Đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 26 - 33)

huyện trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước

Uỷ ban nhân dân cấp huyện là một cấp cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Trước yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện cũng cần đổi mới phù hợp với tình hình hiện nay.

Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải góp phần đáp ứng mục tiêu tổng thể sau: Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực thi cơng vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công.

Từ mục tiêu tổng thể trên, cải cách hành chính nhà nước nhằm các mục tiêu cụ thể sau:

Một là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Hai là, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng, thơng thống, thuận lợi,

minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính.

Ba là, xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung

ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước.

Bốn là, bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo

vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước.

Năm là, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức có đủ phẩm

chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Cùng với các mục tiêu cụ thể trên, cả hệ thống chính quyền các cấp cần đẩy mạnh thực hiện 6 giải pháp cơ bản và cũng là 6 nhiệm vụ chủ yếu của tiến trình cải cách hành chính. Đó là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính.

Trong những nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trên, thì việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần tập trung vào một số nhiệm vụ có tính chất quan trọng sau đây:

Thứ nhất, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

phải đáp ứng yêu cầu cải cách thể chế hành chính.

Cải cách thể chế hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh cụ thể, rõ nét nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiệu lực hiệu quả hoạt động, kết quả, hiệu quả phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gắn liền với những địi hỏi của cải cách thể chế hành chính. Sau hơn 10 năm việc thực hiện cải cách hành chính

trên lĩnh vực thể chế đã đạt được những kết quả tiến bộ, quan trọng đáng ghi nhận. Trong những năm qua, thể chế tổ chức hoạt động của hệ thống hành chính được hồn thiện, tuy nhiên vẫn cịn tồn tại rất nhiều hạn chế. Trước yêu cầu của cải cách hành chính hiện nay, thì cải cách thể chế tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước nói chung và cải cách thể chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện nói riêng cần tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:

- Tiếp tục điều chỉnh mạnh mẽ hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính để phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường và dân chủ hóa đời sống xã hội.

- Đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, phát huy tính tự chủ, năng động của chính quyền địa phương các cấp, phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi cấp hành chính, mỗi loại hình đơn vị hành chính để phân cấp cho phù hợp.

- Đổi mới, hoàn thiện phương thức hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đảm bảo tốt tính thơng suốt, nhanh nhạy, kỷ cương trật tự thứ bậc trong tồn bộ hệ thống hành chính nhà nước. Phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân, tăng hiệu lực của các quyết định hành chính.

- Đổi mới thể chế quản lý cán bộ, cơng chức, tiếp tục hồn thiện cơ chế tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, chế độ đãi ngộ...nhằm nhanh chóng xây dựng được một đội ngũ cán bộ công chức nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, ngang tầm với cơng chức trong khu vực và thế giới, có đủ năng lực, phẩm chất để phục vụ nhân dân tốt hơn.

Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Hiện nay, cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Trong những năm qua, thủ tục hành chính đã có những tiến bộ nhất định, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn, thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực cịn rườm rà, phức tạp, thiếu công khai minh bạch; cơ chế "xin - cho" trong giải quyết các công việc của người dân và doành nghiệp vẫn đang tồn tại một cách khá phổ biến ở tất cả các cấp, các cơ quan trong bộ máy hành chính, là rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo kẽ hở cho nhũng nhiễu tiêu cực. Hiện nay vẫn đang tồn tại nhiều quy định ràng buộc một cách vô lý, làm trở ngại chậm trễ cho các hoạt động của doanh nghiệp cũng như gây khó khăn, phiền tối cho cuộc sống của người dân. Cơ chế "một cửa" tuy được triển khai rất rộng rãi nhưng nhiều nơi cịn mang nặng tính hình thức, chưa đi vào thực chất, chưa có chuyển biến thực sự về chất lượng trong việc giải quyết công việc của người dân với tinh thần phục vụ.

Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, cải cách thủ tục hành chính đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Tuy nhiên, trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 thì đây vẫn là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao tính chun nghiệp của bộ máy hành chính. Những thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp cần được cắt giảm và nâng cao chất lượng. Thủ tục hành chính được cải cách sẽ góp phần cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững.

