Hồn thiện hệ thống pháp luật về tở chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 91 - 92)

- Kết quả sau tái lập tỉnh.

3.2.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật về tở chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ chế kiểm soát quyền lực hữu hiệu

Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ chế kiểm sốt quyền lực hữu hiệu trong hoạt đợng của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Để phù hợp với tình hình thực tế hiện nay thì hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân các cấp nói chung và Ủy ban nhân dân cấp huyện nói riêng cần được hồn thiện với các quy định cụ thể tương ứng với từng địa phương, như trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, trình độ đội ngũ cán bộ, cơng chức. Chúng tôi cho rằng, cần xây dựng Luật về chính quyền địa phương các cấp, cụ thể là cấp huyện sẽ có Luật về chính quyền cấp huyện. Trong Luật này sẽ quy định rõ về cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, các mối quan hệ trong hệ thống chính trị, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Việc có các quy định chặt chẽ như vậy sẽ nâng cao giá trị pháp lý của các văn bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối với địa phương. Với mỗi địa phương có đặc điểm khác nhau thì trong Luật sẽ quy định rõ cụ thể các tiêu chuẩn phát triển phù hợp với từng vùng, miền. Tuy nhiên, để Luật đi vào thực hiện có hiệu quả thì các quy định trong Luật cần sát thực tế, gắn liền với các hoạt động của chính quyền cấp huyện.

Bên cạnh việc xây dựng Luật về chính quyền cấp huyện thì chúng tơi cho rằng cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay, những quy định pháp luật liên quan đến hoạt động của chính quyền địa phương chưa đồng bộ, chưa thực sự đề

cao trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, vì vậy đã làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Để khắc phục điều này, cần có khung pháp lý điều chỉnh việc thực hiện cơng vụ của cán bộ, cơng chức. Các quy định này sẽ góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chuyên môn, nâng cao ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Khi đã có khn khổ pháp lý điều chỉnh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thực hiện các kế hoạch thanh tra, kiểm tra công vụ theo các lĩnh vực với từng đối tượng chịu trách nhiệm cụ thể, trong đó tập trung vào các lĩnh vực còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân như: Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, công chứng, chứng thực…Việc thanh tra, kiểm tra công vụ phải làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức và của người lãnh đạo khi có tiêu cực xảy ra, các hình thức xử lý đối với người vi phạm, đồng thời phát hiện những quy định cịn bất cập, chồng chéo để có biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó, cần có các quy định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với cá nhân hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhằm khuyến khích, thúc đẩy họ tiếp tục làm tốt công việc.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân cấp huyện theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước ở tỉnh hưng yên (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w