BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Trên cở sở nghiên cứu quy định của một số tỉnh đồng bằng Sông Hồng về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện cho thấy về tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân ở các tỉnh này đều tuân thủ theo đúng quy định của Hiến pháp 1992, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 và các văn bản quy phạm phám luật khác. Đây là điểm không thể khác được trong tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp ở tất cả các địa phương trên tồn lãnh thổ Việt Nam vì tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp phải đúng pháp luật.
Tuy nhiên, trên thực tế việc vận dụng các quy định của pháp luật ở mỗi địa phương lại có những điểm khác nhau. Ví dụ tại tỉnh Bắc Ninh theo quy định tại Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì các cơ quan chun mơn của Ủy ban nhân dân huyện được tổ chức thống nhất gồm các phịng như: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Tài ngun - Mơi trường. Lao động, Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra, Văn hóa và Thơng tin, Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Công thương. Nhưng với định hướng phát triển của tỉnh xây dựng huyện Từ Sơn trở thành thị xã, tại Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 06/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Ninh quy định tại Điều 1, Khoản 3 thì các cơ quan chuyên môn được tổ chức riêng ở thành phố Bắc Ninh và
huyện Từ Sơn gồm: Phịng Kinh tế và Phịng Quản lý đơ thị. Như vậy, các cơ quan chuyên môn tại Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn khơng có phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, phịng Cơng thương mà thay vào đấy là Phòng Kinh tế và Phịng Quản lý đơ thị. Việc quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn này của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh đối với huyện Từ Sơn đã đáp ứng được u cầu, địi hỏi của một huyện có tốc độ phát triển nhanh về xây dựng đơ thị và cơng nghiệp, nó đáp ứng u cầu quản lý nhà nước về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ở Hưng Yên mặc dù Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định xây dựng thị xã Phố Nối vào năm 2010; Tuy nhiên, tỉnh Hưng Yên đã không thành lập phịng Quản lý đơ thị ở huyện Mỹ Hào như ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Mặc dù ở thời điểm đó huyện Mỹ Hào có tốc độ phát triển cơng nghiệp, đô thị nhanh với 4 khu công nghiệp tập trung, trên 100 doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn và với 2 khu đô thị với quy mơ trên 500ha đang hình thành.
Về vấn đề cải thiện môi trường cạnh tranh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Bắc Ninh rất chú trọng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bằng một loạt các giải pháp như: nâng cao năng lực nhận thức và gắn với trách nhiệm người đứng đầu; thường xuyên đánh giá hiệu quả của việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thơng”, kế hoạch cải cách hành chính; chỉ số về tính minh bạch… Do vậy, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bắc Ninh qua các năm được cải thiện đáng kể như: năm 2006 đứng thứ 22, năm 2007 đứng thứ 20, năm 2008 đứng thứ 16, năm 2009 đứng thứ 10, năm 2010 đứng thứ 6, năm 2011 đứng thứ 2. Trong khi đó chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hưng Yên qua các năm đó như sau: năm 2006 đứng thứ 16 (thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng), năm 2007 đứng thứ 26, năm 2008 đứng thứ 20, năm 2009 đứng thứ 24, năm 2010 đứng thứ 61, năm 2011 đứng thứ 33. Và với Hưng Yên qua
các năm này thì nhiều chỉ số thành phần của PCI thấp như: Chi phí thời gian, tính minh bạch, thiết chế pháp lý… đạt thấp. Tuy nhiên trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh với vấn đề này chưa quyết liệt, các cấp, các ngành chưa thực sự vào cuộc, cải cách hành chính chậm được đổi mới. Cùng vấn đề chỉ đạo nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thì ngày 26 tháng 4 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo bằng việc ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2010 Bắc Ninh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố); năm 2010 tỉnh Hưng Yên đứng thứ 61/63 tỉnh, thành phố trên cả nước thì Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên chỉ ra công văn số 422/UBND-KTN để chỉ đạo vấn đề này.
Trong đổi mới tổ chức hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp trước yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay thì vai trị, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước là vơ cùng quan trọng, nó quyết định sự thành hay bại của tiến trình này. Ở tỉnh Bắc Ninh việc quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị rất được coi trọng và đây cũng là chìa khóa cho sự thành cơng của tỉnh Bắc Ninh trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm vừa qua và đặc biệt là kết quả về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả điều hành của bộ máy chính quyền các cấp bằng việc ban hành các văn bản như: Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao; Quyết định 75/2011/QĐ-UBND ngày 27/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong việc xây dựng đề án, báo cáo, tờ trình để trình tại các kỳ họp của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Ninh. Điều này tại tỉnh Hưng Yên chưa có quy định cụ thể về chế độ trách nhiệm này mà chỉ là việc thực hiện Nghị định 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, cơng vụ chưa có sự thể chế hóa cụ thể và theo đặc thù của tỉnh.
