Phát huy vai trị tự chủ của chính quyền địa phương và áp dụng chế độ thủ trưởng hành chính thay

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 93 - 96)

- Kết quả sau tái lập tỉnh.

3.2.4. Phát huy vai trị tự chủ của chính quyền địa phương và áp dụng chế độ thủ trưởng hành chính thay

phương và áp dụng chế độ thủ trưởng hành chính thay cho chế độ tập thể Ủy ban nhân dân. Mở rộng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao

Từ góc độ quyền lực nhà nước có thể nhận thấy nhà nước, các đơn vị lãnh thổ, các cơ quan chính quyền địa phương là những pháp nhân công quyền - là những chủ thể quản lý nhà nước trên địa bàn các đơn vị hành chính lãnh thổ, có đối tượng, phạm vi xác định, có chức năng nhiệm vụ quyền hạn

cụ thể. Do đó mỗi cấp chính quyền phải có quyền tự chủ, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các vấn đề thuộc chức năng nhiệm vụ của mình.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân dân cấp huyện nói riêng, chính quyền địa phương nói chung về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cần đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng: nhiệm vụ của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm tồn bộ, có thẩm quyền đầy đủ như: tự quyết định, tự chịu trách nhiệm đối với công việc được giao; không trùng lắp nhiệm vụ do Trung ương thực hiện với nhiệm vụ được giao cho địa phương thực hiện và cơng việc giữa các cấp của chính quyền trong phạm vi một địa phương…, nhằm tránh sự đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo, lẫn lộn, cản trở trong chỉ đạo, điều hành. Khi tạo sự chủ động cho chính quyền cấp dưới thì khơng hề làm giảm đi vai trị, trách nhiệm, thẩm quyền của chính quyền cấp trên mà nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền cấp trên là ban hành các quy định, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định của cấp dưới. Việc phân cấp quản lý cần dựa trên nguyên tắc thống nhất của nền hành chính quốc gia, bảo đảm tính chất của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đơn nhất, nhưng đề cao tính tự chủ của chính quyền địa phương trên nền tảng lợi thế so sánh, năng lực phát triển, tinh thần thi đua của các địa phương. Cần có luật về phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương. Trong đó quy định rõ những vấn đề chỉ trung ương mới có quyền quyết định, những vấn đề cấp chính quyền địa phương có quyền quyết định với đầy đủ quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng ơm đồm, giải quyết sự vụ của Chính phủ, của các bộ ngành Trung ương, chấm dứt cơ chế xin - cho và tình trạng ỷ lại, thụ động hoặc “xé rào” của địa phương.

Một vấn đề đang được được quan tâm trong cải cách hành chính ở nước ta là vấn đề phân cấp trong quản lý nhà nước. Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền trung ương nắm giữ cho

chính quyền địa phương các cấp một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dưới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động của chính quyền địa phương. Như vậy, vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của nhà nước pháp quyền, khơng có dân chủ thì khơng có nhà nước pháp quyền, khơng mở rộng quyền chủ động sáng tạo cho chính quyền địa phương thì khơng có nhà nước pháp quyền. Bởi vì chỉ có thể thơng qua những thiết chế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập được mơi trường thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát được hoạt động của Nhà nước. Hiện nay vấn đề phân cấp chúng ta đã đề ra, đã ban hành một số văn bản pháp luật về vấn đề này. Nhưng những quy định này cịn chung chung, khơng cụ thể, khơng rõ ràng, khơng nhất qn, cịn tản mạn. Cần nghiên cứu và ban hành một đạo luật chung hay một bộ luật chung về phân cấp quản lý giữa Trung ương với cấp tỉnh, giữa cấp tỉnh với cấp huyện và cấp xã đối với từng lĩnh vực một cách đầy đủ và triệt để. Để tăng cường tính chủ động, năng động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương, của mỗi tỉnh, thành phố cần phải phân định rõ và đầy đủ thẩm quyền cho địa phương, cho cấp dưới. Thực hiện nguyên tắc mà chúng ta đã từng đề ra từ lâu nhưng khơng thực hiện đúng là: việc gì, ở cấp nào có điều kiện và khả năng thực hiện tốt nhất thì phân giao đầy đủ quyền hạn và bảo đảm những điều kiện cần thiết cho cấp đó giải quyết. Cơ quan được phân giao thẩm quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các cơ quan chính quyền cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát nhưng không can thiệp, làm thay cấp dưới.

Thực hiện chế độ thủ trưởng cơ quan hành chính, có như vậy mới khắc phục được thiếu trách nhiệm, nạn họp hành và bảo đảm được tính nhanh nhạy, kịp thời của hoạt động hành chính nhà nước và hành chính tự quản. Hành pháp phải là cá nhân - đây là lý thuyết kinh điển của Montesquieu và cách làm của thế giới. Đương nhiên trong hoạt động phải kết hợp bàn bạc tập thể. Tuy

đây là nói về Chính phủ, nhưng ngun tắc này cũng được áp dụng với cơ quan hành chính địa phương.

Khi đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cần phải tính đến mức độ, phạm vi thẩm quyền và chế độ trách nhiệm của cá nhân trong mối tương quan với tập thể Ủy ban nhân dân, với Hội đồng nhân dân, với cơ quan nhà nước cấp trên và cấp dưới với cấp ủy để tạo nên sự phối kết hợp nhịp nhàng, ăn khớp, đồng bộ giữa các bộ phận một cách kỷ luật, kỷ cương, có hiệu lực, hiệu quả cao.

Khi cá nhân người đứng đầu có thẩm quyền càng cao thì càng dễ nảy sinh các căn bệnh như quan liêu, tham nhũng, độc đoán, chuyên quyền, chủ quan, tùy tiện… Do đó, tăng thẩm quyền trách nhiệm của người đứng đầu, phải đi đơi với tiếp tục hồn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, qua các hoạt động: thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính cấp trên; giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; kiểm tra của cấp ủy; giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và giám sát trực tiếp của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w