Thứ ba, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

Việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện được thực hiện thơng qua việc tiến hành rà sốt về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện, trên cơ sở đó điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; chuyển giao những cơng việc mà cơ quan hành chính nhà nước khơng nên làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ đảm nhận; Đánh giá mơ hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền địa phương nhằm xác lập mơ hình tổ chức phù hợp; Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đảm bảo phục vụ tốt nhân dân;

Trong những nhiệm vụ cụ thể của cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp huyện nói trên thì một vấn đề gây bức xúc hiện nay là sự cần thiết phải thay đổi mơ hình quản lý nhà nước cho phù hợp. Trên thực tế thì mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân còn nhiều hạn chế. Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương chưa có sự đổi mới, cải cách đáng kể. Hệ thống chính quyền từ thành thị đến nơng thơn, miền núi hay hải đảo tuy đặc điểm khác nhau nhưng các quy định về tổ chức và hoạt động lại giống nhau. Đây là nguyên nhân làm hạn chế trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân các cấp. Vì vậy, mơ hình chính quyền địa phương hiện nay cần phải đổi mới, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương đó thì mới đảm bảo giải quyết cơng việc nhanh nhạy, hiệu lực, hiệu quả. Hiện còn thiếu những quy định pháp lý cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính, cũng như của từng

cán bộ, cơng chức. Việc khơng làm rõ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đang là một trở ngại lớn, làm hạn chế đáng kể kết quả phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các căn bệnh khác đang tồn tại và phát triển trong bộ máy Nhà nước ta hiện nay.

Thứ tư, đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện

phải gắn với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh việc cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước thì xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức đóng vai trị quan trọng. Bởi nếu thủ tục và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được cải cách phù hợp nhưng lực lượng thi hành công vụ không đáp ứng u cầu thì khơng phát huy được hết hiệu quả của sự cải cách đó. Yếu tố con người vẫn là quyết định khi đặt ra mục tiêu xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Với yêu cầu hiện nay, thì đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức phải đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, khơng chỉ có đủ trình độ và năng lực thi hành cơng vụ, phục vụ nhân dân mà cịn cần có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng. Bên cạnh đó thì các quy định pháp luật về cán bộ, cơng chức, viên chức cần được hồn thiện, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Để thực hiện mục tiêu này, các cấp chính quyền cần tập trung vào 2 giải pháp, cụ thể là đổi mới mạnh mẽ phương thức, nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ quá trình thực hiện công vụ. Phải xây dựng đề án cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức ở các cơ quan hành chính và tổ chức thí điểm cách tuyển chọn cán bộ các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp.

Thực tế cho thấy, khung cứng nhắc của nền hành chính hiện nay khơng có được sự nhanh nhạy, linh hoạt trước sự biến đổi của xã hội. Tuy đã có rất

nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực nhưng kết quả mang lại vẫn chưa phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đang phát triển, nền hành chính vẫn cịn sự trì trệ, chậm chạp. Sự trì trệ của nền hành chính thể hiện ở sự khơng tương xứng giữa địi hỏi xã hội và sự đáp ứng kịp thời của nền hành chính. Từ đó xuất hiện sự ách tắc, làm rào cản cho sự phát triển của xã hội. Những quyết sách kịp thời không được đưa ra để giải quyết những cơng việc địi hỏi phải có sự nhanh nhạy dẫn đến tình trạng việc tồn đọng nhiều hoặc được giải quyết nhưng hiệu quả không cao. Đặc biệt đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện thì yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động càng trở nên cấp thiết vì đây là cấp được giao nhiều quyền gắn với công dân. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, địi hỏi đội ngũ cán bộ, cơng chức, đặc biệt là cấp huyện phải có đủ năng lực thực hiện quản lý vĩ mơ, có sự xử lý linh hoạt trong quản lý, bao gồm cả việc được trao quyền quyết định cũng như đề cao trách nhiệm trong việc thực hiện, chấp hành các quyết định nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động hành chính đặt ra.

Cơng cuộc cải cách hành chính mà cụ thể là đổi mới tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau, đã góp phần tích cực, quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới và mở cửa, hội nhập. Tuy nhiên, những kết quả, tiến bộ đó mới chỉ là bước đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách kinh tế và dân chủ hóa đời sống xã hội. Nền hành chính nhà nước hiện đang tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém, lạc hậu, trì trệ, quan liêu, năng lực, hiệu lực, hiệu quả thấp...chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và xu thế mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay. Trong chặng đường tiếp theo của tiến trình cải cách hành chính, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được thực hiện thơng qua tiết kiệm chi phí hành chính, đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính; đề cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công

chức Uỷ ban nhân dân cấp huyện; coi trọng đánh giá thực lực cán bộ, công chức qua chất lượng công việc; điều chỉnh hoạt động của nền hành chính phù hợp với thực tế đòi hỏi của xã hội để đảm bảo Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực sự phát huy vai trò quản lý nhà nước của mình ở địa phương.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w