Ở tỉnh Vĩnh Phúc việc chỉ đạo thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 có nhiều điểm mới mà các tỉnh khác cần phải học tập để chỉ đạo công tác cải cách hành chính ở địa phương mình đó là cơng tác thơng tin, tun truyền; Vĩnh Phúc đã xây dựng các kế hoạch tuyên truyền theo quy định, bàn hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện theo quy định của Ban chỉ đạo cải cách hành chính Trung ương, Bộ nội vụ. Tuy nhiên, điểm mới của Vĩnh Phúc thực hiện đó là tỉnh này đã đưa nội dung tuyên truyền cải cách hành chính vào loại hình sân khấu hóa tại các cuộc thi của Cơng đồn viên chức tỉnh năm 2006, của Đoàn thanh niên khối cơ quan dân chính đảng tỉnh năm 2008, của Tỉnh đoàn năm 2010; tổ chức tọa đàm, hội thảo như Sở Nội vụ tổ chức năm 2007, 2009, tỉnh đoàn tổ chức năm 2008, Cơng đồn viên chức tỉnh tổ chức hội thảo năm 2009…. Điều đặc biệt ở Vĩnh Phúc là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành quyết định số 4721/QĐ-CT ngày 22/12/2008 về việc ban hành quy định tiêu chí đánh giá, xếp loại bộ phận một cửa cấp xã và Quyết định số 1429/QĐ-CT ngày 01/6/2010 bàn hành quy định tạm thời tiêu chí đánh giá bộ phận một cửa cấp huyện, giúp các địa phương có căn cứ khoa học để đánh giá việc cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, từ đó tự đánh giá rút kinh nghiệm những tồn tại, khiếm khuyết của mình để thực hiện tốt hơn. Điều này ở tỉnh Hưng n chưa và khơng thực hiện được, chính vì vậy đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cải cách hành chính ở Hưng n cịn diễn ra chậm chạp hơn so
với các tỉnh trong khu vực và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hưng Yên luôn thấp hơn của Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.
Về thực hiện cơ một cửa liên thông, năm 2007 ở Vĩnh Phúc đã bắt đầu thí điểm phê duyệt đề án một cửa liên thông lĩnh vực đất đai từ Ủy ban nhân dân cấp xã lên Ủy ban nhân dân cấp huyện đổi với Ủy ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên và đến năm 2009 tỉnh này đã triển khai trên toàn bộ 9 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh. Tháng 7/2010 tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo thí điểm áp dụng mơ hình một cửa liên thơng hiện đại ở Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên. Đây là điểm mạnh của Vĩnh Phúc mà Hưng Yên cần học hỏi trong quá trình đổi mới và phát triển của mình khi mà tỉnh bạn đã triển khai thực hiện mơ hình một của liên thơng hiện đại mà tại Hưng n mơ hình một cửa vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh và hiệu quả.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm đó là:
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung và Ủy ban nhân dân nói riêng; tinh thần, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ công chức khi thực thi công vụ.
- Cần có sự quy định rõ ràng về chế độ chịu trách nhiệm, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong khi thực thi nhiệm vụ, công vụ. Thực hiện có hiệu quả cơ chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
- Cần có sự phân cơng, phân cấp rành mạch, rõ ràng giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân huyện trong các lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, đất đai, tổ chức, sử dụng cán bộ, cơng chức… để phát huy tính năng động, chủ động và tự chủ của cấp dưới.
- Có chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng tài nhân tài rõ ràng, rộng mở và linh hoạt; tạo điều kiện tốt nhất về môi trường, điều kiện làm việc, sinh hoạt để cho họ làm việc, cống hiến.
- Mạnh dạn, sáng tạo vận dụng các quy định của Chính phủ, các bộ ngành vào điều kiện cụ thể của tỉnh, không áp dụng dập khn, máy móc. Các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khơng giống nhau sẽ có cơ chế về tổ chức và hoạt động khác nhau phù hợp với đặc thù của địa phương đó.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân và làm tăng tính dân chủ trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, thu hút được sự quan tâm của nhân dân đến các công việc của nhà nước và hoạt động của nền hành chính.
- Cơng tác cải cách hành chính cần được tiến hành đồng bộ, có sự phối hợp tốt và chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị mới có hiệu quả bởi có nhiều nội dung cơng việc khơng dừng lại ở phạm vi trách nhiệm giải quyết của một cơ quan, một đơn vị.
- Vai trò của người đứng đầu cơ quan có ảnh hưởng quyết định đến việc thành công của công tác cải cách hành chính ở mỗi cơ quan, đơn vị. Thực tế, ở cơ quan, địa phương nào người đứng đầu thực sự có quyết tâm và chỉ đạo quyết liệt thì cơng tác cải cách hành chính có hiệu quả thiết thực và ngược lại.
- Để thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính ngồi sự nỗ lực, quyết tâm của các cơ quan trong hệ thống chính trị, vai trị của nhân dân, doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Sự tham gia dưới góc độ giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, cơng chức tác dụng rất tích cực trong việc hoàn thiện tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện cải cách hành chính phải tiến hành đồng bộ với nhiều nội dung, trong đó cải cách về con người là quan trọng do cán bộ, công chức là người triển khai thực hiện cụ thể chính sách, pháp luật, là người giao dịch trực tiếp với nhân dân. Vì vậy, cần đẩy mạnh cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ, công chức kết hợp
với tự tu dưỡng, rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tăng cường ý thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức.
- Để thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính cần phải có lộ trình, kế hoạch triển khai cụ thể, rõ ràng và khả thi những nội dung có tác động mạnh đến cải cách hành chính. Chú trọng phát huy vai trị cơng tác tuyên truyền nhằm phát huy sức mạnh tổng thể mọi nguồn lực của xã hội. Thường xuyên quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đáng giá rút kinh nghiệm ở từng giai đoạn để triển khai thực hiện tốt hơn ở giai đoạn sau.
Chương 2