu của nền kinh tế thị trường và phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn, cần phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo hướng: Chính quyền huyện chỉ có cơ quan hành chính, chuyển cơ quan hành chính từ chế độ tập thể sang chế độ “Thủ trưởng hành chính”. Chủ tịch huyện trở thành Huyện trưởng, hoạt động theo chế độ thủ trưởng, giúp huyện trưởng có các Phó huyện trưởng, các cơ quan chun mơn của Uỷ ban nhân dân chỉ cịn lại chức năng tham mưu cho Huyện trưởng, là cơ quan chuyên môn hoạt động chuyên nghiệp.
Để đổi mới tổ chức hoạt động của Uỷ ban nhân dân cần phải áp dụng một cách đồng bộ các giải pháp:
Nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ Đảng đối với việc cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện nói chung, của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nói riêng. Chuẩn bị các nguồn lực cần thiết gồm: tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật….; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức theo các chức danh, có những đổi mới căn bản về thể chế chính quyền địa phương để mở đường cho đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính huyện, đẩy mạnh cơngtác nghiên cứu khoa học về tổ chức nhà nước, tổng kết thực tiễn làm căn cứ cho những đổi mới, cải cách tổ chức và hoạt động của các thiết chế hành chính địa phương, trong đó có Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Từng bước sửa đổi, bổ sung một số điều trong Hiến pháp, Luật liên quan nhằm mở đường cho việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.