Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức Đẩy mạnh đào tạo, bồ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 96 - 100)

- Kết quả sau tái lập tỉnh.

3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và tinh thần trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức Đẩy mạnh đào tạo, bồ

nhiệm, đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo chức danh; đẩy mạnh tin học hóa trong quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng “chính quyền điện tử”

Nghị quyết Trung ương 3, khóa VIII, nhận định:

Một bộ phận cán bộ thối hóa biến chất về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, lãng phí của cơng; quan liêu, ức hiếp dân, gia trưởng độc đốn, có tham vọng cá nhân, cục bộ, kèn cựa địa vị, cơ hội, kém ý thức tổ chức kỷ luật, phát ngôn và làm việc tùy tiện, gây mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng [14, tr.68].

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và tiến hành cải cách hành chính nhà nước, vai trị đạo đức

cơng vụ là hết sức quan trọng. Do đó, nhà nước ta cần từng bước xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức - pháp lý cho hành vi của công chức trong hoạt động cơng vụ. Tuy chưa có đạo luật quy định về đạo đức công chức, nhưng đạo đức cán bộ, công chức đã được quy định, cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như: Luật công chức, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật khiếu nại, tố cáo… Ngay từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề phải làm sao cho tất cả cán bộ, cơng chức từ Chính phủ đến làng xã đều là cơng bộc của nhân dân, đều phải tận tụy phục vụ nhân dân. Người luôn nhấn mạnh và khẳng định, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, của người cán bộ, cơng chức và địi hỏi mỗi người, nhất là người cán bộ cách mạng, phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc:

cũng như sơng có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân và mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân [36, tr.252-253].

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên đại bàn tỉnh đạt hiệu quả cao, khuyến khích được người có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về tỉnh cơng tác, cũng như khuyến khích cán bộ, cơng chức, viên chức học tập nâng cao trình độ chun mơng nghiệp vụ cần:

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Từ đó thống nhất trong cơng tác chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức trong

tồn tỉnh. Qn triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập của cán bộ, công chức; xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ quy định cho các ngạch, chức danh lãnh đạo, quản lý; học tập, rèn luyện để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công vụ được giao. Các cấp, các ngành tạo điều kiện và hỗ trợ cho cán bộ, công chức được trang bị các kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với bố trí, sử dụng sau đào tạo và phải theo chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ trong từng thời kỳ; xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu có năng lực đề xuất, xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, mỗi địa phương, đơn vị xây dựng chiến lược và quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức của địa phương, đơn vị mình. Cần xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ có trình độ sau đại học ở trong và ngoài nước; quy hoạch đào tạo lý luận chính trị. Thực hiện các đợt bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng tối thiểu bắt buộc hàng năm đối với cán bộ, công chức.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng có đủ năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trang bị kỹ năng, phương pháp điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, nhất là các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố. Xây dựng đội ngũ giảng viên có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận, kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm quản lý nhà nước. Tăng cường xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, giảng viên kiêm chức. Đồng thời, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố.

Rà sốt cơ chế, chính sách hiện hành về hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới đáp ứng u cầu của cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách của tỉnh. Đồng thời tăng cường đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng cán bộ, cơng chức, lựa chọn đúng những ứng viên có năng lực làm việc. Cải tiến công tác đánh giá cán bộ, công chức theo hướng gắn với chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Đẩy nhanh quá trình cải tiến lề lối làm việc, xây dựng nền hành chính hiện đại, cơng khai, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu của công dân và tổ chức. Chỉ đạo cải tiến và chuẩn hóa quy trình cơng việc liên quan đến các hoạt động nội bộ, giao dịch với các cơ quan hành chính Nhà nước và với các cá nhân, tổ chức trên mơi trường mạng. Cơng khai quy trình, thủ tục giải quyết công việc, các loại giấy tờ, mẫu biểu cần thiết trên trang thông tin điện tử của đơn vị, từng bước xây dựng, hình thành hệ thống thơng tin chăm sóc "khách hàng" là cơng dân và tổ chức theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp. Khi triển khai các ứng dụng tin học hóa phải gắn liền với cơng tác cải cách hành chính, cụ thể là phải cải cách hành chính trước rồi mới xây dựng ứng dụng tin học hóa theo hướng đã cải cách, nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí.

Tăng cường sử dụng văn bản điện tử thay thế cho các văn bản giấy trong quản lý, chỉ đạo, điều hành. Trong trường hợp bắt buộc phát hành văn bản giấy, trừ những văn bản mật, ngoài việc gửi văn bản tới nơi nhận theo phương pháp truyền thống (qua đường bưu điện), phải gửi văn bản điện tử có nội dung tương ứng với văn bản giấy đã được ban hành chính thức. Tăng cường sử dụng các phần mềm ứng dụng để thuận tiện trong việc quản lý, điều

hành, tác nghiệp, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin. Khuyến khích xây dựng các ứng dụng mang tính khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý hành chính Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w